1. Nâng hạng FTSE
Theo dõi chặt chẽ diễn biến liên quan đến quyết định phân loại lại của FTSE. Mặc dù có khả năng Việt Nam sẽ chỉ được đưa vào danh sách rút gọn vào tháng 9/2025 và chính thức được nâng hạng vào tháng 3/2026.
Trên thực tế, chỉ có hai yếu tố còn thiếu để Việt Nam được FTSE Russell nâng hạng là Prefunding “ký quỹ trước giao dịch” (đã được giải quyết thông qua NPS vào tháng 11/2024) và xử lý giao dịch không thành công. FTSE Russell đang theo dõi chặt chẽ cách thị trường hoặc VSD xử lý các trường hợp như vậy và liệu có quy trình chuẩn để giải quyết trong tương lai hay không.
2. Áp thuế của Mỹ dưới thời chính quyền Tổng thống Trump
Những chính sách thuế quan dự kiến này có thể tạo ra thách thức đáng kể đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Cả mặt tích cực và tiêu cực.
Nếu Mỹ áp dụng mức thuế suất 10%-20% đối với hàng hóa Việt Nam, các mặt hàng dễ chịu ảnh hưởng nhất trước chính sách này bao gồm:
(i) máy tính & sản phẩm điện tử (chiếm 5,7% tổng Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam);
(ii) máy móc & thiết bị (5,4%); điện thoại các loại (2,6%); máy ảnh & máy quay (0,3%).
(iii) gỗ & sản phẩm từ gỗ (2,2%);
(iv) phương tiện vận tải khác (0,8%);
(v) sản phẩm nhựa (0,7%);
(vi) sản phẩm thủy sản (0,5%);
(vii) đồ chơi & đồ thể thao (0,4%); túi xách, ví, vali, mũ & ô (0,4%);
Đánh giá: Nếu mức thuế suất 20% thì các doanh nghiệp vẫn còn có thể thích ứng được nhưng nếu mức thuế tăng lên 60% thì các thiệt hại sẽ tăng lên đáng kể. Nên theo sát quyết định này.
3. Mục tiêu lãi suất
Hiện không còn lý do nào cho việc hoãn nơi lỏng tiền tệ trong thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh giá dầu đang trên đà giảm và có khả năng sẽ tiếp tục giúp lạm phát hạ nhiệt thêm nữa. Các dấu hiệu về việc tăng trưởng chững lại và thị trường lao động suy yếu đã thúc đẩy Fed chuyển sang chính sách nới lỏng tiền tệ. Dự kiến đưa lãi suất xuống mức 3% vào cuối năm 2025.
Ngoài ra, Trung Quốc đã mạnh tay cắt giảm lãi suất chính sách 3 lần vào năm 2024 để hỗ trợ tăng trưởng và dự kiến sẽ đưa lãi suất xuống mức 3.1% vào cuối năm.
Các ngân hàng trung ương ở khu vực ASEAN đã áp dựng chính sách nới lỏng tiền tệ kể từ cuối năm 2023 sẽ có nhiều dư địa hơn để cắt giảm thêm. Tuy nhiên, dưới áp lực tỷ giá gia tăng Malaysia, Thái Lan và Việt Nam được dự báo sẽ duy trì lãi suất ổn định cho đến cuối năm 2025
4. Năm 2025 là năm cuối cùng của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025
Chính phủ đã đưa ra kế hoạc dự kiến chi đầu tư phát triển là 790.7 tỷ đồng (=30.8 tỷ USD) tương ứng mức tăng trưởng 24-31% so với năm 2024. Vì là giai đoạn nước rút của chính sách nên cũng sẽ ráo riết hoạt động ít nhất đạt được khoảng 85-90%.
Khi giải ngân đầu tư công tăng thêm 1% thì tăng trưởng GDP sẽ tăng thêm 0.058%. Cùng với đó, mỗi khi đầu tư công giải ngân được 1 USD thì ước tính sẽ kéo theo 1.61 USD vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước.
Những sự kiện và chính sách được đề cập không chỉ phản ánh bức tranh kinh tế - chính trị của một giai đoạn mà còn để suy xét góc nhìn đầu tư phù hợp. Để hiểu rõ hơn về những chuyển động trong tương lai, chúng ta cần tiếp tục theo dõi và tiếp tục chuỗi phân tích sâu từng nội dung. Mỗi sự kiện đều là một phần của dòng chảy lịch sử, và việc nhìn lại sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về hiện tại và định hướng giao dịch sắp tới.
Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để nhận thêm các phân tích chuyên sâu và giải pháp đầu tư phù hợp nhất cho bạn! 🌟
🌟 Nhu Y Nguyen
🌟 Email: Yntn@ssi.com.vn