►DHL là thương hiệu toàn cầu hàng đầu trong ngành logistics. Các bộ phận DHL cung cấp danh mục dịch vụ logistics đa dạng, từ giao hàng bưu kiện trong nước và quốc tế, giải pháp vận chuyển và hoàn thiện đơn hàng thương mại điện tử, chuyển phát nhanh quốc tế, vận tải đường bộ, đường hàng không và đường biển đến quản lý chuỗi cung ứng công nghiệp. Với khoảng 395.000 nhân viên tại hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, DHL kết nối mọi người và doanh nghiệp một cách an toàn và đáng tin cậy, tạo điều kiện cho các luồng thương mại bền vững toàn cầu. Với các giải pháp chuyên biệt cho mỗi thị trường và ngành công nghiệp tăng trưởng bao gồm công nghệ, khoa học đời sống và chăm sóc sức khỏe, kỹ thuật, sản xuất và năng lượng, ô tô và bán lẻ, DHL được định vị là “Công ty logistics vì thế giới”.


“Chuỗi cung ứng toàn cầu đã có sự thay đổi trong vài năm qua và Việt Nam chắc chắn đang ở vị trí dẫn đầu Đông Nam Á. Năm ngoái, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đạt 16 tỷ đô la Mỹ trong khi xuất khẩu đạt 440 tỷ đô la Mỹ, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu lớn nhất Đông Nam Á hiện nay. Con đường này là một đầu mối quan trọng đối với chúng tôi, kết nối Trung Quốc với phần còn lại của khu vực và Việt Nam là trung tâm. Với sự đa dạng hóa chuỗi cung ứng và các công ty Trung Quốc đang vươn ra toàn cầu, Việt Nam có vị trí chiến lược để tận dụng những cơ hội này", ông Laurence Cheung, Giám đốc Quốc gia tại Việt Nam, DHL Global Forwarding cho biết.

dhl-thuc-day-chuoi-cung-ung-ben-vung-o-dong-nam-a-van-tai-duong-bo-len-ngoi-1731468853.png

Bên Trái: Ông Vincent Yong, Giám đốc điều hành of DHL Global Forwarding Thái Lan
Bên phải: Ông Bruno Selmoni, Phó Chủ tịch, Giám đốc Vận tải đường bộ & Đa phương thức khu vực Đông Nam Á, DHL Global Forwarding 

Việc xây dựng chuỗi cung ứng bền bỉ đang ngày càng trở nên quan trọng hơn, với những đòi hỏi về sự linh hoạt và minh bạch về khả năng hiển thị theo thời gian thực và thông tin chi tiết về tình trạng lô hàng cũng như tình trạng đường đi, trong bối cảnh lo ngại về an ninh, độ an toàn và ổn định. Các mạng di động tiên tiến của Đông Nam Á đã cho phép giám sát vận chuyển hàng hóa đường bộ theo thời gian thực thông qua cảm biến và thiết bị GPS, cung cấp cho khách hàng những dự đoán chính xác về vị trí hàng hóa và thời gian đến.

Trong khi các công ty toàn cầu đang đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình, nhiều công ty Trung Quốc cũng đang mở rộng cơ sở sản xuất của họ vào ASEAN. Theo báo cáo của McKinsey, đầu tư của Trung Quốc vào Đông Nam Á trong năm 2023 đã đạt 24 tỷ đô la Mỹ. Những khoản đầu tư này nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của khu vực trong vai trò trung tâm sản xuất toàn cầu, đặc biệt là với các thị trường như Việt Nam, Campuchia, Lào và Thái Lan. Các quốc gia này đã công bố hoặc thực hiện những cải cách hoặc mở rộng cơ sở hạ tầng giao thông vốn thiết yếu với ngành logistics.

dhl-thuc-day-chuoi-cung-ung-ben-vung-o-dong-nam-a-van-tai-duong-bo-len-ngoi-2-1731468688.jpeg

Tại Việt Nam, Chính phủ đang đặt mục tiêu hoàn thành 3.000km đường cao tốc vào năm 2025. Khoảng 1.000km đường cao tốc trải dài qua 15 tỉnh, thành phố đã được hoàn thành cho đến nay, nâng tổng chiều dài các tuyến đường này lên gần 2.100km.

Trong khu vực, Lào đã mở tuyến đường sắt mới nối Viêng Chăn với Côn Minh ở Trung Quốc vào năm 2021. Tại Thái Lan, DHL đã mở Trung tâm Vận chuyển Đa phương thức Quốc tế DHL mới tại Free Zone 3 của Sân bay Suvarnabhumi, giúp việc vận chuyển hàng hóa vào, ra và qua Thái Lan dễ dàng hơn với nhiều phương thức vận chuyển khác nhau.

Bruno Selmoni, Phó Chủ tịch, Trưởng Bộ phận Vận tải Đường Bộ và Liên Vận, Đông Nam Á, DHL Global Forwarding cho biết: "Những khoản đầu tư vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng đường sắt hoặc đường bộ ở Đông Nam Á sẽ khiến việc vận chuyển từ Trung Quốc vào Đông Nam Á rẻ hơn và nhanh hơn so với đường hàng không. Vận tải đường bộ đóng vai trò quan trọng như một giải pháp độc lập cũng như giải pháp đa phương thức. Vận chuyển hàng hóa thông qua kết hợp nhiều phương thức vận tải có thể dẫn đến thời gian giao hàng tận nơi Door-to-Door (DTD) nhanh hơn so với vận tải đường biển, với chi phí thấp hơn đáng kể so với vận tải hàng không.”

dhl-thuc-day-chuoi-cung-ung-ben-vung-o-dong-nam-a-van-tai-duong-bo-len-ngoi-1-1731468678.jpg

“Một giải pháp vận tải đường bộ bền vững có những thách thức nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội, đặc biệt là khi nói đến việc chuyển đổi xanh xe tải. Chúng ta đang thấy nhiều xe tải điện hơn, nhiên liệu sinh học được sử dụng trong đội xe của DHL tại Châu Âu và công nghệ sắp ra mắt như nhiên liệu hydro đang được thử nghiệm. Tất nhiên, bất kỳ giải pháp nào cũng cần có sự hợp tác toàn diện giữa khối tư nhân và Nhà nước. Chính phủ cần thiết lập các chính sách và cơ sở hạ tầng phù hợp, các nhà sản xuất ô tô cần đưa ra các lựa chọn thương mại khả thi và những đơn vị logistics như chúng tôi cần áp dụng các giải pháp này”, Selmoni giải thích.

Ví dụ, DHL Global Forwarding gần đây đã giới thiệu một đội xe điện tại Bangkok, Thái Lan, dự kiến ​​sẽ giúp loại bỏ 85.000 kg khí thải CO2 hàng năm. Những chiếc xe đầu tiên này sẽ di chuyển quãng đường hơn 28.000 km hàng tháng khi hoạt động và giao khoảng 1.000 tấn hàng cho khách hàng của chúng tôi.

“Nhiều khách hàng của chúng tôi vẫn coi vận tải đường bộ là nhân tố chính trong chiến lược đa phương thức của họ. Đó là lý do tại sao chúng tôi tiếp tục hợp tác với tất cả các bên để cải thiện cơ sở hạ tầng và chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đường bộ. Với các doanh nghiệp đang tìm cách xây dựng chuỗi cung ứng bền vững hơn, việc vận chuyển hàng hóa từ A đến B có thể không đơn giản như vậy. Đây là lý do tại sao khi liên kết các giải pháp của mình với những thay đổi độc đáo tạo ra từ sự thay đổi trong khu vực, chúng tôi đang giúp định hình tương lai của ngành logistics tại Châu Á”, Cheung nói thêm.


DHL là một phần của Tập đoàn DHL. Tập đoàn đã tạo ra doanh thu hơn 81,8 tỷ euro vào năm 2023. Với các hoạt động kinh doanh bền vững và cam kết với xã hội và môi trường, Tập đoàn đã đóng góp tích cực cho thế giới. DHL Group đặt mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.