"Trong thời đại mọi người đều được quyền lựa chọn, người biết cách từ chối mới thực sự tự do."

Tuần vừa rồi, tui vừa chứng kiến một điều khá thú vị. Tuấn Anh (tui toàn kêu "Tuấn Em" hé hé) - một học viên trong lớp 1K Viral Content của Conan School - vừa đạt cột mốc 3 triệu lượt xem và hơn 10 nghìn lượt chia sẻ cho một bài viết (không bơm, không ads, không tips tricks gì ráo, tất cả đến từ framework và giá trị). 

Con số này không chỉ ấn tượng (vì chỉ sau 7 ngày gặp nhau ở HCM) mà còn đặc biệt ở chỗ: bạn ấy là người đầu tiên đạt được kết quả kiểu này trong lớp, trong khi nhiều anh em khác có nền tảng mạnh hơn (team đông hơn, thời gian tiền bạc dư dả hơn, kiến thức nhiều hơn) vẫn chưa chạm tới cột mốc này.
Điều gì tạo nên sự khác biệt đó? Tại sao cùng học một khóa, cùng có quyền tiếp cận những kiến thức và hỗ trợ như nhau, nhưng kết quả lại chênh lệch đến vậy?

Sau khi quan sát kỹ hành trình của Tuấn Anh, tui rút ra được 3 bài học không chỉ đúng với việc tạo nội dung, mà còn áp dụng được cho bất kỳ lĩnh vực nào anh em muốn đạt được bước đột phá.

dan-chung-xai-ai-kiem-trieu-view-am-am-roi-ma-anh-em-con-ngoi-do-cho-toi-chung-nao-nua2-1751336301.jpg
dan-chung-xai-ai-kiem-trieu-view-am-am-roi-ma-anh-em-con-ngoi-do-cho-toi-chung-nao-nua3-1751336301.jpg

Tại sao "thái độ nghiêm túc" lại trở thành siêu năng lực hiếm hoi?

Trước khi đi vào 3 bài học cụ thể, tui muốn chia sẻ một chi tiết mà tui nghĩ là nguyên nhân gốc rễ của mọi thứ.

Chúng ta đang sống trong thời đại được gọi là "nghịch lý của sự lựa chọn". Barry Schwartz, nhà tâm lý học nổi tiếng từng chứng minh rằng quá nhiều lựa chọn thực chất làm giảm sự hài lòng và tăng lo lắng thay vì mang lại hạnh phúc.

(Kiểu anh em sợ mình chưa chọn đúng, còn cái khác tốt hơn, cái sau sẽ ngon hơn cái trước,...)

Nghịch lý thời đại: "Càng nhiều lựa chọn, con người càng ít cam kết với bất cứ điều gì."

Điều này tạo ra một tâm lý rất nguy hiểm: chúng ta luôn cảm thấy mình là "người được lựa chọn". Được chọn học cái này hay cái kia. Được chọn làm công ty này hay công ty khác. Được chọn xem tiếp hay lướt qua. Được chọn cam kết hay giữ ngỏ các phương án khác.
(một phần do cái tâm lý chiều khách từ tụi food app đến các super app nữa, thế lực đó đã biến chúng ta thành những người dùng hư hỏng với ảo tưởng mình là thượng đế, thượng đẳng và được quyền chọn lựa bất kỳ thứ gì).

Tâm lý "được lựa chọn" này khiến chúng ta không bao giờ thực sự nghiêm túc với bất cứ điều gì. Vì luôn có sẵn kế hoạch B, kế hoạch C, kế hoạch D trong đầu.

Nhưng đây chính là cái bẫy lớn nhất. Vì trong thực tế, những người đạt được bước đột phá không phải là người có nhiều lựa chọn nhất, mà là người biết cách "đốt cầu" và all-in đầu tư toàn tâm toàn ý vào một hướng duy nhất.

Warren Buffett từng nói: "Sự khác biệt giữa người thành công và người thực sự thành công là người thực sự thành công nói 'không' với hầu hết mọi thứ."

Đó chưa bao giờ là lời khuyên về quản lý thời gian cả. Đó là triết lý sống.

Thời đại này, sự nghiêm túc trở thành siêu năng lực hiếm hoi

(may mắn là sự nghiêm túc thì có thừa ở thế hệ 8x 7x)

dan-chung-xai-ai-kiem-trieu-view-am-am-roi-ma-anh-em-con-ngoi-do-cho-toi-chung-nao-nua-1751336254.jpeg

1 - Nghiêm túc trong việc hấp thụ kiến thức - Khi ghi chép trở thành vũ khí bí mật

Điều đầu tiên tui để ý ở Tuấn Anh là bạn ấy ghi chép mọi thứ. Không phải ghi loa loa cho có, mà thực sự vẽ lại, tóm tắt, và đặt câu hỏi chi tiết.
Trong workshop, trong khi nhiều bạn khác ngồi nghe rồi về, Tuấn Anh luôn có cuốn sổ trong tay và ghi chép không ngừng. Thậm chí còn vẽ sơ đồ, bản đồ tư duy để hiểu rõ hơn các khái niệm được chia sẻ.

"Người thông minh nghe để hiểu. Người khôn ngoan ghi để nhớ. Người xuất sắc vẽ để thấu."

Tại sao điều này quan trọng? Có ba lý do:

Thứ nhất, việc ghi chép buộc não phải xử lý tích cực thông tin thay vì tiếp nhận thụ động. Nghiên cứu từ Đại học Princeton cho thấy những người ghi tay (không phải đánh máy) có khả năng hiểu và nhớ thông tin tốt hơn 34% so với những người chỉ nghe.

Thứ hai, việc ghi chép tạo ra tác động tâm lý với người chia sẻ. Khi thấy ai đó ghi chép nghiêm túc những gì mình nói, người ta sẽ cảm thấy được tôn trọng và có xu hướng chia sẻ những hiểu biết sâu sắc hơn - những thứ họ thường không nói với đám đông.

Thứ ba, quá trình ghi chép chính là quá trình "dịch" kiến thức từ ngôn ngữ của người khác sang ngôn ngữ của bản thân. Đây chính là bước đầu tiên để biến thông tin thành trí tuệ.

Cal Newport, tác giả của "Làm việc chuyên sâu", có một khái niệm rất hay: "Con người dường như tốt nhất khi họ đắm chìm sâu vào điều gì đó đầy thử thách."

Thay vì tham gia hàng đống workshop và nghe qua loa rồi về, anh em có thể dành 10 phút sau mỗi buổi học hoặc cuộc họp để viết lại 3 điểm quan trọng nhất và 1 câu hỏi tiếp theo mình muốn tìm hiểu. 

Những thứ đó mới là của anh em, còn lại sẽ trôi theo gió hết. Đó là lý do vì sao nhiều anh em đi đủ sự kiện nhưng vẫn không tiến bộ, vì thật sự là mình chẳng đọng lại gì trong đầu và thực sự nghĩ về nó.

Thay vì lưu video hoặc tài liệu để "xem lại sau", anh em hãy tóm tắt bằng ngôn ngữ của mình ngay trong lúc học - điều này buộc não phải hiểu thật sự thay vì chỉ ghi nhớ.

Thay vì chỉ ghi chép điên cuồng những gì người khác nói, anh em có thể ghi cả phản ứng, cảm nhận và liên tưởng của mình - những điều này sẽ trở thành nguồn ý tưởng vô giá sau này. Kiểu như anh em có đồng ý với điều đó không, điều đó có tương đồng hay tương phản với một kiến thức cũ anh em đã biết không. Cái đó mới là tư duy và phản tư, mình tiến lên là tức mấy đoạn như thế.

Thay vì ghi chép theo kiểu danh sách, anh em có thể vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa các ý tưởng - não bộ nhớ hình ảnh tốt hơn văn bản đến 6 lần.

Thay vì ghi chép cho đã rồi để đó, anh em nên dành 5 phút mỗi tuần để đọc lại và kết nối những ý tưởng từ các buổi khác nhau - đây là cách tạo ra những hiểu biết mới. Và trí nhớ dài hạn thực sự được tạo ra từ những lúc thế này, không phải trong lớp học.

2 - Nghiêm túc trong việc tạo giá trị cho người khác - Bí quyết của những người được yêu mến

Điều thứ hai khiến Tuấn Anh nổi bật là thái độ sẵn sàng hỗ trợ. Khi team Conan vào TP.HCM, bạn ấy tình nguyện hỗ trợ về quay chụp. Luôn là người đến sớm nhất và về muộn nhất. Tích cực kết nối mọi người và luôn cảm ơn chân thành.
Nhiều người nghĩ đây chỉ là "kỹ năng xã hội" thông thường. Nhưng thực ra, đây là biểu hiện của một tư duy tinh tế và sâu sắc hơn: luôn tìm cách tạo giá trị trước khi nhận giá trị.

"Người cho đi sẽ nhận về gấp bội, người chỉ nhận sẽ mất dần mọi thứ."

Adam Grant, trong cuốn "Cho và Nhận", đã chứng minh rằng những người "cho đi" không những hạnh phúc hơn mà còn thành công hơn về lâu dài so với những người "chỉ nhận".

Nhưng điểm mấu chốt ở đây không phải là "cho đi để nhận lại", mà là việc cho đi buộc anh em phải phát triển sự quan tâm thực sự đến thành công của người khác. Và khi anh em thực sự quan tâm đến thành công của người khác, họ sẽ tự nhiên muốn hỗ trợ anh em.

Chính tui cũng phải thừa nhận, sau khi về từ TP.HCM, tui đã gửi riêng cho Tuấn Anh một số ghi chú về cách kết nối bất kỳ - những thứ tui thường không chia sẻ công khai. Tại sao? Vì thái độ của bạn ấy đã xứng đáng được sự tôn trọng đó.

Thay vì chỉ tập trung vào những gì mình có thể nhận được từ một mối quan hệ, anh em nên đặt câu hỏi: "Mình có thể giúp gì cho người này?" - và hành động luôn từ những việc đơn giản, nhỏ nhặt và dễ dàng. Đừng để chữ "ngại" làm lý do cản trở, làm xong anh em sẽ thấy nó đơn giản và dễ cỡ nào.

Thay vì đợi cho đến khi "mình là gì đó" rồi mới dám ngỏ lời giúp người khác, anh em có thể bắt đầu ngay từ hôm nay: giới thiệu hai người có thể hợp tác với nhau, chia sẻ một bài viết hữu ích, hoặc đơn giản là lắng nghe chân thành khi ai đó cần tâm sự.

Thay vì luôn xuất hiện vào đúng giờ và ra về đúng giờ, anh em có thể đến sớm 15 phút để hỗ trợ người ta chuẩn bị và ở lại muộn 15 phút để dọn dẹp hoặc trao đổi thêm - những khoảng thời gian này thường tạo ra những kết nối sâu sắc nhất (vì đám đông không bao giờ thế này).

Thay vì chờ được giao việc, anh em nên chủ động nhìn ra những việc cần làm và tình nguyện đảm nhận - điều này cho thấy anh em không chỉ làm việc để kiếm tiền mà thật sự quan tâm đến kết quả chung.

Thay vì cảm ơn một cách hình thức, anh em hãy học cách cảm ơn một cách cụ thể: "Cảm ơn anh đã chia sẻ về chiến lược X, điều này giúp em áp dụng vào tình huống Y và có kết quả Z" - người ta nhớ lâu hơn và có động lực chia sẻ nhiều hơn. Anh em cũng trở nên nghiêm túc và "action" hơn trong mắt người chia sẻ (cơ hội mở ra nhiều hơn)

3 - Nghiêm túc trong việc theo đuổi mục tiêu cụ thể - Nghệ thuật đặt câu hỏi đúng người, đúng thời điểm

Nhưng điều quan trọng nhất tui quan sát được ở Tuấn Anh chính là sự tập trung trong việc đặt câu hỏi và tìm kiếm giải pháp.

Trong tất cả các buổi workshop, những câu hỏi của bạn ấy luôn hướng về mục tiêu cá nhân và bối cảnh cụ thể mà bạn ấy đang theo đuổi. Không phải những câu hỏi chung chung kiểu "Làm sao để lan truyền?", mà là những câu hỏi cụ thể như "Khung Succes anh chia sẻ có điểm tương đồng nào với 16 concept bất biến trong truyền thông của Cô Long?"

"Câu hỏi vừa đủ cụ thể sẽ mở ra cánh cửa thông minh. Câu hỏi quá chung sẽ nhận được câu trả lời rỗng tuếch."

Quan trọng hơn, bạn ấy không dừng lại ở buổi workshop chính thức. Bạn ấy theo đuổi những câu hỏi đó ở các buổi thảo luận mở rộng, cà phê sau đó, thậm chí đến tận 11h đêm ở TP.HCM khi mọi người trao đổi sâu hơn. (như lời Tuấn em nói là bào, bào nữa, bào mãi....)

Đây chính là điều mà Jim Rohn gọi là "sự tập trung có định hướng". Ông nói: "Nếu bạn thực sự muốn làm điều gì đó, bạn sẽ tìm ra cách. Nếu không, bạn sẽ tìm ra lý do."

Khoảng 1 tuần sau những buổi thảo luận sâu đó, Tuấn Anh bắt đầu có bước đột phá đầu tiên. Không phải trùng hợp, mà là kết quả tự nhiên của việc theo đuổi mục tiêu với sự tập trung cao. Tui biết điều này sẽ tới, nhưng nó tới hơi sớm khiến tui cũng bất ngờ về thanh niên này hehe.

Tony Robbins có câu nói rất hay: "Nơi nào có sự tập trung, nơi đó có năng lượng chảy đến và kết quả sẽ hiện ra."

Thay vì đặt những câu hỏi chung chung và mong đợi giải pháp thần kỳ, anh em rất nên chuẩn bị sẵn những câu hỏi cụ thể liên quan đến tình huống và mục tiêu của mình - viết ra trước khi đến buổi họp hoặc sự kiện.

Thay vì chỉ học trong thời gian "chính thức", anh em nên tận dụng những cơ hội thảo luận tự do để đào sâu hơn - thường thì những cuộc trò chuyện trong thang máy, ở quán cà phê sau sự kiện mới cho ra những thông tin vàng.

Thay vì ngại hỏi vì sợ bị coi là "không biết", anh em hãy đóng khung câu hỏi như một nghiên cứu: "Em đang thử nghiệm phương pháp X cho tình huống Y, anh có thể chia sẻ kinh nghiệm hoặc góp ý không?"

Thay vì hỏi một lần rồi thôi, anh em hoàn toàn có thể có hệ thống theo dõi và cập nhật tiến độ với người đã tư vấn - điều này không chỉ cho thấy sự tôn trọng mà còn tạo cơ hội nhận được lời khuyên tiếp theo. (kiểu ngày đó anh trả lời thế này, em đã thử và được kết quả sau...)

Trong thế giới mọi người đều lướt qua, người dừng lại nghiên cứu sẽ thắng lớn

dan-chung-xai-ai-kiem-trieu-view-am-am-roi-ma-anh-em-con-ngoi-do-cho-toi-chung-nao-nua4-1751336301.jpg

Ba bài học từ Tuấn Anh thực ra đều xoay quanh một nguyên tắc cốt lõi mà ngày nay, đám đông đang bỏ qua: sự nghiêm túc trong thời đại không ai nghiêm túc.

Chúng ta đang sống trong thời đại mà thời gian chú ý trung bình chỉ còn 8 giây - ngắn hơn cả cá vàng. Mọi người đều trong trạng thái "quét nhanh, quyết định nhanh, chuyển tiếp nhanh".

"Khi cả thế giới đang nhanh, người biết cách chậm lại để đi sâu sẽ chiến thắng."

Nên chính vì thế, những ai biết cách chậm lại, đi sâu, và thực sự cam kết với một hướng đi sẽ có lợi thế cực kỳ lớn. Không phải vì họ thông minh hơn, mà vì họ ít đối thủ cạnh tranh hơn, và càng đi xa họ lại càng giành được chiến thắng tuyệt đối.

Không tự nhiên mà team Conan tụi tui lại theo đuổi:
"Follow truth, not follow trends".

Câu chuyện của Tuấn Anh chứng minh rằng muốn nổi bật, anh em không cần phải làm gì siêu phức tạp. Chỉ cần nghiêm túc hơn 99% trong ba việc cơ bản: học, cho đi, và tập trung.

Còn nếu anh em đang tự hỏi: "Vậy làm sao để bắt đầu?" 

Câu trả lời là: từ ngay hôm nay, từ buổi họp tiếp theo, từ cuốn sách đang đọc dở, từ người anh em sắp gặp.

10 Prmopt AI giúp anh em áp dụng "nghệ thuật nghiêm túc" vào mục tiêu cá nhân

1 - Phân tích và làm rõ mục tiêu cốt lõi

Giúp anh em tìm ra mục tiêu thực sự quan trọng và xác định rào cản chính cần vượt qua, tránh việc dàn trải sức lực vào quá nhiều hướng.
Prompt: 

"Tôi đang theo đuổi [mục tiêu cụ thể, ví dụ: tăng doanh thu công ty lên 2 tỷ trong năm 2024]. Tôi hiện tại ở vị trí [mô tả tình trạng hiện tại, ví dụ: doanh thu hiện tại 800 triệu/năm, có 5 nhân viên, làm trong lĩnh vực bán lẻ thời trang]. Hãy giúp tôi phân tích sâu: 1) 3 lý do sâu xa nhất tại sao mục tiêu này quan trọng với tôi (không chỉ lý do bề mặt) 2) Rào cản lớn nhất tôi đang gặp và tại sao nó tồn tại 3) Nếu chỉ được tập trung vào 1 việc duy nhất trong 90 ngày tới để tạo ra đột phá nhanh nhất, việc đó là gì và tại sao?"

2 - Đánh giá và cải thiện phương pháp học hiện tại

Phát hiện những điểm yếu trong cách tiếp thu kiến thức và đưa ra phương pháp học tập hiệu quả hơn, giúp anh em nhớ lâu và áp dụng được vào thực tế.
Prompt: 

"Hiện tại khi học hỏi kiến thức mới, tôi thường [mô tả chi tiết cách học hiện tại, ví dụ: đọc sách 30 phút mỗi tối, tham gia 2-3 webinar mỗi tháng, xem video YouTube trong lúc ăn trưa]. Tôi cảm thấy vấn đề lớn nhất là [mô tả vấn đề, ví dụ: đọc xong thường quên nhanh, khó áp dụng vào công việc thực tế]. Lĩnh vực tôi cần học chủ yếu là [lĩnh vực cụ thể]. Hãy đề xuất: 1) 3 cách cụ thể để tôi hấp thụ kiến thức sâu hơn và nhớ lâu hơn 2) Phương pháp ghi chép tối ưu cho loại kiến thức này 3) Cách kiểm tra và củng cố kiến thức đã học mỗi tuần."

3 - Thiết kế hệ thống ghi chép và quản lý kiến thức

Tạo ra một hệ thống ghi chép có cấu trúc, giúp anh em không chỉ ghi nhớ mà còn kết nối các ý tưởng từ nhiều nguồn khác nhau để tạo ra những hiểu biết mới.

Prompt:

"Tôi cần thiết kế hệ thống ghi chép cho [loại nội dung cụ thể: workshop về quản lý/ meeting với khách hàng/ sách về marketing/ video hướng dẫn]. Mục tiêu là [mục tiêu cụ thể, ví dụ: áp dụng ngay vào dự án X, chuẩn bị cho vị trí mới, xây dựng chiến lược cho công ty]. Hãy thiết kế template ghi chép bao gồm: 1) Cấu trúc trang ghi chép (các mục chính, phụ) 2) Cách phân loại và đánh dấu độ quan trọng 3) Phần ghi chú ý tưởng và liên tưởng cá nhân 4) Hệ thống đánh số/ký hiệu để dễ tìm lại 5) Cách kết nối ghi chép từ các buổi/nguồn khác nhau 6) Lịch trình ôn tập và áp dụng kiến thức đã ghi."

4 - Phát triển tư duy cho đi và tạo giá trị

Xác định những cách cụ thể để anh em có thể giúp đỡ người khác ngay từ bây giờ, tạo dựng mạng lưới quan hệ tích cực mà không cần chờ đến khi "thành đạt".

Prompt:

"Tôi muốn tạo giá trị cho [nhóm đối tượng cụ thể, ví dụ: các chủ doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực F&B/ sinh viên mới ra trường ngành IT/ phụ huynh có con từ 6-12 tuổi]. Với kinh nghiệm và kỹ năng hiện tại của tôi bao gồm [liệt kê chi tiết, ví dụ: 3 năm làm marketing, biết photoshop cơ bản, có kết nối với 20 nhà cung cấp nguyên liệu, từng quản lý team 8 người]. Hãy đề xuất: 1) 5 cách cụ thể tôi có thể giúp đỡ nhóm đối tượng này ngay từ hôm nay 2) Cách tiếp cận và đề xuất giúp đỡ sao cho tự nhiên, không bị coi là có mục đích 3) Kế hoạch duy trì và phát triển mối quan hệ sau khi đã giúp đỡ 4) Cách đo lường hiệu quả của việc tạo giá trị này."

5 - Chuẩn bị câu hỏi chất lượng cho sự kiện/cuộc họp

Giúp anh em chuẩn bị những câu hỏi thông minh và có mục đích, tận dụng tối đa cơ hội học hỏi từ các chuyên gia và tránh hỏi những câu hỏi chung chung mà ai cũng hỏi.

Prompt:

"Tôi sắp tham gia [loại sự kiện cụ thể: hội thảo về chuyển đổi số/ cuộc họp với đối tác/ buổi chia sẻ của CEO thành công] về chủ đề [chủ đề cụ thể]. Mục tiêu cá nhân của tôi là [mục tiêu chi tiết, ví dụ: tìm hiểu cách áp dụng AI vào quy trình bán hàng của công ty/ học cách đàm phán với nhà cung cấp để giảm chi phí 15%/ hiểu rõ cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp]. Tình huống cụ thể tôi đang gặp là [mô tả chi tiết, ví dụ: doanh thu giảm 20% trong 3 tháng qua, nhân viên bán hàng mất động lực]. Hãy giúp tôi chuẩn bị: 1) 5 câu hỏi thông minh và cụ thể để tối đa hóa giá trị thu được 2) Cách đóng khung câu hỏi để được ưu tiên trả lời 3) Câu hỏi theo dõi để đào sâu hơn nếu có cơ hội 4) Cách ghi chép và tận dụng câu trả lời hiệu quả nhất."

6 - Phân tích lợi thế cạnh tranh qua sự nghiêm túc

Tìm ra những hành động "nghịch lý" nhưng hiệu quả, giúp anh em nổi bật trong lĩnh vực của mình thông qua việc làm những điều mà 99% người khác không làm.

Prompt:

"Trong lĩnh vực [lĩnh vực cụ thể của bạn], hầu hết mọi người đều [mô tả hành vi phổ biến, ví dụ: chỉ networking online, chỉ học qua video ngắn, chỉ tập trung vào kỹ năng cứng]. Tôi muốn áp dụng nguyên tắc 'nghiêm túc hơn 99% còn lại' để tạo lợi thế cạnh tranh. Đặc điểm cá nhân của tôi: [mô tả tính cách, thế mạnh, tài nguyên hiện có]. Hãy đề xuất: 1) 3 hành động cụ thể "nghịch với trào lưu" nhưng hiệu quả cao 2) Cách thực hiện những hành động này một cách bền vững 3) Cách đo lường hiệu quả và điều chỉnh khi cần 4) Rủi ro tiềm ẩn và cách phòng tránh."

7 - Kiểm tra và tối ưu hóa việc sử dụng thời gian

Phát hiện những khoảng thời gian bị lãng phí và tối ưu hóa để có nhiều thời gian làm việc chuyên sâu hơn, tập trung vào những hoạt động tạo giá trị thực sự.

Prompt:

"Lịch trình một ngày điển hình của tôi: [mô tả chi tiết từ sáng đến tối, bao gồm thời gian làm việc, ăn uống, di chuyển, giải trí, ngủ nghỉ]. Công việc chính của tôi yêu cầu [mô tả yêu cầu công việc]. Mục tiêu cá nhân tôi đang theo đuổi: [mục tiêu cụ thể]. Hãy phân tích và đưa ra: 1) Những hoạt động nào đang lãng phí năng lượng mà không tạo giá trị 2) Thời điểm nào trong ngày tôi có năng lượng tối ưu để làm công việc quan trọng 3) Cách sắp xếp lại lịch trình để có ít nhất 2 tiếng làm việc chuyên sâu mỗi ngày 4) Chiến lược loại bỏ hoặc giảm thiểu những hoạt động không cần thiết 5) Cách tạo ranh giới rõ ràng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi."

8 - Xây dựng hệ thống theo dõi và trách nhiệm giải trình

Tạo ra cơ chế tự kiểm soát và động lực duy trì, giúp anh em không bỏ cuộc giữa chừng và có thể điều chỉnh chiến lược khi cần thiết.

Prompt:

"Mục tiêu tôi đang theo đuổi: [mục tiêu cụ thể với thời hạn]. Thử thách lớn nhất tôi thường gặp khi theo đuổi mục tiêu là [mô tả thách thức, ví dụ: dễ nản lòng khi không thấy kết quả nhanh, hay bị sao nhãng bởi công việc hàng ngày, thiếu động lực khi làm một mình]. Tính cách của tôi: [mô tả tính cách]. Hãy thiết kế hệ thống bao gồm: 1) Các chỉ số đo lường tiến độ cụ thể (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng) 2) Tần suất kiểm tra và đánh giá (khi nào, thế nào) 3) Hệ thống động lực: phần thưởng khi đạt mục tiêu nhỏ và hậu quả khi không hoàn thành 4) Dấu hiệu cảnh báo để biết khi nào cần điều chỉnh chiến lược 5) Cách tìm kiếm hỗ trợ từ bên ngoài khi cần thiết."

9 - Phát triển kỹ năng theo dõi và duy trì mối quan hệ

Học cách duy trì và phát triển các mối quan hệ đã tạo dựng, biến những cuộc gặp gỡ ngắn hạn thành mối quan hệ hợp tác lâu dài có giá trị.

Prompt:

"Sau [loại sự kiện: workshop/meeting/hội thảo], tôi thường [mô tả cách theo dõi hiện tại hoặc không theo dõi]. Mục tiêu của tôi với việc kết nối là [mục tiêu cụ thể, ví dụ: tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh/ học hỏi kiến thức chuyên môn/ xây dựng mạng lưới hỗ trợ lẫn nhau]. Tính cách cá nhân: [mô tả]. Hãy hướng dẫn: 1) Chiến lược theo dõi hiệu quả: thời điểm, tần suất, nội dung 2) Template email/tin nhắn theo dõi cho từng loại mối quan hệ khác nhau 3) Cách duy trì mối quan hệ dài hạn mà không bị coi là phiền toái 4) Cách nhận biết và tận dụng cơ hội hợp tác phù hợp 5) Phương pháp quản lý và tổ chức thông tin liên hệ hiệu quả."

10 - Thiết kế chu trình làm việc chuyên sâu
Tạo ra thói quen làm việc tập trung cao độ, loại bỏ nhiễu loạn và tối đa hóa hiệu quả công việc quan trọng nhất.

Prompt:

"Công việc chính tôi cần tập trung: [mô tả cụ thể công việc cần sự chuyên sâu]. Môi trường làm việc hiện tại: [mô tả không gian, thiết bị, người xung quanh]. Các yếu tố thường làm tôi mất tập trung: [liệt kê cụ thể, ví dụ: thông báo điện thoại, đồng nghiệp hỏi han, tiếng ồn, mạng xã hội]. Thời gian tôi có năng lượng tốt nhất: [khung giờ cụ thể]. Dựa trên khoa học về năng suất và làm việc chuyên sâu, hãy thiết kế: 1) Chu trình làm việc tối ưu (bao gồm thời gian tập trung, nghỉ ngơi, chuyển đổi công việc) 2) Cách chuẩn bị môi trường và tinh thần trước mỗi phiên làm việc chuyên sâu 3) Chiến lược loại bỏ hoặc quản lý các yếu tố gây nhiễu 4) Phương pháp đo lường chất lượng và số lượng công việc hoàn thành 5) Cách điều chỉnh chu trình khi gặp khó khăn hoặc thay đổi hoàn cảnh."

Tài liệu để tìm hiểu sâu hơn

Về Tuấn Anh và câu chuyện tạo nội dung lan truyền:

- Nghiên cứu tình huống chi tiết về bài viết 3 triệu lượt xem của Tuấn Anh (sẽ được chia sẻ trong nhóm Conan School)

- Video phân tích chiến lược tạo nội dung lan truyền của Tuấn Anh

Về nghệ thuật nghiêm túc và làm việc chuyên sâu:

- "Làm việc chuyên sâu" - Cal Newport: Cuốn sách cơ bản về nghệ thuật thành công qua sự tập trung

- "Nghịch lý của sự lựa chọn" - Barry Schwartz: Giải thích tại sao quá nhiều lựa chọn lại có hại

- "Cho và Nhận" - Adam Grant: Nghiên cứu về tâm lý của việc cho đi và nhận lại

Từ quan sát đến hành động

Câu chuyện của Tuấn Anh không phải là một trường hợp đặc biệt hay may mắn. Đó là kết quả tự nhiên của việc áp dụng những nguyên tắc cơ bản với thái độ nghiêm túc trong thời đại mà hầu hết mọi người đều nửa vời với mọi thứ.

"Trong thời đại của sự lựa chọn vô tận, cam kết là siêu năng lực hiếm nhất."

Tui tin rằng trong số anh em đang đọc bài này, có những người hoàn toàn có tiềm năng để đạt được kết quả tương tự, thậm chí tốt hơn. 

Điều duy nhất thiếu có thể chỉ là sự nghiêm túc - nghiêm túc trong việc học, nghiêm túc trong việc cho đi, và nghiêm túc trong việc tập trung.

Anh em hãy nhớ rằng trong thế giới đầy sao nhãng này, sự nghiêm túc không còn là "có thì tốt" nữa mà nó đã trở thành lợi thế cạnh tranh rồi. (thứ khiến anh em vượt trội hơn người khác, đạt được điều người khác chỉ dám mơ ước)

Khi mọi người đều đang lướt qua, những ai dừng lại để đi sâu sẽ thắng lớn.

Theo: Phan Thông