Giải thích các hiện tượng xã hội mà không có góc nhìn tài chính dễ bị lầm lẫn lắm nè.
Ở Vietnam không có ai nổi tiếng mà không có back up đằng sau, vì thông tin ở Vietnam được kiểm duyệt, đặc biệt là thông tin phát ngôn của người có ảnh hưởng tới văn hoá, nhận thức và tri thức của cộng đồng, số đông hay ảnh hưởng tới lợi ích, quan điểm quản lý thông tin trên MXH:
1. Thái Công Việt Kiều Đức.
Mang ngoại tệ về cho Vietnam, làm giảm tỉ lệ lạm phát của VND bằng USD/Vàng.
2. Thiết kế hàng xa xỉ theo phong cách quý tộc để khuyến khích Việt Kiều, người nước ngoài về Vietnam chi tiêu, sinh sống; giảm lạm phát, tăng sức mạnh cho Vietnam Dong.
Theo dòng chảy FDI, Vietnam trở thành quốc gia an toàn bậc nhất so với thế giới, nhưng để nhà giàu về Vietnam sinh sống thì phải có đủ điều kiện đẳng cấp để họ về chớ, phớ hông?
3. Chú Thái Công làm việc và được ủng hộ của nhà nước, nên mạnh mẽ truyền thông không lo gì cả; ở Vietnam muốn nổi tiếng và thể hiện quan điểm tuỳ hứng phải có back up.
Chém gió mà không có back up, dễ bị để ý & dòm ngó.
4. Định vị thương hiệu của chú ấy: Lifestyle, cuộc sống, mức độ chi tiêu và kiếm tiền là cuộc sống thật của chú ấy, cách suy nghĩ của thế giới xung quanh chú ấy, khách hàng, đối tác, bạn bè đã tồn tại lâu rồi; họ nói ngôn ngữ của người có thu nhập cao, khoảng Net worth (Tài sản ròng) 5tr - 20tr USD trở lên.
5. Thái Công làm hàng loạt nội dung để tạo nên nhận thức và định vị mới trong cộng đồng, trước đây ở Vietnam đều đã có: Grand Marina, Park Hyatt, Runam, Sheraton, Intercontinental, Marriot, Sendona Suite, Thảo Điền, Le Meriden ...
Locations của nhóm thu nhập cao làm việc, học tập, sinh hoạt, lưu trú, bàn luận về CV làm ăn, tài chính, kinh tế ...
Nhưng các bên đó làm Marketing không hướng tới đối tượng giống Thái Công mà tập trung vào TA chính của họ là người đủ khả năng chi trả các SP/dịch vụ và lối sống của họ, nên mình không biết không có nghĩa là không có.
Vì các kênh truyền thông Marketing với đối tượng này ở những Location, billboard, sân bay business lounge, private bar, quyền lợi thẻ ngân hàng hay truyền miệng riêng trong giới thu nhập cao...
6. Thu nhập TA của nhóm Thái Công thực sự có đủ tiền trả: 100,000 - 300,000 USD/1 năm; gấp trung bình GDP đầu người 1 - 3 lần Qatar, 1 - 3 lần Luxembourg, gấp 5 lần Singapore, gấp 2 - 10 lần Hàn Quốc, gấp 2 lần Nhật Bản.
Đối tượng này ở Vietnam dưới 0.1% xã hội.
Các quan điểm của Thái Công chắc chắn khác quan điểm của phần lớn Vietnamese trong cộng đồng, xin hãy khách quan và hãy xem đó là một quan điểm cần học hỏi, biết đâu sẽ có ngày ta phải lật từng trang giấy, thông tin và video của chú để tìm hiểu lối sống cho phù hợp với mục đích phát triển và gia nhập tầng lớp phục vụ cho công việc một ngày không xa.
7. Iconic of Saigon (Biểu tượng SG - Xa xỉ, quý tộc): Khác với Hanoi, Saigon là biểu tượng phong cách sống của châu Âu năm 19xx (Cổ điển, văn hoá câu chuyện/câu chuyện trong văn hoá, hiện đại và sang trọng...)
Thái Công hướng tới tầng lớp giàu có nhưng làm Marketing đại chúng, liệu rằng có match doanh số giữa TA và người khả năng chi trả không?
Câu trả lời là có và tuỳ thuộc vào hành vi nhóm khách hàng
Ví dụ:
Nhóm thu nhập cao nhưng chưa giàu tài sản khoảng 5 - 7 tỉ net ròng, thu nhập 50 - 200,000USD/1 năm đang có xu hướng gia nhập tầng lớp cao hơn bằng cách học hỏi và tìm hiểu lối sống của tầng lớp thượng lưu, size nhóm này lớn hơn và đang tăng trưởng hàng năm, ít bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế: Quản lý cấp cao công ty đa quốc gia, công ty tập đoàn trên 1000 tỉ doanh thu, quản lí quỹ đầu tư AUM > 30 - 50tr USD, công ty công nghệ, Expats...
Câu chốt cuối: Lifestyle này đã tồn tại nhiều trăm năm ở quý tộc châu Âu, chú Thái Công về xây dựng thêm 01 biểu tượng văn hoá cho Saigon và làm Vietnam đẹp hơn.
Xin cảm ơn và học hỏi chú.
Buổi sáng tốt lành.