Doanh nhân Cao Minh Sơn được biết đến như một nhà sáng lập và lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên, không ít dự án mà ông quản lý đang rơi vào tình trạng đình trệ nhưng các dự án này toàn nằm trên "đất vàng".
Là người đứng đầu tại các doanh nghiệp như:
- Công ty Cổ phần Sông Châu.
- Công ty Liên doanh Khách sạn Indochine (Hà Nội).
- Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Phúc Thịnh.
- Công ty Cổ phần Sản xuất Nhật Minh.
- Công ty TNHH MTV Xuất Nhập khẩu Sản xuất Nhật Minh.
- Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Bình An.
- Công ty Cổ phần An Bình Sài Gòn.
- Chi nhánh Công ty Cổ phần Sông Châu tại Hà Nội.
- Công ty Cổ phần Phát triển Du lịch Châu Sơn.
- Công ty Cổ phần Dệt May Đông Á.
- Công ty Cổ phần Sản xuất - Xuất nhập khẩu Lâm sản và Hàng tiểu thủ công nghiệp.
Ông Cao Minh Sơn đã tạo dựng được danh tiếng nhờ vào các thương vụ chiến lược và việc hợp tác cùng doanh nghiệp nhà nước, nhờ vào đó mà ông kiểm soát nhiều khu đất đắc địa tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, trở thành một trong những gương mặt nổi bật của ngành bất động sản. Nhưng cho dù nắm nhiều "đất vàng" thì các dự án đến nay vẫn chưa triển khai và dính nhiều vi phạm.
► Khu đất rộng hơn 11.165 m² tại số 9 Trần Thánh Tông, quận Hai Bà Trưng từng được phê duyệt để xây dựng một dự án thương mại hỗn hợp. Dự án này do Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Đất Việt là một doanh nghiệp thuộc sở hữu của Cao Minh Sơn cũng liên kết với Dược phẩm Trung Ương 2 thực hiện.
Tuy nhiên, cho đến nay, khu đất vẫn bị bỏ hoang với những công trình xuống cấp, chỉ được sử dụng làm bãi trông giữ xe, không có dấu hiệu của việc khởi công như dự kiến.
►Còn khu đất 99C Phổ Quang có diện tích hơn 9.252 m², từng được kỳ vọng trở thành tổ hợp chung cư cao cấp. Dự án này do Công ty Cổ phần Bất động sản Lạc Hồng cũng là một liên doanh giữa Công ty Đầu tư Tài chính Đất Việt và Công ty Satraco đầu tư thực hiện. Mặc dù đã được bàn giao mặt bằng từ năm 2010, dự án đến nay vẫn "án binh bất động," dẫn đến việc bị cơ quan chức năng đề nghị thu hồi vì chậm tiến độ.
►Dự án tại số 343 Trần Khát Chân, Hà Nội, cũng không thoát khỏi tình trạng tương tự. Khu đất vàng này đã được giao từ năm 1996, nhưng đến nay vẫn chưa được sử dụng đúng mục đích, trở thành một điểm nhấn tiêu cực trong hành trình kinh doanh của ông.
Ba dự án lớn đều rơi vào tình trạng đình trệ, không chỉ gây lãng phí tài nguyên mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường bất động sản.
Các dự án bị đình trệ của Cao Minh Sơn khiến các nhà đầu tư lo ngại mà còn đặt ra câu hỏi lớn về trách nhiệm của lãnh đạo. Với áp lực từ thị trường và chính quyền, nếu không có những giải pháp quyết liệt và kịp thời chưa biết được cơ ngơi của ông như thế nào?
------------------