Tiểu thư giàu nhất sàn chứng khoán đầu tiên nhưng ít ai biết đến

Nguyễn Phương Anh sinh năm 1985, được biết đến là tiểu thư giàu nhất sàn chứng khoán đầu tiên. Cô là con gái ruột của bà Đặng Thị Hoàng Yến, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Tạo.  

Năm 2006 là thời điểm thị trường chứng khoán bắt đầu trở nên phổ biến. Ở giai đoạn này, tài sản của các đại gia trên sàn chứng khoán được để mắt tới. Trong đó Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình được ghi nhận là người mở màn cho các thế hệ đại gia Việt, bà Chu Thị Bình (Chủ tịch CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú) được xem là người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam đầu tiên. Hai cái tên này đã nổi tiếng tới mức lấn át những người còn lại.

danh-tinh-tieu-thu-giau-nhat-san-chung-khoan-dau-tien-me-la-chu-tich-tap-doan-tan-tao-cau-ruot-la-chu-tich-tap-doan-kinh-bac-2-1662117278.jpg

Cũng vào năm đó, Nguyễn Phương Anh đứng ở vị trí thứ 12 trong danh sách những người giàu nhất Việt Nam. Với khối tài sản trên sàn ước tính lên đến 743,4 tỷ đồng, vượt qua tất cả những "cậu ấm, cô chiêu" và các đại gia Việt khác có tham gia chứng khoán năm đó. Cô đã trở thành tiểu thư giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam đầu tiên như vậy.

Bất ngờ là chỉ trong 1 năm sau, khối tài sản này của Nguyễn Phương Anh đã giảm mạnh xuống chỉ còn 398 tỷ đồng. Tuy nhiên vị trí của cô trong danh sách vẫn không sụt giảm, thậm chí còn tăng lên thứ hạng số 10, bởi cả thị trường chứng khoán năm đó đều đi xuống. 

Giữ tài sản khổng lồ nhưng tuyệt mật hình ảnh cá nhân

Từ đó đến nay, Nguyễn Phương Anh vẫn là cái tên vô cùng bí ẩn, sự nghiệp hiện tại của cô vẫn là dấu hỏi lớn, chưa từng có một bức hình nào về nhân vật này được xuất hiện trên truyền thông. 

Cô theo đuổi ngành học không liên quan đến kinh doanh, đó là Đạo diễn sân khấu. Bên cạnh bằng cử nhân Đạo diễn sân khấu, cô cũng đã tốt nghiệp trường Đại học Oxford (Anh). 

Năm 2002, Nguyễn Phương Anh đạt điểm tuyệt đối về Luật của nước Anh, cùng 9 người bạn sinh viên khác. Đến năm 2003, cô đoạt tiếp giải nhì Văn chương toàn nước Anh. Năm 2004 cô đoạt giải nhì cuộc thi phim dành cho các đạo diễn đang là sinh viên ở Anh. Cô may mắn trở thành một trong ba người được trường Kịch nghệ Hoàng gia Anh (Royal Drama Academics School – RADA) chọn làm đạo diễn.

Sau khi hoàn thành việc học tập tại Anh, cô đã trở về Việt Nam tạo dựng một sự nghiệp trong lĩnh vực truyền hình và công nghệ điện ảnh. Tuy vậy, ít ai biết được sự nghiệp của cô đã phát triển thế nào trong lĩnh vực truyền hình và công nghệ điện ảnh.

Năm 2015, Công ty Cổ Phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo công bố tin Phương Anh là ủy viên HĐQT của Tập đoàn này. Thời điểm đó, Phương Anh nắm giữ lượng cổ phiếu tương đương với giá trị hơn 700 tỉ đồng tại tập đoàn Tân Tạo, theo bảng xếp hạng do VNE cập nhật. 

Giàu có một cách lặng lẽ nên khi rút lui, dư luận cũng không mảy may tò mò như khi một số cậu ấm cô chiêu khác thông báo dừng việc tại một doanh nghiệp nào đó. Các bảng xếp hạng cũng vắng bóng tên Phương Anh. 

Tiểu thư danh giá nhà Tân Tạo 

Phương Anh là con gái ruột của bà Đặng Thị Hoàng Yến, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Tạo. Bà Yến gần đây khiến giới kinh doanh xôn xao khi rút gần 2 nghìn tỷ đồng tiền tạm ứng cho dự án tại Mỹ, tuy nhiên sau đó Tập đoàn Tân Tạo đã 'đính chính' là nhầm lẫn số liệu. Con số ban đầu là 1.936 tỷ đồng nhưng được đính chính lại chỉ còn 633 tỷ đồng, lý do là "hạch toán sai". Vì thế, Tập đoàn này đã công bố lại báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022. 

rsz-2danh-tinh-tieu-thu-giau-nhat-san-chung-khoan-dau-tien-me-la-chu-tich-tap-doan-tan-tao-cau-ruot-la-chu-tich-tap-doan-kinh-bac-3-1662115676.jpg

Bà Đặng Thị Hoàng Yến sinh năm 1959 tại Hải Phòng, có bố là cán bộ người Sài Gòn tập kết ra bắc, mẹ của bà là người Hải Phòng. Năm 2012, bà Yến đã bị bãi miễn chức danh đại biểu Quốc hội Việt Nam với lý do liên quan đến chồng người Mỹ đã ly dị. Bà đã sang Mỹ và đổi tên thành Maya Dangelas ngay sau thời điểm đó.

Tháng 9/2019, bà tạo sóng chú ý lớn khi ủy quyền 4 công ty luật để đâm đơn kiện ông Nguyễn Tấn Dũng ra Tòa Trọng tài Quốc tế, lý do mà phía bà đưa ra là ông Dũng đã khiến công ty của bà bà thiệt hại 2.5 tỷ USD về lợi nhuận và đầu tư trong thời gian ông Dũng còn tại vị.

Tập đoàn Tân Tạo hoạt động trong lĩnh vực phát triển khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng hàng đầu tại Việt Nam. Trong nhiều năm gần đây, Tân Tạo có phần “tuột dốc” nhiều, cổ phiếu ITA của Tập đoàn “ngụp lặn” ở mức thấp hơn mệnh giá rất lớn. Trong tháng 6/2022, Tân Tạo bị dấy lên tin đồn “phá sản” vì liên quan đến khoản nợ không trả trị giá 20 tỷ đồng.

Tuy nhiên, mới đây, Tập đoàn Tân Tạo đã công bố báo cáo tài chính quý II/2022, sự việc cũng đồng thời “dập tắt” tin đồn phá sản, bởi lợi nhuận theo BCTC này tăng đột biến. Dù vậy, mức lãi này vẫn rất khiêm tốn so với quy mô vốn khổng lồ 11.000 tỷ đồng.

Ngoài người mẹ nổi tiếng, Nguyễn Phương Anh còn có người cậu lừng danh trên thương trường là ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Kinh Bắc. Ông Tâm là em ruột của bà Đặng Thị Hoàng Yến, ông được xếp hạng là người giàu nhất ở Việt Nam năm 2007.

danh-tinh-tieu-thu-giau-nhat-san-chung-khoan-dau-tien-me-la-chu-tich-tap-doan-tan-tao-cau-ruot-la-chu-tich-tap-doan-kinh-bac-4-1662116331.jpeg

Ông Đặng Thành Tâm sinh năm 1964. Hiện nay ông đang là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) Chủ tịch HĐQT CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SGT) và là cổ đông lớn của CTCP Khu công nghiệp Tân Tạo (ITA). 

Năm 2002, Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Kinh Bắc được thành lập nhưng đến tháng 4/2013 mới chính thức đi vào hoạt động. Đồng thời là thành viên của Tập đoàn Saigon Invest (SGI) - tập đoàn đầu tư tài chính, bất động sản, chuyên nghiệp về xây dựng, kinh doanh và quản lý các KĐT, KCN tại Việt Nam. Với chức năng ban đầu là đầu tư, xây dựng và kinh doanh Cơ sở hạ tầng Khu đô thị - Thương mại – Khu công nghiệp – Dịch vụ đa năng.

Tại báo cáo 6 tháng đầu năm tự lập vừa qua, KBC ghi nhận hơn 2.456 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau soát xét mức lợi nhuận này chỉ còn 200,2 tỷ đồng, giảm hơn 2.250 tỷ đồng... Nói về điều này, KBC cho biết khoản thu nhập đột biến liên quan đến công ty liên kết thực tế là không biến mất, sau khi đơn vị kiểm toán hoàn thành việc soát xét báo cáo định giá độc lập sẽ được ghi nhận lại.