296004303-148039117857402-878267265623167053-n-1659771068.jpg
 

Chúng ta cùng xem xét BCTC kỹ hơn nào.

1.Doanh thu 395 tỏi, giảm 47% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp đạt 198 tỏi, giảm 56% và biên LNG cũng giảm 10%

2. Doanh tài chính 90 tỏi, nhưng chi phí tài chính tăng lên 159 tỏi (+22% cùng kỳ), phần lớn là chi phí lãi vay (142 tỏi). Lãi suất tăng là cụ cũng lạnh toát

3. Lợi nhuận thuần từ HĐKD chỉ còn 62 tỏi sau khi trừ đi các chi phí, giảm 72%. Thấp thật

4. Mấu chốt ở đây: Khoản thu nhập bất thường 1918 tỏi, khoản này đến từ việc KBC chi 57 tỏi ( nâng vốn góp từ 39 tỏi lên 96 tỏi tương ứng 48%) đối với CTCP Đầu tư Sài Gòn – Đà Nẵng (SDN). Và sau đó SDN trở thành công ty liên kết được ghi nhận trực tiếp vào BCTC hợp nhất của KBC.

Ờ hay thật, SDN có giá trên trời (nhẩm theo cách tính của KBC) đang có vốn chủ sở hữu (Tài sản – nợ = VCSH) là 5193 tỏi, bán 48% vốn (2493 tỏi) cho ông KBC chỉ với giá 96 tỏi mà thôi. Sướng thật, bán giá cục vàng mà chỉ bằng giá cục than thì ai chẳng muốn mua? Và thế là bằng nghiệp vụ “đánh giá tài sản” này, KBC ghi nhận ngay khoản lãi 2397 tỏi ( = 2493-96). Qủa là tài năng kiếm tiền siêu việt của a T khiên thiên hạ phải nể phục, khi mà “có năng lực thôi miên” để mua cục vàng với giá cục than.

Vậy là chết cổ đông rồi. Cụ đi chân lạnh toát

DIG kỳ trước cũng làm y hệt một nghiệp vụ tương tự là đánh giá lại tài sản để book LN ảo. Trời biết, đất biết và cơ quan thuế cũng biết, biết là ảo nhưng họ thích, thích vì thu được nhiều thuế hơn. Với ngành thuế, ứ cần biết lợi nhuận mà DN là thật hay ảo, cứ cao là thích, vì càng cao thì tiền thuế thực sự phải nộp càng nhiều. Và tiền đấy, cổ đông phải chịu chung thôi chứ ai đâu. Kỳ này khoản thuế phải nộp có gần 6 chục tỏi thôi nhưng hoản thuế “treo lại” phải nộp nằm trong phần nợ vay ngắn hạn lên tới 173 tỏi, không sớm thì muộn cũng phải nộp thôi mà đó là tiền tươi thóc thật.

Vậy động cơ để book LN ảo là gì chắc dân đầu tư ai chẳng rõ, không phải nói thêm. Hy vọng NĐT có sự tỉnh táo để nhìn nhận xem DN làm ăn ra sao, dòng tiền, lợi nhuận đến từ đâu và từ đó suy đoán được động cơ thực sự phía sau “ánh hào quang” đó là gì?