ho-so-nha-sang-nghiep-namihei-odaira-tu-song-gio-tao-nen-tap-doan-da-quoc-gia-110-nam-tuoi-thuoc-top-the-gioi-1629548758.jpg

Namihei Odaira sinh ngày 15 tháng 1 năm 1874 tại Tochigi, Nhật Bản. Tốt nghiệp đại học Hoàng gia Tokyo ngành kỹ sư điện năm 1900, ông bắt đầu làm việc tại một công ty khai thác mỏ tại vị trí chuyên viên bảo trì, sửa chữa máy phát điện.

Năm 1906, cơ duyên với đưa ông đến với Công ty Khai thác mỏ Kuhara. Ông nhận trách nhiệm tính toán lượng điện cung cấp cho máy móc làm việc ổn định, hiệu quả. Nhìn vào quá trình làm việc của ông sau này, có thể nói Kuhara chính là nơi ông bắt đầu xây những viên gạch đầu tiên cho sự nghiệp của mình.

Tại đây, Namihei Odaira và một số đồng nghiệp đã bắt đầu thử sức với ngành chế tạo máy kết quả thành công ngoài mong đợi - môt động cơ điện 5 mã lực được tạo ra.

Đến năm 1910, thương hiệu Hitachi được ra đời trên danh nghĩa là công ty con của Kuhara. Odaira trở thành Giám đốc điều hành của Hitachi dưới sự quản lý của chủ tịch công ty Kuhara từ khi thành lập đến năm 1928.

unnamed-1629538933.jpg

Odaira đã đặt tên công ty bằng cách ghép hai ký tự kanji: hi nghĩa là "mặt trời" và tachi có nghĩa là "trỗi dậy"

Sau nhiều lần nghiên cứu dựa trên sự thành công ở sản phẩm ban đầu, Odaira thành công tạo ra động cơ cảm ứng công suất 5 mã lực đầu tiên của Nhật Bản và được sử dụng trở thành sản phẩm ra mắt của Hitachi. Odaira mang theo Hatachi trở thành lá cờ đầu của xứ sở mặt trời mọc về động cơ điện và cơ sở hạ tầng.

Năm 1918, Odaira chính thức chuyển trụ sở công ty về Tokyo. 2 năm sau, Hitachi trở thành một doanh nghiệp độc lập với tên đầy đủ là Hitachi Ltd.

Từ 1929 - 1947, ông trở thành chủ tịch của Hitachi. Cuối năm 1947, do các vấn đề về chính trị xảy ra tại Nhật, ông bị buộc phải từ chức vì là phần tử “thân Phát xít Nhật cũ” .

Thế chiến thứ hai kết thúc, đã mang lại hậu quả vô cùng nặng nề cho nền công nghiệp Nhật Bản. Hầu hết các nhà máy đều bị chiếm đóng, Hitachi cũng không ngoại lệ. Việc khôi phục nhanh chóng lại kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh do các tập đoàn Mỹ khởi xướng như là chiếc phao cứu sinh ở thời điểm đó. Cuối năm 1941, tức là trước khi Mỹ tuyên chiến với Nhật sau vụ Trân Châu Cảng, mức đầu tư của Mỹ chiếm 3/4 tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp Nhật Bản.

Sau chiến tranh, các tập đoàn Mỹ được hưởng quyền bồi thường tổng cộng hơn 1 tỷ USD. Lợi dụng cơ hội này, họ còn muốn nắm lại hoạt động kinh doanh béo bở ở Nhật Bản. Đây là yếu tố quan trọng mà các ông chủ người Mỹ ra sức thúc giục Washington nhanh chóng thực hiện phục hưng nước Nhật.

Hitachi nhờ chính sách này cũng đã nhanh chóng đàm phán và cho khôi phục được 19 nhà máy đi vào hoạt động. Năm 1951, chiến tranh qua đi, lệnh buộc từ chức được bãi bỏ Odaira trở lại công ty tiếp tục điều hành Hitachi với vai trò là chủ tịch.

Hậu quả sau chiến tranh khiến Hitachi tiếp tục đối mặt với khó khăn và đứng bến bờ vực phá sản, khi lực lượng lao động Mỹ cố gắng giải tán Hitachi hoàn toàn, công cuộc tái cơ cấu kinh tế cũng gặp không ít khó khăn. Đã có lúc, Odaira còn bị gạch tên ra khỏi công ty. Sau đó chiến tranh Triều Tiên, Mỹ tạm gác lại kế hoạch về kinh tế, tập trung vào quốc phòng bằng những hợp đồng giá trị khổng lồ. Các ngành công nghiệp của Nhật dần hồi sinh, trong đó có Hitachi.

Odaira qua đời ở tuổi 77. Đến nay, khi nhìn vào những thành tựu của Hitachi người ta vẫn không thể phủ nhận những đóng góp, cống hiến của Namihei Odaira trong suốt những năm tháng sóng gió.

Tính đến nay, Hitachi đã hơn 110 năm tuổi với quy mô ngày càng phát triển. Liên tiếp thành lập rất nhiều chi nhánh: Hitachi America, Ltd (1959), Hitachi Europe, Ltd (1982).

ho-so-nha-sang-nghiep-namihei-odaira-tu-song-gio-tao-nen-tap-doan-da-quoc-gia-110-nam-tuoi-thuoc-top-the-gioi-1-1629538893.jpg

Đến này, Hitachi đã trở thành tập đoàn đa quốc gia với hơn 960 công ty trên toàn thế giới với lực lượng nhân lực hùng hậu. Hitachi vẫn không ngừng hướng đến những ngành mũi nhọn: thiết bị gia dụng kỹ thuật cao, hệ thống vận chuyển, hệ thống điều hòa, máy móc xây dựng, hệ thống dữ liệu và các bộ phận thiết bị tự động của hệ thống. Trong suốt 110 năm hoạt động, Hitachi đã từng bước đạt được những thành tựu nhất định: tạo ra khoảng 50% nguồn cung cấp điện năng của Singapore, phát triển Máy ATM cho phép in và xuất hóa đơn (1994), phát triển chuẩn DVD–RAM 4.7 GB đầu tiên trên thế giới tương thích với Máy ghi hình DVD (2000)

Đến năm 2007, Hitachi trở thành một trong số các công ty (tập đoàn) lớn nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn.

*Bài viết cần sự đồng ý của tác giả trước khi dẫn lại về website khác. Mọi hình thức copy không xin phép đều vi phạm bản quyền.

Nguyên Thảo

Vietnam Business Insider