Nếu so sánh anh David Thái với HLV thì a giống với Carlo Acelotti, kiểu lãnh đạo thầm lặng, phong thái rất bố già, đứng đằng sau, hiếm khi lộ diện nhưng nội lực thể hiện qua cách Highlands phát triển lầm lì nhưng vững chắc, rất đúng với khí độ của một đệ nhất cao thủ... Info bài này có lấy từ CafeF

1. Nhà lãnh đạo trầm lặng: Tôi thích sự riêng tư. Tôi không phải là người khao khát danh tiếng. Tôi không cần phải là số 1, tôi cũng không cần phải tuyên bố mình là giỏi nhất. Tôi tập trung vào gia đình, tập trung vào công ty. Làm được điều đó đã đủ khó rồi.
2. Tập trung vào bên trong: Càng tập trung vào cam kết với Việt Nam, tôi càng trở nên hướng nội hơn. Tôi chẳng lo về cupping (nếm thử cà phê để đánh giá chất lượng), về roasting (rang xay cà phê), hay về chiến lược, quản lý, con người, bất kỳ điều gì về cửa hàng hay khách hàng, nhưng tôi hồi hộp khi phải nói về bản thân mình
3. Tầm quan trọng của sự khác biệt: Tôi luôn muốn thể hiện sự độc đáo và đặc trưng của cà phê Việt Nam. Không phải là chuyện nó đủ tốt hay không. Đơn giản là khác biệt. Cà phê Việt Nam là khác biệt.
4. Ý tưởng trùng với Qua Vũ: Tôi xem đây là cuộc phục hưng robusta. Việt Nam là nhà sản xuất robusta lớn nhất. Chúng tôi là người mua lớn nhất và cũng là người sành sỏi về đồ uống robusta, và không ai trên thế giới bán nhiều đồ uống robusta hơn chúng tôi. Không ai cả. (Qua Vũ từng có ý tưởng tương tự, là Việt Nam ko nên trồng nhiều thêm Arabica mà nên dần nâng cao chất lượng của Robusta)
5. Highlands và của Việt Nam: Rõ ràng chúng tôi là công ty Việt Nam. Từ khi hợp tác với Jollibee năm 2010, chúng tôi đã là đối tác tuyệt vời về chiến lược, vận hành, nhưng họ không can thiệp vào quản lý, họ chỉ ngồi ở hội đồng quản trị.

6. Cần thương hiệu hơn cần tiền: Lúc Starbucks về Việt Nam, họ đề nghị mua Highlands Coffee, và tôi suýt bán. Tôi có một yêu cầu, đó là chúng ta sẽ làm gì với Highlands Coffee? Họ nói, ok, mình sẽ có 2 thương hiệu, với những địa điểm đẹp nhất thì là Starbucks, còn lại sẽ xây dựng một thương hiệu địa phương. Sau khi họp với nhau khoảng 6 tháng để đàm phán, tôi phát hiện ra họ không có kế hoạch gì với Highlands Coffee. Tôi quyết định không bán. 32 tuổi, tôi đáng lẽ đã có thể rất giàu, nhưng… không.
7. Sống giản dị: Tôi lái chiếc xe cũ của mình suốt và mỗi lần đến công ty, mọi người nghe cái máy nó kêu pặc pặc pặc và họ nói: "Anh Điệp ơi, anh đổi xe đi, thôi nào, anh không thể lái cái xe thế này. Và khi tôi đi taxi, họ cũng bảo không được (cười lớn), nhu cầu của tôi cực kỳ đơn giản.
8. Tập trung vào con người: Bài phát biểu của tôi hôm nay là rất thật. Không phải về máy móc, không phải về hạt cà phê, mà là về con người. Đó là lý do tôi xúc động, vì không có cách nào tôi thành công mà không có mọi người
9. Sứ mệnh văn hóa: Khi chúng ta xuất khẩu cà phê, không chỉ là cà phê mà là xuất khẩu văn hóa. Chúng ta đang xuất khẩu văn hóa Việt Nam. Và nếu không đạt đẳng cấp thế giới, tôi sợ tôi sẽ cảm thấy mình đã làm sai điều gì. Tôi muốn xuất khẩu những thứ đạt đẳng cấp thế giới, đó là lý do nhà máy này tốn kém, nhưng đó là một cam kết.
10. Thị trường trọng điểm: Trọng tâm của chúng tôi vẫn là người Việt trên đường phố, là thị trường Việt Nam. Lý do không chỉ vì tôi yêu Việt Nam, mà vì quy mô thị trường có thể tiếp cận được rất lớn.
11. Nhượng quyền: Hiện tại có hơn 5.000 đơn vị muốn nhượng quyền Highlands ở nước ngoài. 5.000 đơn vị, trên khắp thế giới. Nhưng chúng tôi rất tập trung, đảm bảo chia sẻ thành công của Highlands Coffee ở Việt Nam trước, nhượng quyền ở Việt Nam trước khi tôi nhượng quyền ở nước ngoài. Mọi thứ đều có từng bước.
12. Xuất khẩu con người: Hãy nhớ rằng chúng ta không chỉ xuất khẩu cà phê, chúng ta xuất khẩu con người. Nếu tôi gửi cà phê sang Mỹ hoặc châu Âu, tôi sẽ gửi người của chúng ta đi cùng. Bạn có thể xuất khẩu cà phê, bạn có thể xuất khẩu hàng hóa, bạn có thể xuất khẩu văn học, lịch sử, nghệ thuật… Nhưng con người, đó là mới là phần crazy, nếu bạn có thể khiến cho tài năng Việt Nam cơ hội làm việc ở nước ngoài và đại diện cho Việt Nam.
13. Xuất khẩu dịch vụ: Xuất khẩu thì dễ. Chúng ta có thể xuất khẩu thương hiệu, đóng gói bán lẻ, nhưng khi bạn xuất khẩu một cửa hàng cà phê, đó là dịch vụ tận tâm, là đại diện cho sản phẩm cuối cùng của Việt Nam.

14. Cuối cùng của F&B là con người: Kế hoạch của tôi là thu hút những người giỏi nhất, giữ chân những người giỏi nhất, trả lương tốt nhất, lắng nghe, cho họ nhiều cổ phần hơn để họ ở lại. Cà phê thì dễ, máy móc thì cũng dễ, chỉ là tư bản. Chiến lược thì cũng dễ, có thể thuê Bain hay McKinsey, bạn có thể làm tất cả. Tìm đúng người và khiến họ làm việc cùng nhau, đó là phần khó. Chiến lược của tôi là con người, tất cả là về con người.
15. Câu hỏi AI quan trọng nhất: Câu hỏi không phải là cái gì, ở đâu, hay khi nào, mà là ai sẽ làm điều đó. Các bạn nên xem trung tâm phát triển của chúng tôi. Chúng tôi vừa đầu tư vào một cơ sở đào tạo. Chúng ta muốn đẳng cấp thế giới nhưng lại đào tạo trong cơ sở hạng hai, hạng ba? Thế nên, tôi yêu cầu đầu tư vào một trung tâm phát triển tập trung cho nhân viên.
16. Lãnh đạo biết đứng lùi xuống để nâng đội ngũ lên: Tôi không muốn lên báo, vì câu chuyện của Highlands Coffee không phải về tôi, mà là về thương hiệu. Là về con người. Tôi mà xuất hiện thì người ta sẽ chỉ nhìn thấy tôi, tôi và tôi mà thôi. Giờ tôi xuất hiện, hy vọng mọi người có thể biết thêm một chút về tôi, nhưng vẫn hiểu rằng đội ngũ mới là câu chuyện hoàn chỉnh.
Bài phỏng vấn hay và anh David Thái trả lời xuất sắc, thể hiện được tầm vóc của một nhà lãnh đạo cấp độ 5 đích thực