Lời nói đầu: vị tổng thống đầu tiên của nước Nga là một nhân cách quá mạnh, tới mức chỉ hơn hai chục năm sau người đời còn nhớ đến ông hoặc qua hình tượng “ông già nát rượu” hoặc qua thông điệp “bắn pháo vào Nhà Trắng” chứ không còn nhớ được những gì ông đã làm cho nước Nga và với nước Nga. Nhưng để hiểu tình cảnh của nước Nga ngày nay bắt buộc chúng ta cần hiểu ông rõ hơn, trong xê ri bài Gorbi – Yeltsin – Medvedev – Putin. Người quá cố đã từng là nguyên thủ của một đất nước vĩ đại, đề nghị mọi bình luận đều phải rất văn hóa và có lý giải rõ ràng. Yêu ghét là quyền của người đọc, nhưng hãy tôn trọng không gian chung của chủ đề chính trị hết sức nhạy cảm và không phải không quan trọng đối với Việt Nam này.
Lịch sử Liên Xô cũ và các nước SNG những năm cuối 80, đầu 90 của thế kỷ trước được biểu hiện qua cuộc đối đầu của hai nhân vật vĩ đại và rất nhiều tai tiếng: Mikhail Gorbachev và Boris Yeltsin. Cùng tuổi (1931 năm sinh), cùng xuất phát điểm là con nhà bình dân rất khổ sở (người ông bị kết án là ku-lắc, cha đi trại cải tạo mấy năm trời) nhưng từ hồi trẻ Yeltsin đã có một cá tính rất mạnh mẽ, chứ không “dịu hiền” như Gorbi. Không phải học sinh gương mẫu, đến lớp 7 đã bị đuổi khỏi trường vì dám “bật lại” giáo viên chủ nhiệm, nhưng dám tiếp tục kiện lên tới đảng ủy thành phố đòi quyền đi học tiếp ở trường khác – có thể thấy cậu bé Boris này thuộc diện ngỗ ngược và chấp nhận va chạm, chả ngán gì. Bàn tay trái của cậu bị thiếu hai ngón rưỡi do kết quả của việc nghịch dại với trái lựu đạn (còn bọn xấu bụng thì nói là bị thế để trốn lính!?). Chàng thanh niên Boris bất chấp thương tật vẫn rất khỏe, là kiện tướng thể thao môn bóng chuyền – nếu cậu không thiếu ngón tay có lẽ đội tuyển CCCP đã có tên cầu thủ Yeltsin (và chính trường có lẽ thiếu đi một nhân cách quá độc đáo), tốt nghiệp với tấm bằng “kỹ sư xây dựng” không lấy gì làm xuất sắc ở trường bách khoa Sverdlovsk quê nhà – cũng như khắp nơi thành tích thể thao giúp cho việc học hành khá nhiều, từ hồi trẻ chàng đã làm kiêm huấn luyện viên bóng chuyền cho đội nữ của tỉnh nhà (đội đã từng xếp thứ sáu toàn quốc). Nhưng đời xây dựng có lẽ thi vị và giàu có hơn nghiệp bóng chuyền – Yeltsin bỏ thể thao để đi làm theo ngành học, và không ngờ ngành xây dựng lại rất hợp với những nhà điều hành đầy uy quyền, cá tính mạnh, dám nghĩ dám làm như Yeltsin – anh thăng tiến rất nhanh. 30 tuổi vào đảng (chậm hơn Gorbi nhiều) nhưng 32 tuổi đã là đại biểu dự đại hội đảng của tỉnh, nếu ai còn nhớ kỹ thì khi năm 1968 Gorbi từ chối làm phó KGB của Andropov thì Yeltsin lúc này cũng phụ trách xây dựng và công nghiệp toàn tỉnh Sverlov. 1976 khi Gorbi chuẩn bị chuyển lên Matxcơva để trở thành ủy viên dự khuyết BCT thì Yeltsin trở thành bí thư tỉnh ủy Sverdlovsk – cũng là chức vụ rất cao đấy! Từ lúc đó cho tới 1985 ông vẫn tiếp tục phụ trách xây dựng cơ bản, và có công rất lớn trong việc xây metro tại thành phố quê nhà cũng như thay đổi toàn bộ khung cảnh nơi đây – Sverdlovsk là nơi ông “ghi điểm” với cả trung ương lẫn người dân bản xứ. Từ đó hình ảnh “dám nghĩ, dám làm” luôn gắn với Yeltsin!
Năm 1985 khi Gorbachev được bầu làm Tổng bí thư đảng thì Yeltsin được Ligachev giới thiệu chuyển về thủ đô phụ trách xây dựng cơ bản, ở đây Yeltsin lại quyết liệt đổi mới chả khác gì ở Sverdlovsk quê nhà và chỉ một năm sau cũng trở thành ủy viên dự khuyết BCT. Và cuộc đối đầu của hai kẻ khác nhau như nước với lửa bắt đầu… Vẫn với cái cá tính “gấu Nga” như ở quê, chỉ sang năm sau Yeltsin phê phán mạnh mẽ… chính những ủy viên BCT đã đưa mình về thủ đô – Ligachev với tội chậm “perestroika”, Gorbachev với “chủ nghĩa cá nhân”. Đến lúc Yakovlev – “cha đẻ của perestroika” – lão luyện phải vào cuộc để dùng sức mạnh tập thể dẹp ngay cái tội lếu láo ấy của Yeltsin, Boris đành xin nhận khuyết điểm, nhưng vẫn còn bướng lắm, xin… ra khỏi BCT luôn! Đến khi hệ thống báo đài của đảng vào cuộc, Yeltsin không chịu được áp lực quá lớn và suýt nữa mất mạng vì tự tử (hoặc giả vờ bị cấp cứu vì tim mạch – sau này không ai biết được thực hư với tính cách vô cùng bất thường của “người xây dựng” này!).
Chỉ hai ngày sau Yeltsin lại một lần nữa nhận khuyết điểm sâu sắc, tuy vậy vẫn mất chức ủy viện dự khuyết BCT và chân phụ trách xây dựng thủ đô. Sau này Gorbachev nhiều lần vô cùng hối hận vì đã đối xử quá nhẹ nhàng với Boris Yeltsin – đáng nhẽ phải cho đi tù hay tống đi làm đại sứ CCCP ở nước nào càng xa càng tốt, thì lại để lại ở thủ đô làm thứ trưởng bộ xây dựng. Chỉ vài tháng sau, mùa hè 1988 Yeltsin lại có bài phát biểu nổi tiếng, bây giờ dưới góc độ đại biểu đại hội đảng – ông lại đề nghị khai trừ Ligachev ra khỏi BCT, tập thể BCT phải chịu trách nhiệm về các yếu kém trong suốt những năm “trì trệ” chứ không chỉ một mình Breznev quá cố, và đề nghị xem lại các kỷ luật xem chừng rất oan của cá nhân Yeltsin.
Xin nhớ rằng lúc này “perestroika” đang diễn ra rầm rộ nhưng không hề hiệu quả, đời sống kinh tế đi xuống không phanh nên Yeltsin được người dân rất ủng hộ và kỳ vọng – ông từ bỏ chực vụ trong chính phủ và đi theo con đường “dân biểu”. Yeltsin tỏ ra rất giỏi trong việc lấy lòng cử tri và dùng đến media, hình ảnh là “người đối đầu” với Gorbi đem lại cho ông nhiều lợi thế và Mỹ cùng phương tây chắc chắn đang theo dõi theo những thay đổi gì đang diễn ra tại Nga. Những năm này tuy Gorbachev nắm đảng và chính quyền, thì Yeltsin dần dần nắm được Hội đồng Xô viết tối cao, năm 1990 trở thành Chủ tịch Xô viết tối cao Liên bang. Dưới quyền của Yeltsin chính cái cơ quan lập pháp này đã cho ra một loạt luật lệ làm thay đổi Liên bang Xô Viết, chẳng hạn 12/6/1990 chấp nhận “Tuyên ngôn về chủ quyền quốc gia của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga” (ngày này bây giờ là Quốc khánh Nga đấy).
Vậy nên rất nhiều người cứ nói như đúng rồi, rằng Gorbachev là “tội đồ, kẻ phản bội Liên bang Xô viết”thì cũng xin nhìn nhận lại cho thật đúng, rằng Gorbachev nếu có “tội” thì là “tội” tìm mọi cách giữ gìn CCCP trong hòa bình mà không được, Yeltsin “phá” dữ quá, tất nhiên phải với sự ủng hộ của đa số người dân khi đó. Chính những công dân CCCP và sau này là công dân của các nước cộng hòa đã lựa chọn con đường đi cho mình, mà Gorbachev hay Yeltsin chỉ là “những người có mặt đúng vị trị vào đúng thời điểm thích hợp” của lịch sử mà thôi. Dù hai kẻ đồng niên này có đánh nhau chí tử, thì việc bao nhiêu nước Đông Âu và 15 nước cộng hòa tách nhau ra vô cùng êm đẹp là một kỳ công đấy chứ? Phương tây đứng đầu là Mỹ trước thành công quá mỹ mãn là đánh sập khối Varshava cũng tỏ ra khá mất phương hướng, chả còn biết đối đầu với ai, và chính họ lại mắc bẫy chủ quan, đi choảng nhau với mấy thế lực thực ra là khá tẹp nhẹp như Al-Qaada hay Iraq… mà bỏ xổng “thần đèn” Trung Quốc – việc này thì chả có cách nào đổ cho hai tay “đảng viên” Gorbi và Yeltsin được!
Cũng trong diễn biến nói trên, ngày 12/6/1990 tại đại hội đảng cộng sản Liên Xô Yeltsin tỏ ra “ngầu” hơn nhiều – tuyên bố ra khỏi đảng! Lời kêu gọi của Yeltsin “Hãy giành lấy quyền hành, bao nhiêu thì tùy các bạn có thể nuốt được!” – chính là cú bật đèn xanh cho không chỉ các nước cộng hòa “anh em” mà còn biết bao nước cộng hòa tự trị trong khuôn khổ CCCP ào ào chạy ra – Gorbi vẫn cố gỡ gạc để đưa ra một Liên bang với format khác, và cuộc trưng cầu dân ý 3/1991 cho kết quả là đa số công dân các quốc gia độc lập (trừ 6 nước cộng hòa đã “chạy ra” và không tham gia bỏ phiếu nữa) vẫn muốn duy trì chế độ Liên bang. Dù có căm ghét nhau thế nào đi nữa thì 2 người “đồng chí” ngày hôm qua này không thể xuống tay tàn bạo với nhau được (vì như thế dân đâu có để yên, các chiến hữu khác trông vào cũng chả ra gì) – mà tình trạng “một nước hai vua” thế này khó có thể kéo dài, nhất là đối với tây phương, khi mục đích chôn vùi CCCP đã quá gần kề! 12/6/1991 Yeltsin được dân Nga bầu làm Tổng thống với 56, 5 số phiếu (vẫn còn Gorbachev đấy nhé! Liên bang các quốc gia độc lập đáng nhẽ sẽ được lập ra với 9 nước cộng hòa độc lập, 15/8/1991 đã công bố Điều lệ chính thức của Liên bang này, rồi chuyện gì cần đến nó đã xảy đến.
Sau này Rutskoy – cánh tay phải của Yeltsin khi đó – đã kể lại: cả 3 ngày “bạo loạn” đó Yeltsin uống và say rượu bí tỉ. Tuy vậy lịch sử đã được diễn để Yeltsin là “người anh hùng” cứu nền dân chủ khỏi tay 8 kẻ bạo loạn toan lập lại trật tự của CCCP như trước. Gorbi trong vai “nạn nhân” 20 năm sau thú nhận mình đã biết trước từ lâu tất cả mọi chuyện, nhưng không ngờ bị Yeltsin cho ra rìa luôn từ đó…
(Rất nhiều người Việt đã là nhân chứng của thời điểm lịch sử này, nhưng ngồi trong “Nhà Trắng” vào thời gian đó có lẽ chỉ có ông Nguyễn Nhạc – khi đó Phó chủ nhiệm VPCP, ông Mạnh Cường tham tán thương mại và cán bộ trẻ nhưng tóc còn bạc hơn ông, là Nguyễn Đức Kiên (phụ trách Confectimex dệt may) và người phiên dịch. Theo lịch đã thống nhất từ trước đại diện phía Việt Nam tại SEV sang đàm phán với Yarov - Phó TTg của Nga về trả nợ, nhưng tất nhiên “đảo chính” làm đảo lộn hết kế hoạch.
Đại sứ Nguyễn Mạnh Cầm vừa bàn giao cho người kế nhiệm là ĐS Hồ Huấn Nghiêm, thấy tình hình phức tạp ĐS không dám đi cùng (đúng thôi, chưa có chỉ đạo trong nước phải đứng về phe nào) nhưng cho xe ngoại giao của sứ quán đưa đoàn đi, nhờ “biển đỏ” mới tiến sát được vào “Nhà Trắng” là nhà chính phủ. Buổi sau thì chuyển sang họp ở “nhà khối SEV” – cũng là toà nhà nằm ngay đó – cho “lành”, nhưng tình hình mới không kỳ vọng đàm phán được cái gì.
Ông Nhạc và Kiên cũng tranh thủ lượn mấy phố và quảng trường, xem xe tăng… thấy cả Yeltsin và bầu đoàn ở ngoài Nhà Trắng. Tình hình cảm nhận được thực sự là khá yên ắng, không có xung đột vũ trang gì lớn, nếu quân đội muốn bắt Yeltsin thì chắc chỉ cần một tiểu đội là bắt được hay tiêu diệt được rồi… Với trách nhiệm của người cán bộ, chính ông Nhạc đã chỉ đạo anh Cường đánh điện báo cáo khẩn về nhà về tình hình thời sự và nhận định của mình về chuyện đang xảy ra, có lẽ là người đầu tiên cung cấp thông tin cho lãnh đạo nước ta đấy! Sau này chính Yarov dẫn đoàn Chính phủ Nga sang thăm Việt Nam đầu tiên sau khi CCCP tan vỡ...)
Phải nói rằng Gorbi đã cố gắng trong tuyệt vọng để cứu lại dù chỉ một phần của CCCP cũ: đảng cộng sản LX đã bị Yeltsin giải thể, nhưng Gorbachev vẫn là Tổng thống đầu tiên của CCCP, ông vẫn tuyên bố cùng 7 nhà lãnh đạo các nước cộng hòa sẽ ký Hiệp định về Liên bang các quốc gia độc lập (3 nước Baltic lúc này đã được “phóng thích”, còn 5 nước khác không chịu tham gia) – ký kết sẽ vào 9/12/1991. Thế nhưng việc Ucraina tuyên bố độc lập 01/12/1991 (và được Yeltsin công nhận ngay!) trở thành giọt nước tràn ly, sau đó Yeltsin tuyên bố không còn tin tưởng vào mô hình Liên bang nữa. 8/12/1991 Hiệp định lịch sử (nhưng có vẻ không chuẩn mực lắm về pháp lý) được Yeltsin (ông là ai?), Shushkevich (Belorus), Kravchuk (tổng thống Ucraina mới được bầu) ký kết, và trong đó có nói về “CCCP như một thực thể quốc tế và một quốc gia đã chấm dứt sự tồn tại của mình”.
Chính quyền trung ương cũng với Gorbi bị vô hiệu hóa và chả thể ngăn cản bằng bất cứ cách nào. 25/12/1991 Mikhail Gorbachev từ chức Tổng thống Liên Xô (cũng đồng nghĩa với việc CCCP tan rã), ghế Tổng thống Nga và “va li hạt nhân” được truyền lại cho Boris Yeltsin.
Trước giai đoạn này Yeltsin đã khá nổi tiếng với sự say xỉn không giấu diếm của mình, ngoài ra ông còn hay gặp tai nạn, có tai nạn ô tô do tự lái mà say, có tai nạn máy bay tại Tây Ban Nha mà người ta nghi rằng KGB đứng sau vụ việc… Lần say vẫn phát biểu tại chuyến đi Mỹ đầu tiên 1989 ông đổ cho thuốc ngủ vì lệch múi giờ. Còn viêc dường như KGB mưu sát ông đã gây rất nhiều thiện cảm cho cử tri khi ông được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Xô viết tối cao của Liên bang. “Võ” tự làm cho mình thành người bị hại này rồi sẽ còn được Yeltsin, Putin, Medvedev… áp dụng nhiều lần và đều đạt thành công nhất định.
Yeltsin được đánh giá là “thân Mỹ” và cái đó là đúng, nhưng ông thừa bản lĩnh và đầu óc để không trở thành con rối của phương tây. Không phải sau khi Liên Xô tan vỡ thì điều gì Mỹ muốn đều có thể thực hiện được, và đây là một ví dụ mà rất ít người biết tới:
Kế hoạch của Mead": người Mỹ sẽ mua Siberia giá bao nhiêu trong những năm 90?
Sau khi mua Alaska, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã nhiều lần bày tỏ mong muốn có được phần của Nga ở châu Á. Năm 1920, Lenin đàm phán bán Kamchatka cùng doanh nhân người Mỹ Baker Vanderlip. Một lần nữa, giới chính trị Hoa Kỳ lại đưa ra sáng kiến tương tự dưới thời Tổng thống Boris Yeltsin. Lần này "khẩu vị" của các nước láng giềng ở nước ngoài mở rộng ra toàn bộ phần Đông Siberia. "Chúng ta không nên mua Siberia sao?"
Trong "thập niên 90 bão tố", Siberia, giống như phần còn lại của Nga, phải đối mặt với thảm họa kinh tế và tội phạm tràn lan. Chỉ cần nhớ lại "cuộc chiến tranh cướp" để kiểm soát các doanh nghiệp công nghiệp ở Krasnoyarsk, Irkutsk, Angarsk. Walter Russell Mead, chuyên gia tư vấn hàng đầu tại Viện Chính trị Thế giới (Mỹ), nói về sự sụt giảm mạnh mức sống của người dân Siberia trong những năm đó. Một nhà phân tích có quan hệ chặt chẽ với cơ sở của Mỹ đã xuất bản một loạt bài báo trong đó ông cho rằng Mỹ nên mua nửa phía đông của Nga. Mead nhắc đến tiền lệ lịch sử khi Tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson, lợi dụng khó khăn tài chính của Napoléon Bonaparte, đã mua lại Louisiana khổng lồ từ Pháp. Theo cách tương tự, theo ý kiến của ông, Tổng thống George W. Bush cũng có thể làm như vậy bằng cách đề xuất một thỏa thuận với Yeltsin.
Biên giới của "American Siberia" trong tương lai, dựa trên các bản đồ được công bố trên các phương tiện truyền thông, Mead vẽ dọc theo phía tây của các vùng tự trị Taimyr và Evenk, khu vực Irkutsk và Buryatia. Hoa Kỳ cũng sẽ bao gồm Yakutia, Vùng Chita, Lãnh thổ Khabarovsk, Primorye, Sakhalin. Người Mỹ sẽ hợp nhất Kamchatka, Chukotka và vùng Magadan thành một vùng mới của Beringia, và trao quần đảo Kuriles lại cho Nhật Bản. Với sự phát triển và sự đô hộ của người Mỹ đối với các vùng lãnh thổ, chúng, giống như các vùng của miền Tây hoang dã vào thế kỷ 19, được cho là được trao quy chế của các tiểu bang. Người dân Nga - theo dự án của Mead - ngay từ đầu đã nhận được đầy đủ các quyền của công dân Hoa Kỳ. Đây sẽ là "Thỏa thuận lớn nhất trong lịch sử loài người"!
Walter Mead tin rằng hai hoặc ba nghìn tỷ đô la sẽ đủ để mua Siberia - khoảng một nghìn đô la cho mỗi mẫu đất. Số tiền này cao gấp vài lần mức thâm hụt ngân sách hàng năm của Mỹ. Các khoản thanh toán cho thỏa thuận sẽ kéo dài trong vài thập kỷ; nó được lên kế hoạch cung cấp cho Nga khoảng 200 tỷ mỗi năm. Mead lập luận rằng "trò chơi này rất có ý nghĩa", với tài sản thiên nhiên khổng lồ của khu vực - dầu mỏ, kim cương, vàng, gỗ, v.v… “Chúng tôi sẽ là nhà sản xuất dầu lớn nhất trên thế giới,” một chuyên gia khẳng định vào năm 1992 trên tờ Los Angeles Times. - Tạm biệt, OPEC. Xin chào chia tay nhé nhập siêu, kinh tế trì trệ. Xin chào bùng nổ, xin chào, tăng thu thuế… " Mead đề xuất xây dựng Đường cao tốc xuyên Siberia để khôi phục thương mại với châu Âu, cũng như phát triển cơ sở hạ tầng của khu vực theo mọi cách có thể. Nhà phân tích tin rằng "thỏa thuận vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại" sẽ có lợi cho chính Nga, nước mà nhờ dòng vốn của Mỹ, sẽ có thể "bắt đầu lại từ đầu".
Theo Mead, sinh viên Nga có thể học tại các trường cao đẳng của Mỹ và bản thân đất nước này có thể nhận được các khoản đầu tư và bất kỳ ưu đãi nào từ Mỹ. “Đây không phải là những chiếc vòng cổ dành cho thổ dân trên đảo Manhattan: chúng tôi muốn làm cho bạn hạnh phúc,” Mead nói, nói với độc giả giả tưởng người Nga.
Số phận của dự án: vào đầu những năm 1990, Walter Mead đích thân đến thăm vùng Viễn Đông và có cuộc trò chuyện với người đứng đầu chính quyền tỉnh Primorsky, Yevgeny Nazdratenko. “Cảm nhận được mặt bằng”, người Mỹ hỏi rằng, theo quan điểm của thống đốc, liệu có thể cho thuê đất dài hạn để biến nó thành “một thứ gì đó giống như Hồng Kông” không? "Có, có thể," Nazdratenko trả lời. Mead lập luận rằng chính Boris Yeltsin đã gợi ý về sự sẵn sàng chia tay Siberia với Tổng thống George W. Bush. Tuy nhiên, rất có thể, tác giả của dự án đã mơ tưởng hão.
Các nhà chức trách Nga, những người đau đớn nhận ra sự ly khai của Chechnya nhỏ bé, hiểu rằng việc mất các lãnh thổ của Nga sau khi Liên Xô sụp đổ là một đòn giáng quá đau vào lòng tự trọng của cử tri. Người Nga sẽ không đánh đổi sự mất mát của một nửa đất nước để lấy bất kỳ lợi ích kinh tế nào. Chính phủ Yeltsin nếu đồng ý ký một hiệp định như vậy sẽ ngay lập tức bị phe đối lập, lực lượng mà trong thập niên 90 vẫn là một thế lực thực sự quét sạch. Do đó Yeltsin đã không bán nước, dù chỉ một phần…
Nước Nga bắt đầu một thời kỳ vô cùng khốc liệt: kinh tế kiệt quệ đến khủng hoảng, tội phạm hoành hành như chưa bao giờ từng như thế, sản xuất đi xuống không phanh (trước kia làm theo kế hoạch, bây giờ phải có đầu ra tự lo, biết làm sao?), người dân mất phương hướng hoàn toàn (bởi đã quen với “bao cấp” rồi, còn nay kinh tế thị trường toàn phần!).
Thực ra đó chính là cái giá trước sau cũng phải trả khi thay đổi thể chế, làm gì có một “Tây Đức” nào đủ to, đủ giàu giang tay ra đỡ như Đông Đức đâu, ngay nước Mỹ giàu mạnh cũng chỉ muốn Nga gục hẳn. Bộ máy cầm quyền của Yeltsin tất nhiên rất lúng túng (vì làm gì có ai có kinh nghiệm đâu, ngay cả Quỹ tiền tệ quốc tế cũng toàn xui linh tinh?!) chỉ làm tình hình rối loạn thêm, tuy thế điểm sáng duy nhất Yeltsin “chẳng may” làm được – đó là tạo ra giới siêu giàu nhanh chóng, “oligarrkhi” – họ là những người bị nhân dân căm ghét nhất nhưng cũng chính họ sau khi đã “cướp” được những tài nguyên, cơ sở vật chất và phi vật chất từ thời CCCP để lại thì đa số sẽ là những đầu tầu kinh tế mới (vì lợi ích của họ đầu tiên, nhưng thế còn hơn chết trong cùng một cái đầm lầy…). 145000 xí nghiệp, công ty nhà nước được cổ phần hóa với giá có chỗ chỉ bằng 1/10000 giá trị thực! Tất nhiên không tất cả 100% đâu nhưng đại đa số các “người Nga mới” này là dân Do Thái, phải rất hiểu đất nước Liên Xô mới có thể chấp nhận một sự thật hiển nhiên như vậy…
Lúng túng về điều hành kinh tế nên Yeltsin càng phải lo tập trung quyền lực vào tay mình. Những người trước kia ủng hộ ông nay cũng thất vọng, thậm chí đã có những vụ bỏ phiếu để hạ bệ Yeltsin. Nhưng về “đấu đá chính trường” thì ông ta lại giỏi! Đòn phản phé: nghị định 1400 ngày 21/9/1993 hoàn toàn của cá nhân Yeltsin, không có bất cứ quyền nào được làm thế để giải tán Hội đồng Tối cao. Nó dẫn đến cuộc đối đầu giữa phái Yeltsin (tạm gọi là “dân chủ”) và phe Ruzkoy (tạm gọi khiên cưỡng là “Xô viết”) thông qua một sự kiên tuy rằng vang dội, cả thế giới chăm chú dõi theo, nhưng thực sự hiểu được nó thì quả không đơn giản – ngay tên gọi của nó cũng chả đặt được, tạm gọi “Tháng Mười đen tối”.
Lịch sử lặp lại thật kỳ lạ: người Việt bị "kẹt" trong Nhà Trắng khi pháo bắn vẫn là Nguyễn Đức Kiên! Kiên "bạc" được bác Sáu Kiệt và Sáu Khải giao trách nhiệm đại diện Chính phủ đàm phán về đổi hàng, có các phiên dịch là anh Kỳ, anh Lượng, Giang Vinatex...Người tiếp đoàn phía bạn vẫn là Yarov.
Quan hệ Nga-Mỹ: rất thân thiết trong suốt 1991-2000, xin xem giải mật cuộc các nói chuyện giữa Yeltsin-Clinton làm ví dụ!Tổng cộng Mỹ giải mật 600 trang đàm thoại giữa Yeltsin và Clinton 93-96 (làm Nga tức điên). Cuộc bầu cử Tổng thống Nga 1996 Boris Yeltsin thắng cử có lẽ đầu tiên bởi vì Mỹ quá sợ sự quay lại của Đảng cộng sản Nga với ứng viên Genady Zuganov – Mỹ gần như công khai can thiệp vào cuộc bầu cử nổi tiếng “dơ dáy” này. Xin lưu ý là trong giai đoạn này (và sau này còn thành lập ra không ít) ở Nga có vài “đảng cộng sản” chính thức được công nhận và có tham gia vào bầu cử cơ, thỉnh thoảng lại có một số nước kia vẫn theo đường lối Mác-Lê kiên định giao hảo hay bị nhầm rồi đấy...
Đáng tiếc rằng trong những năm cầm quyền Boris Yeltsin không có gì sâu nặng đối với đất nước Việt Nam. Nếu “tiên trách kỷ” thì ta nên nhìn nhận như sau: khi đó Nga đang quá yếu và quá nhiều vấn đề nội tại, lại chả viện trợ gì được cho Việt Nam như trước nữa, cho nên ta cũng “lờ lớ lơ” đi, ta cũng “ngóng” cho đảng cộng sản Nga bầu cử thành công 1996, lúc đó ta sẽ... Mà thôi, coi như đối với Gorbachev và Yeltsin người anh em Việt Nam coi như có thể quên đi.
Một trong những điểm yếu mà người đời hay chê trách Yeltsin nhất: là việc lôi nước Nga vào cuộc chiến tranh (có thể coi là nội chiến) vơi Chechnya. Chuyện này thì cần xem xét khá kỹ, một mặt nếu cái gì cũng người đứng đầu chịu trách nhiệm hết (nói thế thôi, chưa thấy ở đâu có chuyện này 100%) thì rõ ràng trách nhiệm thuộc về Yeltsin. Nhưng nếu ai đã từng ở Nga những năm 90 sẽ biết thế nào là sắc dân Chechnya, một dân tộc lịch sử sống bằng nghề ăn cướp. Mà họ đông lắm, đẻ nhiều lắm, sắp đến lúc cứ bốn người Nga có một người dân Chechnya đến nơi rồi! Chính Yeltsin chứ không phải Gorbi đã bật đèn xanh cho nước cộng hòa này tự trị rất sớm, 1991, và thực sự là Nga không còn lựa chọn nào nếu không “đánh” Chechnya – cuộc chiến lần thứ nhất – mà đúng hơn là Chechnya “đánh” Nga toàn diện, kinh tế, chính trị, tội phạm... trên toàn nước Nga.
Chủ quyền hay chính trị thì có thể chia ra nhiều quốc gia, nhiều vùng tự trị chứ mafia lại chia biên giới theo cách hơi khác, nên đó là chủ đề của câu chuyện khác. Yeltsin “đánh” Chechnya theo ý kiến chủ quan của tác giả là hoàn toàn hợp lý và bắt buộc phải làm, chỉ có cái đánh không thắng, đến 1996 phải ký hiệp định hòa hoãn thì có thể trách cứ Yeltsin trong chuyện đó...
Về kinh tế thì chả cần bất cứ phân tích nào, chỉ cần thấy mức sống kém đi quá nhiều là biết cả Yeltsin, cả Chính phủ Nga chả thể làm được gì ra hồn. “Liệu pháp shock” là một trong các chính sách của đội hình Yeltsin về kinh tế (mà do Mỹ tư vấn và chỉ đạo) – trong dân gian người ta vẫn nói: “Shock thì quá nhiều chứ “liệu pháp” thì chả có mấy”! 17/8/1998 là một ngày đen tối kinh khủng: tiền mất giá, sau khi Yeltsin lên TV tuyên bố là sẽ không có chuyện đó đâu thì “rúp” mất giá ngay 4 lần!
Yeltsin trong những năm này thay nội các Chính phủ Nga và người đứng đầu như thay áo, nhưng dân Nga khổ quá, đến giờ vẫn rủa xả Yeltsin chính vì những năm bi đát này (mà không muốn nhớ đến những thành quả dân chủ ông ta đem lại). Nhiều người, kể cả các chuyên gia hay phân tích lịch sử theo kiểu “giá dầu xuống thấp” hay “giá kim loại thế giới sụt giảm” mà không chịu nhìn nhận một sự thật, là kết quả cuối cùng về kinh tế sẽ chả khác là mấy đâu, còn việc thời kỳ Yeltsin giá cả nguyên liệu thô bất lợi thì cũng chỉ một lần nữa nói lên quy luật “đã nhọ thì nhọ đủ đường” thôi. Cũng cần nói thêm: những năm gian khó này thì người Việt Nam ở Nga sống không tồi, hình như chúng ta quen sống trong môi trường “láo nháo” và quen chịu khổ hơn dân Nga, nên dù có khổ mấy vẫn kiếm được ra tiền (vẫn dễ kiếm sống hơn ở trong nước).
Các triệu phú đầu tiên người Việt của Liên Xô cũ đã lập thân vào đúng thời gian bão táp này đây! Cũng trong thời gian này Trung Quốc đưa người sang Nga cấp tập, từ chỗ không biết bất cứ điều gì, mọi sự phải nhờ vả đến người Việt (vì Trung Quốc từ thời Khrushev đã hầu như không đưa sinh viên sang Liên Xô học nữa, ngoài vài ngành nghệ thuật) họ nhanh chóng hòa nhập và đến những năm cuối 9X đã vững vàng, có thế lực và thao túng nền kinh tế Nga đáng kể (hơn hẳn người Việt rồi).
1996 Yeltsin yêu cầu Clinton giúp 2,5 tỷ đô tín dụng để dùng cho quá trình tái tranh cử. Clinton đồng ý, chưa kể bật đèn xanh cho Quỹ tiền tệ quốc tế bơm cho Nga 10,2 tỷ $ trước cuộc bầu cử 4 tháng nữa! Chưa kể những “tiểu tiết” kiểu như cử những nhà tư vấn chính trị Mỹ sang tham gia vào đội ngũ bầu cử của Yeltsin. Cách ủng hộ cho đương kim Tổng thống cũng rất “tây”: rất nhiều các đoàn ca nhạc nhẹ với toàn ngôi sao được cử đi khắp các vùng miền của nước Nga để biểu diễn và hô hào bầu cho “Boris”.
9/1999 Yeltsin kể về người nối nghiệp cho Clinton, giới thiệu về Putin và hy vọng 2 người sẽ hợp tác tiếp tục, đầu tiên là Mỹ phải ủng hộ Putin trong đợt bầu cử 2000. Còn 11/1999 là cuộc nói chuyện cuối cùng:
“…
-Bill, tôi nhờ anh một việc. Đơn giản là hãy cho nước Nga châu Âu đi! Mỹ có ở châu Âu đâu? Việc châu Âu phải để người châu Âu xử lý. Nga là nửa châu Âu, nửa châu Á đấy!
-Thế anh định muốn cả châu Á nữa à?
-Tất nhiên, tất nhiên, Bill. Thật ra thì chúng ta phải thống nhất với nhau về tất cả mọi chuyện này.
-Tôi không nghĩ rằng dân châu Âu sẽ rất “thích thú” chuyện này.
-Không tất cả đâu. Nhưng tôi là dân châu Âu. Tôi sống ở Moscow, mà Moscow đấy là châu Âu, và tôi khoái điều này. Anh có thể lấy tất cả các nước khác và đảm bảo an ninh cho họ. Còn tôi lấy châu Âu và sẽ đảm bảo an ninh cho nó. Không phải tôi, mà nước Nga đấy…”
(Phát ngôn viên của Tổng thống Putin khi Mỹ bạch hóa các tài liệu này tuyên bố rằng Kremlin không được hỏi trước và thông qua việc “giải mật” này – tuy vậy trung tâm thông tin của Boris Yeltsin lại hoan nghênh…!).
Những năm cầm quyền, nhất là những thời điểm quan trọng Yeltsin hay “đi vào zapoi” – điều này khó dịch chuẩn ra tiếng Việt. Người Slavơ nghiện rượu thỉnh thoảng uống một trận đã đời, tức là thích cái cảm giác say bét nhè, say hẳn xong rồi đi “chữa” sau – mà để họ say hẳn phải uống vài ngày liền thì may ra... Thế nên những giai thoại về “Yeltsin đi vào zapoi” nhiều lắm, thực ra không phải giai thoại gì mà đúng như thế, thậm chí clip về những thời điểm đó đầy trên mạng. Chẳng hạn say líu lưỡi không ra được khỏi máy bay, hay cướp gậy chỉ huy của nhạc trưởng bên Đức để chơi nhạc, hoặc nửa đêm trốn được ra khỏi Nhà Trắng (ở Mỹ) bắt taxi đòi đi mua vodka...
Thế nên việc “triều chính” thì ông chỉ giao cho những người tin cẩn, đứng đầu là cô con gái, rồi chàng rể, rồi, trưởng nhóm cận vệ, rồi huấn luyện viên tenis...(tenis Nga phát triển mạnh có ơn của Yeltsin đấy, có gì đó khá giống với cụ Kiệt nhà ta). Nhưng từ năm 1993-1994 trở đi bắt đầu có “oligarkhi” – những tay tư sản mại bản mới của Nga vây quanh, thì chính sách điều hành của “Tổng thống Nga đầu tiên” bắt đầu là sản phẩm của nhóm này. Tất nhiên “oligarkhi” đều là dân Do Thái hết, nhưng một điều rất ít ai biết, mà chỉ nhiều năm sau đội trưởng cảnh vệ của Yeltsin mới đề cập đến trong hồi ký: Yeltsin là gốc Do Thái. Và không hiểu vô tình để bọn bâu xâu xung quanh chúng hoành hành, hay là chính Yeltsin muốn thế, nhưng những người Nga thân cận với ông dần dần bị đẩy xa ra, mặc dù không phải họ không có tiền, và càng không phải họ không biết uống rượu...
Thể nào cũng có nhiều người bảo: lại “thuyết âm mưu”, nhìn đâu cũng thấy kẻ thù là Do Thái... Vâng, ở đây chuyện Do Thái nó là kết quả hiển nhiên, chứ không phải âm mưu gì nữa, có thể Yeltsin không cố tình nhưng thực tế nó như vậy! Cũng như có những tay Do Thái làm Yeltsin ngứa mắt bị nện cho tới bến, chẳng hạn như Gusinsky – chủ của kênh truyền hình số 1 của Nga – bị “ông già say rượu” ghét cướp luôn cả media lẫn tài sản, may mà chạy sang Anh được. Nhưng những kẻ như Berezovsky, Abramovich... thì luôn ở gần trong tầm tay, và chính họ quyết định ghế bộ trưởng và cao hơn nữa! Nếu không thích nghe “thuyết âm mưu” thì các bạn cứ đổ hết mọi việc cho vođka, cho Clinton và Bush-cha, cho “vận đen” của dân Nga. Còn nếu muốn tìm hiểu sâu hơn nữa thì xin mời, chúng ta bắt đầu, bạn có thể dừng lại bất cứ chỗ nào mà không thấy có thể (tự mình) tìm được bằng chứng không thể chối cãi trên mạng, bây giờ điều đó dễ hơn 20 năm trước rất nhiều rồi!
Sau cuộc bầu bán 1996 ở nhiệm kỳ 2 Tổng thống Yeltsin vài lần “đi vào zapoi” và sau đó quả tim của người cựu vận động viên bắt đầu có vấn đề. Người ta không nhìn thấy ông sau 5/9/1996 khi ông lên TV tuyên bố đi mổ tim. Sau khi cuộc mổ “thành công” Yeltsin vài tháng sau quay lại công sở, tươi tỉnh khỏe mạnh, và bắt đầu không nhận ra người quen thân nữa. Ai muốn so sánh hãy dùng Google hay Yandex để lấy về ảnh của ông những năm 1996-97-98-99 và sẽ thấy rõ đó không phải là một con người. Nhưng quan trọng hơn: các chuyên gia không tìm thấy ảnh “con người” Yeltsin 1995 đổ về trước nữa! Tức là “người đống thế” không phải chỉ có một, nhưng nguyên bản đâu rồi? Thậm chí còn có những ảnh mà bàn tay trái của Yeltsin vẫn đủ 5 ngón như người thường...
Người hoài nghi tất nhiên có thể phản bác: ai mà mất công lo “người đóng thế” làm gì, vì “ông già nát rượu” chỉ còn cầm quyền đến hết 1999 rồi thôi, vớ vẩn, nếu thay thì phải làm tiếp chứ... Vâng, có thể lắm, nhưng Yeltsin dù gì đi chăng nữa cũng không thể cầm quyền quá 2 kỳ hạn cơ mà, và những năm cuối Duma Nga mấy lần muốn ép ông phải từ chức vì thành tích quá tệ! Và những năm 98-99 từ cố đô Sankt-Peterburg ùn ùn kéo về thủ đô Matxcơva khá nhiều quan chức, “hội đồng hương Leningrad” mạnh dần lên rất nhanh ở đây...
Đúng ngày Tết 31/12/1999 trước ngưỡng cửa Thiên niên kỷ mới Yeltsin tuyên bố từ chức Tổng thống trước toàn dân, và sau đó để cho quyền Tổng thống Vladimir Putin chúc mừng dân Nga với ngày lễ. Ông còn sống thêm 7 năm nữa, mà nhiều người (trong đó có tôi trước kia) coi công trạng lớn nhất của Boris Yeltsin đối với nước Nga là tìm ra và đưa lên ngai vàng một “Sa hoàng” mới: Putin. Tôi đã nghĩ như thế, như đa số người Nga, nhưng gần 100% người Việt... mặc dù mãi chưa hiểu được vì sao phải “mổ tim thành công” và trở thành con người khác. Cho đến lúc hiểu ra...
Tác giả: Nam Nguyên