Mọi chuyện không có gì để nói nếu tháng 4 vừa rồi Phó Thống Đốc Đào Minh Tú không phát biểu về việc Dự trữ Ngoại hối của VN cuối năm 2023 đạt ~ 100 tỷ $. Con số này cao hơn ~10 tỷ $ so với con số IMF công bố được dẫn đến các nguồn như TradingEconomic, CEIC, Bloomberg,.... và dĩ nhiên là cả nền tảng dữ liệu tài chính trong nước như WiGroup. Một số nguồn tin còn cung cấp con số giật mình 8x tỷ $ (với x mầm non).

Bài viết này sẽ mổ xẻ vấn đề hoàn toàn dựa trên quan điểm của cá nhân mình. Một người đã dành hơn 10 năm nguyên cứu Kinh tế Tài chính và đồng thời cũng là người đang sở hữu công ty dữ liệu tài chính quy mô lớn tại Việt Nam, hy vọng sẽ có ích về mặt thông tin.

Con số chênh tới 10-20 tỷ $ là con số rất lớn, tác động không nhỏ đến thị trường tài chính và vấn đề là các nguồn mình chia sẻ ở trên thì xét theo "nghĩa đen" đều đáng tin cậy cả mới đau đầu. Mình nghĩ là bản chất có lẻ chỉ là cách tính khác nhau, nhưng vấn đề là cách tính nào với phù hợp. Riêng mình thì tin vào con số cuối năm 2023 đạt ~90 tỷ $ hơn (Ex Gold, nếu cả Gold thì cộng thêm tầm 0.7 tỷ $ thôi).

Có 3 lý do để mình tin như vậy:

1. Con số ~100 tỷ USD của PTĐ Tú trùng với dữ liệu được chụp lại từ nên tảng Bloomberg (hình 2 đính kèm), như vậy có thể chú Tú lấy từ terminal nhưng con số này có phần hơi bất ổn. Vì nếu như vậy đỉnh điểm dự trữ ngoại hối của VN vào tháng 1/2022 sẽ là ~150 tỷ $ chứ không phải 109.65 tỷ $ như chúng ta vấn biết. Nếu thế này thì quá khủng nhưng vấn đề là đã bao giờ ai thấy con số 150 tỷ USD này xuất hiện trong bất cứ lời phát biểu hay công bố của các tổ chức bao giờ chưa? Có nghĩa rằng đây không phải là cách tính phổ biến, chính SBV trước giờ cũng không sử dụng số liệu này.

du-tru-ngoia-hoi-cua-viet-nam-1713756678.jpg
Con số này có phần hơi bất ổn. Vì nếu như vậy đỉnh điểm dự trữ ngoại hối của VN vào tháng 1/2022 sẽ là ~150 tỷ $ chứ không phải 109.65 tỷ $ như trước. Nếu thế này thì quá khủng nhưng vấn đề là đã bao giờ ai thấy con số 150 tỷ USD này xuất hiện trong bất cứ lời phát biểu hay công bố của các tổ chức bao giờ chưa? Có nghĩa rằng đây không phải là cách tính phổ biến, chính SBV trước giờ cũng không sử dụng số liệu này.

2. Mình kết nối giữa dữ liệu Dự trữ Ngoại hối theo cách tính 90 tỷ $ và Dữ liệu Cán Cân Tổng Thể (trong BOP) thì mình thấy nó rất phù hợp với nhau (Hình 1 đính kèm), còn theo cách tính mà terminal công bố thì nó "tréo nghoe" với nhau. Không lẽ chỉ trong năm 2022 chúng ta mất tới 40 tỷ $ dự trữ ngoại hối trong khi BOP thực tế chỉ âm 22.7 tỷ $, con số này quá vô lý. Vậy nên thú thực mình không tin tưởng con số trên terminal ~100 tỷ $.

du-tru-ngoai-hoi-1713756697.jpg
Mình kết nối giữa dữ liệu Dự trữ Ngoại hối theo cách tính 90 tỷ $ và Dữ liệu Cán Cân Tổng Thể (trong BOP) thì mình thấy nó rất phù hợp với nhau, còn theo cách tính mà terminal công bố thì nó "tréo nghoe" với nhau.

3. Số liệu hiện tại Wi có chỉ mới update đến T11/2023, vậy nên nhiều quan điểm cho rằng nhỡ SBV đã mua thêm 10 tỷ $ vào T12/2023 và T1/2024. Điều này thực sự quá "bất khả thi" nếu xét trên 2 khía cạnh: (1) Diễn biến tỷ giá những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024 không hề ủng hộ việc mua khối lượng lớn như thế, (2) Cán cân tổng thể Q4.2023 thặng dư khoảng 2.48 tỷ $, nếu tính toàn quý 4 thì cùng lắm SBV chỉ có thể mua vào 1.x tỷ $ với x trung học mà thôi, không có nguồn nào để hút về được tới 10 tỷ $. Vậy nên chắc chắn nguồn chú Tú công bố có cách tính hoàn toàn khác với chuẩn phổ thông đang được các tổ chức trong nước và quốc tế sử dụng.

Như vậy câu trả lời cho vấn đề Dự trữ ngoại hối thực sự là bao nhiêu thì chắc chúng ta đã có kết quả. Trong tương lai nếu có nhận về con số khác với công bố vừa qua thì cũng đừng quá lo lắng. Nhấn mạnh rằng đây hoàn toàn là quan điểm cá nhân và không thể tránh khỏi những sai sót.

- Thằng nghiện dữ liệu