Chuyện thật như đùa chỉ có ở nước ta, khi mang tiền đi mua nhà lại bị dính nợ xấu. Chuyện là hơn 300 khách hàng của Tập đoàn Novaland đang rơi vào tình trạng phát sinh nợ khi mua nhà ở các dự án công ty này.

Theo số liệu từ nhiều nguồn, số lượng khách hàng phát sinh khoản nợ khi mua nhà ở tại một số dự án như Aqua City, NovaWorld Phan Thiết và dự án NovaWorld Hồ Tràm đã lên tới 307 người.

Với 307 người này thì tổng số tiền giao dịch đang ở mức 3.800 tỷ, trong đó hơn 1.200 tỷ là số tiền các ngân hàng vay đã hoàn tất giải ngân.

di-mua-nha-cung-bi-dinh-no-xau-chuyen-nhu-that-khi-la-khach-hang-cua-tap-doan-novaland-1720427228.jpg

$$$ Tổng kết lại số khách bị “xui” khi đi mua nhà mà dính nợ xấu là 100 người, còn lại là khách hàng bị nhảy vào nhóm nợ.

Theo lời kể của một khách hàng giấu tên N, thì khách này đang có khoản nợ hơn 5 tỷ và đã rơi vào nhóm nợ xấu từ tháng 4 năm nay.

Khách N kể lại, trong tháng 2/2021 vị khách này đã quyết định mua một căn nhà tại đảo Phượng Hoàng của dự án với giá khoảng 14 tỷ. Cụ thể, khách N đã cọc trước 10% để "giữ" chỗ và ký biên bản thỏa thuận ba bên giữa Novaland và ngân hàng.

Và có bên thứ 3 sẽ làm hồ sơ vay 40% kéo dài trong 20 năm, thêm vào đó là sẽ hỗ trợ lãi suất trong 2 năm đầu theo chính sách bán hàng. Nên vị Khách N đã thanh toán cho Tập đoàn Novaland là 9 tỷ, trong đó tiền vay từ ngân hàng là khoảng 5,6 tỷ.

Điều kinh khủng với khách hàng, là chính sách hỗ trợ mua nhà lại đột ngột dừng lại và đây cũng là thời điểm khoảng nửa năm trước thời hạn được hỗ trợ. :)

Vị khách này vẫn tiếp tục đóng tiền để trả nợ mong có thể ký hợp đồng mua bán vào năm 2022. Điều lạ thay, Tập đoàn Novaland bất ngờ thông báo di dời ngày ký hợp đồng đến thêm 2 năm tức đến cuối năm 2024, làm khách trở tay không kịp.

Không chấp nhận việc Novaland thông báo dời lịch ký hợp đồng, nên khách N đã không trả nợ cho ngân hàng và đồng thời rơi vào nhóm khách hàng có nợ xấu.

Theo nhiều nguồn tin, hiện một phần khu đô thị Aqua City vướng pháp lý về quy hoạch, còn NovaWorld Ho Tram còn vướng về thủ tục hành chính khiến tiến độ bị đình trệ nhiều tháng.

……………………………

Đoạn bên dưới là phản hồi từ Novaland và Ngân hàng được trích từ Vnexpress

Ngay từ giai đoạn đầu khi thị trường gặp khó khăn, bằng hết khả năng của mình, Novaland cũng đã nỗ lực áp dụng mọi biện pháp để đảm bảo quyền lợi với Khách hàng tại các dự án do Novaland phát triển. Điển hình như thay đổi hình thức hỗ trợ lãi suất với các phương án hoàn trả lãi suất kèm các ưu đãi đặc biệt tại thời điểm dự kiến ký Hợp đồng mua bán hoặc thời điểm dự kiến bàn giao nhà.

Theo đó, các quyền lợi Công ty cam kết với Khách hàng vẫn được đảm bảo. Công ty đề xuất thay đổi hình thức chi trả bằng việc khách hàng tự thanh toán lãi vay ngân hàng các đợt còn lại, Công ty sẽ thanh toán lại toàn bộ số tiền lãi vay mà khách hàng thanh toán cộng chi trả thêm tiền lãi theo lãi suất 12%/năm trên số tiền mà Khách hàng tự thanh toán với ngân hàng. Đối với những Khách hàng tất toán khoản vay bằng vốn tự có trong thời gian hỗ trợ lãi suất, Công ty còn ưu đãi giảm thêm 3-5% trên giá trị tất toán. Song song đó, Khách hàng cũng được linh hoạt chuyển đổi sản phẩm tại những phân khu đảm bảo các điều kiện pháp lý liên quan, áp dụng các ưu đãi cho Khách hàng theo từng trường hợp....


Tuy nhiên hiện nay, với những vướng mắc pháp lý vẫn chưa được hoàn thiện và giải quyết triệt để tại các dự án mặc dù đã bàn giao, đang phát triển hay đang làm thủ tục phát triển đã dẫn đến việc thực hiện cam kết với khách hàng chưa được như kỳ vọng. Những khó khăn sớm được tháo gỡ là tiền đề quan trọng để Doanh nghiệp tiếp tục thực hiện các thủ tục liên quan, tái tục triển khai và sớm hoàn thành dự án đưa vào hoạt động, đảm bảo các cam kết với khách hàng.

Trên thực tế, việc cho vay thanh toán tiền đặt cọc với dự án bất động sản hình thành trong tương lai tương tự hình thức đồng giải ngân. Khách hàng nộp một phần tiền cọc để mua tài sản và ngân hàng cùng thời điểm cũng giải ngân một tỷ lệ vốn tương ứng.

Sau các lùm xùm trên thị trường, Ngân hàng Nhà nước từng dự thảo quy định pháp lý, muốn cấm nhà băng không được cho vay thanh toán tiền đặt cọc để thực hiện các giao dịch trong tương lai mà tại thời điểm đó dự án chưa đủ điều kiện pháp lý. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường khó khăn, quy định này sau đó tạm hoãn theo yêu cầu của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Nhìn nhận sự việc trên, lãnh đạo một công ty tư vấn bất động sản tại TP HCM, cho rằng trong thời điểm này, các bên cần nghiêm túc ngồi lại làm việc với nhau để tìm ra cách giải quyết trung hòa, có lợi mỗi bên vì "chỉ những người trong cuộc mới hiểu bản thân muốn gì và làm được những gì". Điều này không chỉ hỗ trợ khách hàng mà còn giúp chủ đầu tư tránh mất uy tín và thiệt hại về giá trị thương hiệu, ngân hàng cũng sớm có phương hướng thu hồi nợ.

Từ sự vụ này, ông muốn lưu ý các khách hàng "mua nhà trên giấy" cần lượng sức và tỉnh táo trước khi đặt bút ký thỏa thuận mua nhà, nhất là ở những phân khúc mang nặng tính đầu tư thay vì có nhu cầu ở thực như ba dự án trên của Novaland. Thị trường trước nay luôn có nhiều chủ đầu tư nhận đặt cọc, thu tiền trước thông qua văn bản thỏa thuận ngay khi dự án vừa tiến hành xây dựng.

-------------------------------

 

►Theo mọi người, liệu có thêm nhiều khách hàng bị như vậy ở các dự án khác nhau của chủ đầu tư này không? Điều lạ thay, mang tiền đi mua nhà mà còn bị nợ xấu, ai mua nhà cẩn trọng nha.♦