Hiện nay, nước ta quy định khá nhiều khoản thuế, phí cho việc lăn bánh một chiếc ô tô. Con số này khá lớn, thậm chí hơn hẳn giá trị vốn có của xe. Bên cạnh đó, năng lực sản xuất, lắp ráp yếu kém của ngành ô tô trong nước cũng là một hạn chế.

Để sở hữu một chiếc ô tô ở Việt Nam phải chịu những loại thuế, phí khá cao.

Một thực trạng mà nhiều người không khỏi cảm thán hiện nay chính là mức giá để sở hữu một chiếc ô tô tại Việt Nam thật sự rất khó khăn vì chi phí quá cao so với các nước trong khu vực. Và cao hơn cả những cường quốc về ô tô như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc…

Sở dĩ có tình trạng này cũng là do phải chi trả chi phí lớn nhất nằm ở 8 khoản thuế được đánh trên đầu một chiếc xe (đối với xe nhập khẩu), 7 khoản thuế (đối với xe lắp ráp nội địa).

gia-xe-o-to-o-viet-nam-dat-la-do-dau-1678423671.png

Các mẫu xe ngày càng hiện đại và giá thành cao. (Ảnh: Volvo)

Phí trước bạ: Đây là loại phí đánh trên chiếc ô tô được đăng ký lần đầu tiên, có thể khác nhau ở mỗi tỉnh, thành phố những thấp nhất là 10% giá trị xe.

Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc: Nếu xe không nhằm mục đích kinh doanh thì sẽ chi trả hơn 400.000đ/năm với xe dưới 6 chỗ, gần 800.000đ/năm với xe từ 6-11 chỗ.

Phí bảo trì đường bộ: Xe chở người thuộc sở hữu cá nhân dưới 10 chỗ sẽ chịu mức phí khoảng 130.000đ/tháng, nếu sở hữu của công ty thì 180.000đ/tháng.

Phí cấp biển: Tùy vào địa phương mà khoản phí này dao động từ 200.000đ - 2.000.000đ, áp dụng cho xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi.

Phí kiểm định: Khoản phí này phục vụ cho việc kiểm tra toàn bộ yêu cầu kỹ thuật về chất lượng cũng như độ an toàn trước khi lưu thông.

Thuế giá trị gia tăng: Đây là loại thuế dành riêng cho mọi dòng xe ở Việt Nam với mức thuế suất 10%.

Thuế nhập khẩu: Hiện nay tất cả ô tô nhập khẩu đều phải chịu mức thuế trên 50%. (Xe lắp ráp trong nước không phải chịu loại thuế này).

Thuế tiêu thụ đặc biệt: Đây là mức thuế nặng nhất để có thể lăn bánh một chiếc xe ô tô tại Việt Nam, với mức thuế suất có thể lên đến cao nhất là 150%.

gia-xe-o-to-o-viet-nam-dat-la-do-dau-1-1678423694.png

Để sở hữu chiếc ô tô cần phải chi trả rất nhiều thuế phí. (Ảnh: Sưu tầm)

Sở dĩ xe ô tô phải chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt cao như thế là vì vốn dĩ, hệ thống cơ sở hạ tầng của nước ta chưa thể cho phép mỗi người đều có thể lái xe ô tô làm phương tiện đi lại. Việc điều chỉnh mức thuế suất cao sẽ góp phần hạn chế người tiêu dùng, khiến nhiều người có ý định mua xe ô tô phải ngần ngại. Điều đó sẽ giảm thiểu tình trạng quá tải giao thông. Cũng đồng thời cải thiện và cân bằng môi trường sinh thái đang ô nhiễm như hiện tại.

Thực trạng của ngành ô tô nước nhà

Theo Bộ Công Thương, bên cạnh việc thuế, phí cao, thì sản lượng tích lũy trong nước thấp cũng là nguyên nhân gây đội giá ô tô.

Mới đây, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Bộ Tài chính về đánh giá tác động của việc không áp dụng quy định về mức độ rời rạc đối những linh kiện của ô tô khi nhập khẩu.

Cụ thể, tổng năng suất lắp ráp xe của nước ta vào khoảng hơn 700.000 xe/năm. Trong đó có hơn 40 doanh nghiệp đáp ứng được khoảng ⅔ thị phần xe dưới 9 chỗ.

Việt Nam là thị trường tiềm năng hàng đầu khối ASEAN nhưng khả năng của nước ta chỉ dừng ở những công đoạn cơ bản như sơn, hàn, lắp ráp, kiểm tra…  Điều đó cho thấy trình độ kỹ thuật chuyên ngành ô tô của chúng ta còn khá thấp.

gia-xe-o-to-o-viet-nam-dat-la-do-dau-3-1678423777.png

Ô tô ở Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu. (Ảnh: Oto)

Năng lực sản xuất kém xa so với công suất thiết kế là một trong những vấn đề bất cập hiện tại. Dù đã cải thiện nhiều so với trước đây nhưng không thể so sánh được với xe nhập khẩu.

Những điểm thiếu hụt trong ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam có thể kể đến như thiếu sợi dây liên kết giữa các doanh nghiệp khiến cho việc hình thành hệ thống quy mô lớn các nhà cung - ứng nguyên vật liệu, sản xuất linh kiện gặp nhiều khó khăn. Khiến cho chi phí bị đội lên rất nhiều vì phải nhập khẩu linh kiện.