Một số khu vực đang tìm cách thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn trong bối cảnh tình trạng thiếu chip toàn cầu đang ảnh hưởng đến tất cả các ngành công nghiệp. Liên minh châu Âu (EU) đang muốn trở thành một tay chơi lớn hơn trong lĩnh vực này và họ đã công bố kế hoạch trị giá 49 tỷ USD để đạt được điều đó. Cơ quan hành pháp của EU đã tiết lộ Đạo luật Chips Châu Âu giúp giảm sự phụ thuộc nguồn cung vào Châu Á.

chiptsmc-20220113204242-1644563379.jpeg

EU tin rằng kế hoạch này sẽ giúp châu Âu khai thác thế mạnh của mình trong các lĩnh vực như nghiên cứu và sản xuất, đồng thời giải quyết những điểm yếu của khu vực. Đạo luật này nhằm mục đích thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy sản xuất và giám sát việc cung cấp chất bán dẫn.

Kế hoạch cũng yêu cầu sự chấp thuận của các quốc gia thành viên và Nghị viện châu Âu, nhắm vào các khoản đầu tư công và tư nhân để giảm thiểu tối đa sự gián đoạn sản xuất tương lai đối với chuỗi cung ứng chip. EU cũng muốn tăng gấp đôi thị phần bán dẫn toàn cầu lên 20% vào năm 2030.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết: “Đạo luật về chip của châu Âu sẽ là một yếu tố thay đổi cuộc chơi đối với khả năng cạnh tranh toàn cầu của châu Âu. Và trong trung hạn, việc này sẽ giúp đưa châu Âu trở thành khu vực dẫn đầu của ngành nhờ chiến lược này. "

Đạo luật Chips được ra mắt ngày sau nỗ lực thúc đẩy sản xuất chip ở Mỹ tháng trước. Trong tháng 2, Hạ viện đã thông qua Đạo luật Cạnh tranh của Mỹ, trong đó dành 52 tỷ USD trợ cấp cho sản xuất chất bán dẫn cũng như gần 300 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển. Tổng thống Joe Biden có kế hoạch ký dự luật thành luật nếu nó được thông qua Thượng viện.

Luật pháp của cả hai bờ Đại Tây Dương có thể dẫn đến một cuộc chiến giữa châu Âu, Mỹ và châu Á để thu hút các nhà sản xuất chip. Nếu các nhà lập pháp chấp thuận, các kế hoạch sẽ thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn toàn cầu, điều này sẽ mang lại lợi ích cho quá trình sản xuất những thứ như thiết bị y tế, xe điện và máy chơi game.