Nhiều người nghĩ Facebook, Twitter là một đế chế có quyền lực vô song, cao hơn cả chính phủ, họ có quyền và thực tế đã cấm vĩnh viễn (blocks) cả trang của cá nhân của tổng thống Donald Trump và nhiều fans của ông trên nền tảng của họ.

Nhưng về mặt công nghệ, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) còn có quyền block cả Facebook và Twitter không cho khách hàng của họ truy nhập Fb và Twitter. Chưa hết chính phủ các quốc gia trên thế giới cũng có thể làm được việc là cấm toàn bộ những ai đang sinh sống trên lãnh thổ của mình truy nhập Fb, Twitter.

o o O o o

Một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) ở Idaho đã quyết định phản đối việc kiểm duyệt của Fb, Twitter bằng cách chặn người dùng của họ truy cập Twitter và Facebook.

"Chúng tôi nhận thấy rằng Twitter và Facebook đang tham gia vào việc kiểm duyệt thông tin và khách hàng của chúng tôi", Priest River, Idaho ISP Your T1 WIFI nói với những người đăng ký của mình trong một email.

"Công ty chúng tôi không tin rằng một trang web hoặc trang mạng xã hội có thẩm quyền kiểm duyệt những gì bạn nhìn thấy và đăng và ẩn thông tin với bạn, ngăn bạn xem những gì bạn bè và gia đình của bạn đang đăng", email viết. "Đây là lý do tại sao với số lượng mối quan tâm, chúng tôi đã đưa ra quyết định chặn hai trang web này không được truy cập từ mạng của chúng tôi."

o o O o o

Ngày hôm qua, lãnh đạo Đức và Pháp cũng đã lên tiếng phản đối Fb, Twitter về việc đã cấm Tổng thống Trump sử dụng các nền tảng của họ.

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã phản đối các quyết định này, ngày hôm qua bà nói rằng các nhà lập pháp nên đặt ra các quy tắc quản lý quyền tự do ngôn luận chứ không phải là các công ty công nghệ tư nhân.

Steffen Seibert, người phát ngôn chính của bà, cho biết: “Thủ tướng coi việc đóng hoàn toàn tài khoản của một tổng thống đắc cử là có vấn đề. Các quyền như tự do ngôn luận “có thể bị can thiệp, nhưng theo luật và trong khuôn khổ do cơ quan lập pháp xác định - không phải theo quyết định của công ty”.

Lập trường của nhà lãnh đạo Đức được chính phủ Pháp lặp lại. Bộ trưởng phụ trách các vấn đề của Liên minh châu Âu Clement Beaune cho biết ông “bị sốc”, "Cần phải có quy định công khai về các nền tảng trực tuyến lớn”. Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp Bruno Le Maire cũng đã nói rằng “nhà nước nên chịu trách nhiệm về các quy định, thay vì tổ chức tài chính kỹ thuật số, và gọi công nghệ lớn là “một trong những mối đe dọa đối với nền dân chủ”.

Ứng cử viên đối lập ở Nga Aleksei Navalny đã cáo buộc Twitter và Fb rằng "đây là một hành động kiểm duyệt không thể chấp nhận được", rằng "tiền lệ này sẽ bị lợi dụng bởi những kẻ thù về quyền tự do ngôn luận trên khắp thế giới."