Họ ở trong số những người đầu tiên phát minh ra RNA thông tin (gọi tắt là mRNA), công nghệ đang được sử dụng trong việc điều chế các loại vắc xin Covid-19 nhanh chóng và tân tiến nhất thế giới.
Bà Koriko từng trải qua nhiều năm thất nghiệp, hết tiền mà vẫn phải tìm cách theo đuổi nghiên cứu khoa học. Là vì những gì mà bà theo đuổi là mRNA vốn là lãnh vực không mấy hấp dẫn nên rất khó tìm ra tiền tài trợ.
Kariko sinh năm 17/1/1955 ở thị trấn Kisujszallas (Hungary) trong một gia đình cha làm nghề bán thịt, mẹ là kế toán Nhưng cha mẹ bà lại rất mê môn Sinh học nên thôi thúc con học ngành này. Bà nhận học bổng quốc gia để vào đại học. Bà học xong tiến sĩ, rồi làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu sinh học thuộc Học viện Khoa học Hungary ở Szeged. Tuy nhiên một thời gian sau thì ngân sách cho khoa học của nước bà bị cắt giảm mạnh. Bà thất nghiệp khi mới 30 tuổi, với chồng và 1 con gái. Đi khắp châu Âu tìm cơ hội mà không ăn thua. Bà bán sạch tài sản, vay mượn và qua Mỹ tìm đường mới. Bà và chồng bồng con gái 2 tuổi, giấu 900 bảng Anh có được nhờ bán xe hơi của mình vào một con gấu bông và lên máy bay tới Mỹ.
Khi mới qua, bà học sau đại học tại Đại học Temple và sau khi học xong được nhận vào làm trợ lý cho tiến sĩ Elliot Barnathan tại Đại học Pennsylvania. Tuy nhiên, công việc này không giúp bà có được tài trợ để tiếp tục nghiên cứu mRNA. Rồi ông Barnathan cũng chuyển việc, và Kariko cạn kiệt cả tiền trợ cấp lẫn công cụ nghiên cứu. Đó là 1995, khi bà vừa bị giáng chức trong khi đã chuẩn bị thành giáo sư chính thức của trường, lại bị chẩn đoán bị ung thư.
3 năm sau đó, một buổi chiều năm 1998, bà đi photo tài liệu thì gặp giáo sư miễn dịch học Drew Weissmen ở cùng trường. Trong lúc chờ đợi, Kariko đã kể cho Weissmen về mRNA. Giáo sư Weissmen nhận ra vấn đề. Ông quyết tâm cộng tác với Kariko để cùng phát triển mRNA trong lĩnh vực y sinh học.
Năm 2005, Kariko và Weissman đạt được một bước đột phá lớn, khi họ lần đầu tiên đưa mRNA tổng hợp vượt qua hệ thống miễn dịch của cơ thể con người. Năm 2013, bà trở thành phó chủ tịch tại BioNTech RNA Pharmaceuticals để có thể làm nhà nghiên cứu tại công ty này.
Công trình của họ nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhà sinh học tế bào gốc Canada Derrick Rossi, người sau này đã góp phần sáng lập hãng dược Moderna và đối tác tương lai của Pfizer, BioNTech. Ông cũng là người tin rằng hai nhà khoa học về RNA sẽ nhận giải Nobel cho công trình của họ.
Năm 2023, Karikó được vinh danh vào Đại sảnh Danh vọng Nhà phát minh Quốc gia Mỹ vì nghiên cứu của bà về mRNA. Trong 30 năm lao động cật lực, bà đã nhận được hơn 130 giải thưởng và danh hiệu quốc tế cho công trình tiên phong và có ý nghĩa toàn cầu của mình trong lĩnh vực hóa sinh.
Việc bà không chịu bỏ cuộc, quyết tâm đi Mỹ đã đem lại cho bà giải Nobel và biết bao thành tựu khoa học hữu ích cho loài người. Bà cũng chữa bệnh ổn định. Và cô con gái 2 tuổi ôm con gấu bông giấu 900 bảng là toàn bộ tài sản của vợ chồng bà ngày nào trên máy bay nay đã trưởng thành. Zsuzsanna “Susan” Francia, con gái bà đã trở thành vận động viên chèo thuyền từng nhận hai huy chương vàng Olympic cho nước Mỹ. Con rể của bà là một kiến trúc sư nổi tiếng. Và ông bà đã có 1 cháu trai.
Bà từng viết 1 cuốn hồi ký, và có 2 cuốn sách viết cho thiếu nhi về bà được xuất bản tại Mỹ năm 2023. Tên một trong hai cuốn sách là Không bao giờ bỏ cuộc.
Hình của trang nhà Nobel Prize về 2 nhà khoa học được giải, hình bà Kariko cùng chồng và con gái khi ở Hungary và khi thành đạt tại Mỹ.
----------------------------------
Hungary - đất nước bội thu giải Nobel nhưng chảy máu chất xám
Hungary là nước chỉ có 10 triệu dân nhưng bội thu giải Nobel. Năm nay mới vào mùa giải mà họ đã ẵm luôn 2 giải, nâng tổng số giải đã nhận lên 15. Người Hungary đã nhận được giải thưởng Nobel về Vật lý , Hóa học , Sinh lý học hoặc Y học, Văn học và Kinh tế - trong mọi lĩnh vực ngoại trừ giải Nobel Hòa bình. Chỉ có điều trong 15 người lãnh giải Nobel của Hung, thì cả 15 hoàn toàn sống tại các nước khác. Chủ yếu là Mỹ, Anh, Đức, Canada, Israel. Và nhiều người thực ra chỉ có gốc Hung, cha mẹ họ đã là công dân các nước họ đang sinh sống từ lâu. Có nhiều người thì vì bỏ Hung ra đi mới đạt thành tựu và lãnh giải Nobel.
Hung có diện tích 93.000 km2, chỉ chiếm 1% diện tích châu Âu.
_____________
Philipp EA von Lenard: Ông nhận giải Nobel Vật lý năm 1905 nhưng sống ở Đức và không coi mình là người Hungary.
Robert Bárány: Ông nhận được giải Nobel Y học năm 1914, nhưng sống ở Thụy Điển.
Richard A. Zsigmondy đã nhận được giải Nobel Hóa học năm 1925 và sống ở Đức.
Albert von Szent-Györgyi nhận được giải Nobel Y học năm 1937. Ông là giáo sư tại Đại học Szeged ở Hungary từ năm 1928 đến năm 1945 và chuyển đến Hoa Kỳ vào năm 1947.
George de Hevesy nhận được giải Nobel Hóa học năm 1943 nhưng sống ở Đức, Đan Mạch và Thụy Điển.
Georg von Békésy nhận được giải Nobel Y học năm 1961, sống ở Hoa Kỳ.
Eugene P. Wigner nhận giải Nobel Vật lý năm 1963 và sống ở Hoa Kỳ.
Dennis Gabor nhận được giải Nobel Vật lý năm 1971 và sống ở Vương quốc Anh.
John C. Polanyi là con trai của nhà khoa học tự nhiên Mihály Polányi. Ông đã chia sẻ giải thưởng Nobel về hóa học năm 1986 và sống ở Canada.
George A. Olah nhận giải Nobel Hóa học năm 1994 và sống ở Hoa Kỳ.
John C. Harsany đã nhận giải Nobel Kinh tế năm 1994 và sống ở Hoa Kỳ.
Imre Kertész đã nhận được giải Nobel Văn học năm 2002 và sống tại Đức.
Avram Hershko đã nhận được giải Nobel Hóa học năm 2004 cùng với Aaron Ciechanover và Irwin Rose. Ông sống ở Israel.
Năm 2023 có 2 vị là bà giáo sư Katalin Karikó đồng nhận giải Nobel Y sinh, bà sống tại Mỹ.
Và ông Ferenc Krausz, Nhà nhà vật lý người Hungary gốc Áo đồng nhận giải Nobel Vật Lý. Ông sống ở Đức.