di-lam-hay-nho-dung-xem-cong-ty-nhu-gia-dinh-1675086754.png
 

Và tôi m.ất thời gian rất lâu để rời khỏi sự nhầm lẫn xem công ty là gia đình, cũng như nhiều bạn bè bắt đ.ầ.u đi làm thời đó.

Khi coi công ty là gia đình, ta m.ù qu.áng quên m.ất những quyền và nghĩa vụ của người đi làm. Nhiều bạn bè của tôi khi mới vào nghề đã không dám hỏi sếp về lương, bảo hiểm, trợ cấp đi lại, trợ cấp đ.ộ.c h.ạ.i vì sếp coi bạn là… em trai/ em gái.

Nghĩa là ở đây, bạn hoàn toàn không được hưởng những quyền bình thường nhất của người lao động, chỉ vì sếp là “gia đình”. Nhiều người làm việc suốt 2 năm trời cho một công ty hoàn toàn không có trò chuyện về hợp đồng ngắn hạn hay dài hạn, mà chỉ toàn những lời hứa suông kiểu: “Mình anh em trong nhà, anh sẽ lo cho em” hay “Công ty sẽ luôn đứng về phía em, em yên tâm”.

Không có quyền lao động, nghĩa vụ lao động cũng sẽ lỏng lẻo. Vì bạn ấ.m ứ.c không có đủ hỗ trợ như đồng nghiệp, bạn có xu hướng thể hiện kém hơn, chậm chạp hơn, hoặc ỷ lại vì sếp như “anh trai” nên thôi ngủ dậy trễ mai vẫn làm xong việc là được. Thái độ “gia đình” ở đây có h.ại cho cả con đường sự nghiệp của bạn và quyền của bạn.

7 yếu tố giúp bạn thành công ở công ty Nhật - Báo Người lao động

Là người đi làm, tôi không coi công ty là gia đình, vì:

1. Khi coi công ty là gia đình, ta m.ù qu.áng quên m.ất những quyền và nghĩa vụ của người làm việc.

2. Khi coi công ty là gia đình, ta sợ r.ời b.ỏ nó.

3. Khi coi công ty là gia đình, ta dễ đ.á.nh m.ất giá trị bản thân mình (Nếu không có công ty thì A/B/C chẳng là gì cả).

4. Khi coi công ty là gia đình, ta nhầm lẫn giữa mái nhà và công việc.

Với tôi, công ty không phải gia đình và tôi sẵn sàng ra đi khi có lựa chọn mới trong công việc. Nhưng công ty là nơi đem lại cho tôi những bạn bè, anh chị mà sau công việc họ trở thành người thân thuộc. Dù tôi nghỉ việc, sếp vẫn là thầy, là bạn. Đồng nghiệp vẫn là bạn thân, đi chơi hoặc đi học cùng nhau.

Nguồn: Khải Đơn