giua-lan-song-xe-cong-nghe-vinasun-cua-chu-tich-bay-thanh-da-khong-buong-tay-chiu-troi-van-lai-tram-ty-1685248225.jpg
ẢNH: VIETNAM BUSINESS INSIDER

Ông Thành hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Vinasun, ông là người từ năm 12 tuổi đã biết giúp mẹ kinh doanh. Sau khi tốt nghiệp cử nhân sinh hóa, ông chuyển hướng sang lĩnh vực kinh doanh.

Ông Đặng Phước Thành khởi nghiệp bằng việc xây dựng 2 nhà hàng Trầu Cau và Hai Lúa. Đến năm 2002, ông Thành quyết định đổi tên Trầu Cau thành Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ lữ hành tư vấn đầu tư Ánh Dương Việt Nam và mở rộng hoạt động sang tổ chức lữ hành trong nước và quốc tế, tư vấn du học và bán vé máy bay.

Tháng 7 năm 2003, để đáp ứng thị trường kinh doanh ngày càng mở rộng, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch Tư vấn Đầu tư Ánh Dương Việt Nam chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam - Vinasun Corp với vốn đăng ký 8 tỷ đồng. Dịch vụ taxi cũng chính thức đi vào hoạt động với thương hiệu Vinasun Taxi.

Đến tháng 2/2007, vốn điều lệ của Vinasun tăng lên 100 tỷ đồng, công ty đã đầu tư mua thêm xe và thực hiện tái cơ cấu nợ vay. Đến năm 2008, Vinasun chọn Đồng Nai làm điểm phát triển kế tiếp, cổ phiếu của công ty chính thức phát hành với mã là VNS, trong số các hãng taxi thời điểm đó Vinasun trở thành hãng có số đầu xe lớn nhất cả nước.

Năm 2009, công ty phát hành thêm 3 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng. Số lượng đầu xe đạt gần 3.000 với 6.000 lái xe, doanh thu vượt 1.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt trên 100 tỷ đồng. Đến năm 2010, thị trường Vũng Tàu, Đà Nẵng là điểm kế tiếp công ty chọn để mở rộng phát triển, hãng taxi Green tại đây chính thức bị Vinasun thâu tóm, vốn điều lệ được tăng lên 300 tỷ đồng.

Vinasun chủ yếu chọn khu vực phía Nam nơi tập trung nhu cầu taxi cao như TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu để phát triển cũng là để vượt qua các đối thủ lớn thời điểm đó. Nhờ vào chiến lược này, 45% thị phần của TP.HCM, 60% thị phần của Bình Dương, hơn 60% thị phần của Đồng Nai trong năm 2012 - 2013 đều do Vinasun chiếm giữ. Vốn điều lệ cũng tăng lên hơn 434 tỷ đồng, với gần 5.000 xe taxi, doanh thu hơn 3.200 tỷ đồng, lợi nhuận 224 tỷ đồng. Tuy nhiên, giai đoạn kế tiếp từ năm 2013 - 2015 mới thực sự là thời hoàng kim của Vinasun.

Khó khăn bắt đầu khi taxi công nghệ đảo lộn hoàn toàn thói quen truyền thống. Trước sự cạnh tranh gay gắt từ các hãng xe công nghệ, kết quả kinh doanh của Vinasun có dấu hiệu đi xuống. Hàng loạt quỹ đầu tư “ôm hận” khoản đầu tư vào Vinasun khi cho rằng Grab, Uber không thể chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.

Sau vài năm đầu tư vào Vinasun, một quỹ đầu tư của Singapore là Government of Singapore (nắm giữ 5,4 triệu cổ phần); Tael Two Partners Ltd. (nắm giữ hơn 12,4 triệu cổ phiếu); CTCP dịch vụ du lịch Mê Kông (nắm giữ 7,5 triệu cổ phiếu) đã phải chịu lỗ vài chục phần trăm.

Dù vậy, Vinasun cũng không chấp nhận buông tay chịu trói. Ngay cả trước đây, khi thế giới lao đao với taxi công nghệ, Vinasun vẫn đạt doanh thu và lợi nhuận cao. Công ty cũng đang nhanh chóng ứng dụng công nghệ vào kinh doanh, sử dụng phần mềm gọi xe chung và các công nghệ hiện đại khác để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Bất ngờ hơn là Vinasun đã có một cuộc chiến pháp lý với Grab để bảo vệ taxi truyền thống, kết quả là Vinasun đã thắng kiện, Grab đã mất một số tiền để bồi thường trong cuộc chiến này.

giua-lan-song-xe-cong-nghe-vinasun-cua-chu-tich-bay-thanh-da-khong-buong-tay-chiu-troi-van-lai-tram-ty-2-1685247966.webp
Ông Đặng Phước Thành tại ĐHĐCĐ năm 2019

Công ty đã vận động hành lang để biến các hãng xe công nghệ thành một công ty vận tải chứ không phải xe công nghệ, áp dụng các điều khoản pháp lý giống như một hãng taxi vận tải. Tuy nhiên, bước sang năm 2020, Vinasun lại đón thêm một đòn giáng mang tên COVID-19. Hãng gần như bị loại với trận thua đầu tiên.

Tổng cộng cả năm 2020, Vinasun lỗ 207 tỷ đồng, doanh thu chỉ hơn 1.000 tỷ đồng khiến gần 1.400 lao động mất việc làm. Tính đến cuối tháng 12/2020, tổng tài sản của Vinasun giảm 22% so với đầu năm, chỉ còn 2.058,3 tỷ đồng, tổng số nhân viên còn lại là 4.398 người. Giá cổ phiếu VNS thời điểm đó chỉ còn 10.600 đồng, tức chưa bằng 1/4 so với mức đỉnh.

Đến quý III/2021, Vinasun lại tiếp tục lỗ ròng hơn 90 tỷ đồng, đánh dấu quý thua lỗ thứ 7 liên tiếp.

Sang năm 2022 theo kết quả tài chính, tổng doanh thu Vinasun ghi nhận tăng 124,7% so với năm 2021, đạt 1.089,18 tỷ đồng, và đạt 170,58% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế đạt 185,35 tỷ đồng, trong khi năm trước lỗ 277,17 tỷ đồng.

Cuối năm 2022, tổng tài sản của công ty đạt 1.836,57 tỷ đồng, tăng 16,85% so với kế hoạch. Trong đó tài sản ngắn hạn đạt 717,78 tỷ đồng, tài sản dài hạn đạt 1.118,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 60,9% tổng tài sản. Tổng nợ doanh nghiệp tăng 23,58% so với đầu năm, đạt mức 451,66 tỷ đồng; trong đó, nợ ngắn hạn giảm còn 175,57 tỷ đồng, giảm 22,31%; nhưng nợ dài hạn tăng 276,09 tỷ đồng, tăng 97,94%.

Tính đến thời điểm đóng cửa giao dịch ngày 7/4/2023, cổ phiếu VNS đứng ở mức giá tham chiếu 17.200 đồng/cổ phiếu.

giua-lan-song-xe-cong-nghe-vinasun-cua-chu-tich-bay-thanh-da-khong-buong-tay-chiu-troi-van-lai-tram-ty-1685248352.png
Taxi Vinasun

Năm 2023, Vinasun đặt kế hoạch tổng doanh thu và thu nhập khác đạt 1.377,42 tỷ đồng, tăng 23,25% so với thực hiện năm 2022. Tổng lợi nhuận sau thuế đạt 209,42 tỷ đồng, tăng gần 13% so với năm trước.

Công ty cho rằng yếu tố chính ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh và lợi nhuận của Công ty là khả năng phục hồi của ngành du lịch và vận tải hành khách và các chính sách hỗ trợ tài xế. Ngoài ra, còn có sự cạnh tranh khốc liệt với các công ty nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh taxi.

Trong đại hội, Hội đồng quản trị cũng sẽ trình cổ đông phương án chi trả cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 12% vốn cổ phần.