Theo trình bày của các nhà đầu tư và doanh nghiệp liên quan thì đã có 84 dự án năng lượng tái tạo bị chậm rất nhiều tiến độ về vận hành thương mại, do ảnh hưởng của dịch Covid 19 trước đó. Điều này khiến cho nhiều dự án không kịp hưởng giá điện cố định (FIT) như trước đây. Khiến nhiều doanh nghiệp và các nhà đầu tư lao đao, điêu đứng.

dung-truoc-nguy-co-pha-san-36-doanh-nghiep-kinh-doanh-nang-luong-tai-tao-dong-loat-kien-nghi-len-thu-tuong-chinh-phu-1678938502.jpeg

Các nhà đầu tư đứng trên bờ vực phá sản, mỏng manh như sợi tơ

Các nhà đầu tư và doanh nghiệp đã phải lao đao chờ đợi trong thời gian đủ dài, để thủ tướng chính phủ ban hành nghị quyết về cơ chế giá phát điện mới. Tuy nhiên, những quy định thực hiện để phát triển các dự án điện gió và điện mặt trời khiến nhà đầu tư vô cùng lo lắng và suy nghĩ về việc phải đóng cửa vì nguy cơ phá sản gần kề. Vì lẽ đó những doanh nghiệp này đã đồng loạt phản ánh và thống nhất bày tỏ mong muốn các bộ ngành xem lại và giải quyết về giá điện trong kiến nghị gửi Thủ Tướng Chính Phủ.

Các doanh nghiệp lo ngại, “giá” phát điện nếu thiếu hợp lý sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến môi trường đầu tư, nguồn vốn đầu tư nước ngoài không được thu hút - vì lý do mất đi sự ổn định chính sách phát triển năng lượng sạch; ảnh hưởng không ít tới hệ thống ngân hàng cũng như tài chính.

Theo tính toán của doanh nghiệp và các nhà đầu tư: Nếu như cơ chế mới được áp dụng như vậy thì, 34 dự án đã hoàn thành đầu tư xây dựng sẽ có nguy cơ vỡ phương án tài chính vì tính sơ bộ tổng vốn đã đầu tư gần 85.000 tỷ đồng - trong đó khoảng trên 58.000 ngàn tỷ đồng được từ vốn ngân hàng. Xác suất nợ xấu, doanh nghiệp và ngân hàng khó thu hồi vốn là rất cao.

Việc giao cho EVN/EPTC xác định giá và sử dụng đề xuất chưa qua thăm dò ý kiến với bên tư vấn độc lập, và nó cũng chưa hề phù hợp với thực tại. Cơ chế giá phát điện (áp dụng từ ngày 1/1/2021 và dự án điện gió áp dụng từ 1/11/2021) cho dự án điện mặt trời, chưa được Bộ Công Thương đề cho vào dự thảo đề xuất. Cũng chưa được quyết định tại Quyết định 39 và Quyết định 13. 

Đề xuất tính toán lại cơ cấu giá điện

Trong văn bản kiến nghị của các nhà đầu tư, họ đề xuất tính toán lại khung giá điện theo Quyết định 21: Tuân thủ đầy đủ, nghiêm chỉnh những thủ tục ban hành khung giá phát điện, tư vấn độc lập tính khung giá phát điện đồng thời tuân thủ những yêu cầu liên quan đến việc tham vấn với Bộ Tài Chính, Hội Đồng Tư Vấn, đảm bảo rằng khách quan, minh bạch.

Kế tiếp là kiến nghị với điều hành chức trách hãy ban hành thông tư để hướng dẫn cụ thể cho các dự án chuyển đổi về hợp đồng mua bán điện.

Các chính sách trên, có thể sẽ giúp các doanh nghiệp và nhà đầu tư an tâm phần nào. Đồng thời xoa dịu họ để tiếp tục đầu tư và phát triển các dự án. Tránh thiệt hại kinh tế, giảm nguy cơ gia tăng nợ xấu.

Các nhà đầu tư về năng lượng tái tạo này cũng đặt mong muốn và đề xuất gửi đến Thủ Tướng ban hành cơ chế DPPA trong thời gian tới. Mục đích chính vẫn là đưa thị trường bán buôn điện hiện tại của Việt Nam có thể cạnh tranh vào nhiều hoạt động hiệu quả. Xét thực tế cho thấy nhiều bên có nhu cầu sử dụng điện với số lượng lớn đã sẵn sàng mua điện từ các dự án hiện tại. Và cơ chế DPPA sẽ là một trong những phương án bổ sung cực kỳ cần thiết để các doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư điện mặt gió, điện mặt trời có thể vững tin đi vào hoạt động và thu hồi vốn một cách triệt để.