cu-ong-u80-kiem-gan-2-ty-dong-moi-nam-tu-sap-rau-nho-bat-mi-4-chien-luoc-kinh-doanh-ai-cung-co-the-ap-dung-1664555809.jpg
 

Rất nhiều người thường xuyên than thở rằng, tôi không thể trở nên gi.àu có là vì tôi không có xuất phát điểm tốt, tôi không có ai nâng đỡ,... Trên thực tế, không có nghề nào là không kiếm ra tiền, chỉ có những người chưa biết cách kiếm tiền từ nghề của họ.

Ông Vương (72 tuổi), ông chủ sạp rau nhỏ ở Trung Quốc là một ví dụ điển hình cho điều đó. Cụ ông U80 này vốn là một nông dân ở Chu Châu, Hồ Nam, bắt đầu b.á.n rau ở một quầy hàng trong khu dân cư Thâm Quyến từ năm 2013.

Tuy chỉ là chủ sạp rau, nhưng nhiều người đã ngã ngửa khi biết mỗi năm ông Vương kiếm được hơn 500.000 NDT (tương đương 1,7 tỷ đồng). Như vậy, thu nhập trung bình mỗi tháng của ông là 42.000 NDT, tức là gần 150 triệu đồng! Vậy làm sao mà ông Vương có thể kiếm bộn tiền như vậy chỉ nhờ nghề b.á.n rau? Dưới đây là 4 chiến lược kinh doanh đắt giá của cụ ông U80:

⏩Phân loại hàng theo nhu cầu

Ông Vương sớm phát hiện ra rằng, khách hàng tới m.u.a rau của ông có thể chia thành 2 nhóm. Một nhóm là những người luôn thích mua đồ tươi ngon, còn nhóm kia chỉ muốn mua đồ đơn giản, ít phải sơ chế. Tất nhiên, ông đã chuẩn bị sẵn hai nhóm rau đáp ứng đủ nhu cầu của các khách hàng.

Nhóm đầu tiên là những món rau tươi ngon, đẹp mắt. Khi thương lái đến giao rau, cụ ông 72 tuổi sẽ cùng nhân viên nhặt rau, chỉ giữ lại những phần rau còn tươi, đẹp mắt, rồi dùng màng thực phẩm bọc lại. Loại hàng ấy rất được những bà nội trợ ưa thích.
Nhóm thứ hai là những món rau củ dễ nấu, đôi khi được sơ chế trước. Ông Vương và người phụ trách quầy sẽ cùng nhau gọt khoai tây, nhặt đậu đũa, cắt bí đỏ thành từng khúc... Tuy mức giá đ.ắt hơn 30%, nhưng dân văn phòng và người già lại vô cùng ưa chuộng.

Nghị lực của hai chị em câm điếc bán rau hơn 2 thập kỷ

⏩ Phân phối rau tới các nhà hàng nhỏ

Kiểu bán rau thành phẩm, sơ chế sẵn của ông Vương được rất nhiều khách hàng ưa chuộng, đặc biệt trong đó có các quán ăn nhỏ trong khu dân cư. Tuy giá cả có đ.ắt hơn chút đỉnh, nhưng họ không phải tốn thời gian sơ chế, vì vậy đặc biệt thích m.u.a rau ở sạp rau nhà ông Vương.

Trên thực tế, có rất nhiều loại rau cần sơ chế qua mỗi ngày, ông Vương sớm nhận thấy mình làm không xuể. Thấy quanh khu dân cư có nhiều người già không có việc gì làm, ông đã chi một khoản tiền nhỏ để thuê họ nhặt, sơ chế rau cho mình.

⏩ Trở thành người tư vấn

Trước khi về hưu và mở sạp rau ở khu dân cư Thâm Quyến, nơi con trai mình đang sinh sống, ông Vương vốn là một đ.ầu bếp trong căng tin cơ quan. Vì thế, ông có kinh nghiệm lên thực đơn, không ngần ngại mà tư vấn cho khách hàng. Chẳng hạn, ông sẽ hướng dẫn khách làm thế nào để chế biến rau thành các món chay, kết hợp củ quả gì cùng các món thịt,...

Thậm chí, người đàn ông này còn cẩn thận tới mức đến hàng in để nhờ làm thiệp, bên trên ghi cách nấu nướng các loại rau. Miễn là có người quan tâm, ông đều phát cho họ để tham khảo.

⏩ Giảm giá cho khách quen

Trong kinh doanh, ta nên đặc biệt chú ý tới những vị khách quen, bởi họ không chỉ thường xuyên m.u.a hàng mà còn giúp quảng bá sản phẩm miễn phí. Ông Vương cũng đã nhận ra điều đó, liền nhờ người khắc một con dấu lớn, in lên túi đựng thực phẩm đạt tiêu chuẩn rồi phát cho khách hàng. Người nào mang theo túi này khi đi m.u.a rau lần sau đó, sẽ được giảm giá tận 5%.

Không chỉ vậy, ông Vương cũng rất để ý tới những trải nghiệm nhỏ của khách hàng. Chỉ cần là khách tới m.u.a rau, dù ít hay nhiều, ông đều tặng họ thêm chút ít hành lá làm quà. Tuy điều này không đáng là bao, nhưng việc làm tinh tế ấy đã khiến nhiều khách hàng cảm động.

Nhờ những bí quyết này, công việc kinh doanh của cụ ông ấy ngày càng thuận lợi, quầy rau nổi danh khắp khu chợ. Có câu nói rằng, "nhất nghệ tinh, nhất thân vinh", miễn là ta chăm chỉ làm việc, nâng cao kĩ năng thì ngành nghề nào cũng có thành tựu. Trong xã hội ngày nay, không gì là không thể , chỉ cần có năng lực thì nhất định sẽ thành công.

Theo Aboluowang