ban-sao-cua-web-vbi-dieu-33-1652944543.png

Mới đây, Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố hình thức kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Lê Hải Trà - bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE).

Thông tin này khiến những người quen đều ngỡ ngàng và tiếc cho con đường sự nghiệp của ông, vì ông Trà là tài năng trẻ được đào tạo cơ bản và rất xuất sắc về kiến thức trong lĩnh vực của mình.

Sinh năm 1974, ông Lê Hải Trà gây ấn tượng với "bảng vàng" thành tích học tập và kinh nghiệm. Ông Trà có bằng Thạc sỹ Quản lý Công (MPA) với chuyên ngành kép Lãnh đạo và Phân tích thị trường tài chính từ đại học lừng danh Harvard Kennedy.

Lê Hải Trà cũng từng nhận được học bổng Hubert H. Humphrey danh tiếng của Bộ Ngoại giao Mỹ cho chương trình tu nghiệp về Quản trị Chiến lược và Tài chính tại Đại học Boston năm 2003.

Vậy học bổng Humphrey mà ông Lê Hải Trà từng đậu vào Boston University trước khi học ở Havard khó giành như thế nào?

Bài viết dưới đây của chuyên gia về du học sẽ nói rõ hơn về vấn đề này.

-------------------------

Nhân anh gì ở ủy ban chứng khoán vừa bị kỷ luật, thử tìm hiểu về học bổng Humphrey mà ảnh từng đậu vào Boston University trước khi ảnh học ở Havard rồi về nước.

Nói chung các ứng viên đã đậu được học bổng Hubert H Humphrey phải nói là loại rất giỏi chứ không phải là đùa đâu. Học bổng này sẽ cho học 1 năm ở Mỹ ở bất cứ đại học nào trong danh sách mà ứng viên apply thành công và họ nhận. Học bổng này của Bộ NG Mỹ mang tên thượng nghị sỹ Humphrey có từ 1978, rất danh giá.

Chi phí trả cho thoải con gà mái bao gồm học phí, lệ phí, nếu cần học tiếng Anh giỏi lên thì cho học trước khi qua cho oách hơn. Hàng tháng họ trả tiền trợ cấp ăn ở, rồi cũng cho 1 khoản trợ cấp khi mới qua ban đầu. Bảo hiểm tai nạn đau ốm trả luôn. Kèm theo tiền mua sách vở, tiền đi du lịch hội thảo hội nghị, tiền vé máy bay tới Mỹ khứ hồi, tiền mua máy tính.

Nghĩa là cứ việc qua học mà chả mất xu teng nào.

Muốn thi vào cái học bổng này, thì ứng viên cần TN đại học ở VN, tiếng Anh giỏi, hoạt động cộng đồng xuất sắc, có năng lực lãnh đạo và đã từng làm việc 5 năm.

Còn thi thì sẽ mất 5 vòng rất khắt khe. Đầu tiên là gởi đơn cho tòa đại sứ Mỹ sở tại để họ xét tuyển. Sau khi họ xét tuyển được những ai xuất sắc nhất thì sẽ gởi danh sách về Viện giáo dục quốc tế của Mỹ tại thủ đô Washington DC. Viện sẽ bò ra kiểm tra xét duyệt, ai mà lọt qua cửa này thì được chuyển hồ sơ tới Ủy ban đánh giá khu vực. Kế đó thì các Ủy ban Đánh giá Ứng viên họp tại Washington DC để xem xét các đề xuất từ ​​một khu vực cụ thể trên thế giới. Những chuyên gia xuất sắc nhất sẽ tham gia cuộc họp này để coi mòi thế nào.

Những ứng viên nào đã lọt qua 3 vòng trên thì hồ sơ sẽ chuyển tới để kiểm soát bởi Ủy ban J. William Fulbright Foreign Scholarship Board thuộc Quốc hội Mỹ. Cuối cùng thì mới là vòng chót, các bên liên quan phối hợp để điều phối việc học hành cụ thể của ứng viên xem ở trường nào, học ngành gì trong tổng thể các ngành họ cấp học bổng. Tổng cộng có chừng 19 ngành...

Cách đào tạo dạy dỗ các ứng viên đạt học bổng này của Mỹ cực kỳ hay. Họ sẽ cho học viên bên cạnh chương trình học được tham gia rất nhiều Hội thảo khác nhau để có cái nhìn và quan điểm của 1 nhà lãnh đạo toàn cầu. Chương trình học được chỉ định trong vòng 7-15 đại học hàng đầu ở Mỹ là chương trình mở, không bị ép buộc bởi các học phần cứng nhắc hay yêu cầu bằng cấp. Họ còn được tham gia vào Diễn đàn lãnh đạo tại Washington DC...

Tóm lại những ai đậu được học bổng này trên toàn cầu đều là siêu sao cao thủ.

Chỉ có điều siêu sao về có dùng học vấn giúp nhà, giúp dân, giúp nước hay chỉ làm sâu mọt ăn lủng lỗ chỗ thì hỏng bít lun.

Nguyễn Thị Bích Hậu