Ngày 10/7, chia sẻ với Báo Một Thế Giới, ông Lê Việt Hùng – Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn cho biết, hiện lô vắc xin này mới được Bộ Y tế phê duyệt, đơn vị vẫn chưa nhập về. 

“Hiện chúng tôi vẫn chưa ký hợp đồng với nhà sản xuất để nhập khẩu số lượng vắc xin trên. Chúng tôi chỉ mới được Bộ Y tế cấp phép để nhập khẩu vắc xin Sinopharm thôi”, ông Hùng nói.

sino-1627720049.jpg
Sinopharm

Theo ông Hùng, số lượng vắc xin mà Sapharco được Bộ Y tế cấp phép nhập về là theo chương trình của UBND TP.HCM. 

Đây là nguồn vắc xin được các doanh nghiệp tài trợ để TP.HCM mua về phục vụ cho nhu cầu cấp bách phòng chống dịch COVID-19. 

“Vắc xin này sẽ phục vụ nhu cầu tiêm phòng COVID-19 cho người dân TP.HCM, chứ không phải để tiêm dịch vụ”, ông Hùng cho biết.

Trước đó, Sapharco đã có công văn gửi Cục Quản lý Dược về việc nhập khẩu vắc xin chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam kèm đơn hàng số 272/ĐH-SPC-XNK.

Sau đó, ông Lê Việt Dũng, Phó cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ký quyết định phê duyệt đồng ý cho Công ty Dược Sài Gòn nhập khẩu 5 triệu liều vắc xin Sinopharm theo đơn hàng số 272/ĐH-SPC-XNK. 

Cũng theo Báo Một Thế Giới, lô vắc xin này được Bộ Y tế phê duyệt dựa trên các Nghị định số 554, 155 của Chính Phủ và Quyết định 2763 của Bộ Y tế về việc phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách phòng chống dịch COVID-19.

Theo đó, Sapharco chịu trách nhiệm về nguồn gốc, chất lượng vắc xin nhập khẩu; đảm bảo việc bảo quản vắc xin tại các cơ sở bảo quản theo đúng quy định, tránh ảnh hưởng chất lượng vắc xin nhập khẩu. 

Công ty này phải thực hiện đúng các quy định hiện hành về xuất nhập khẩu, lưu thông, phân phối thuốc và dược có liên quan.
 

sino-1627719761.jpg
Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn có trụ sở chính tại 18-20 Nguyễn Trường Tộ, Phường 13, Quận 4, TP.HCM

Chân dung doanh nghiệp Sapharco

Theo thông tin từ CafeF.vn, Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn (Sapharco) là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - con, gồm các đơn vị trực thuộc và 16 công ty liên kết có phần góp vốn của Công ty mẹ dưới 50%.

Sapharco là một trong những ‘ông lớn’ phân phối dược phẩm ở thị trường Tp. HCM. Loại hình dịch vụ của Công ty khá đa dạng: kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại dược phẩm, vac-xin, sinh phẩm, hoá chất xét nghiệm, huyết thanh phòng bệnh, trang thiết bị dụng cụ y tế, nguyên phụ liệu, máy móc dùng trong sản xuất dược phẩm; giao nhận, vận chuyển hàng hóa; dịch vụ tài chính doanh nghiệp…

Sau hơn 45 năm hoạt động và liên tục phát triển, đến nay công ty đã thiết lập được một hệ thống phân phối rộng lớn trên cả nước gồm các chi nhánh, cửa hàng bán sỉ và lẻ dược phẩm và dụng cụ y tế tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Nhờ vậy, công ty có thể cung cấp thường xuyên nguồn hàng cho các công ty và xí nghiệp dược, các bệnh viện lớn, các trung tâm y tế và hiệu thuốc trên cả nước.

Bên cạnh đó, công ty còn xây dựng Hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo gồm 7 kho bảo quản đạt nguyên tắc thực hành tốt bảo quản GSP đáp ứng cả điều kiện bảo quản 2 – 80C; 15 – 250C với tổng diện tích trên 20.000m2 phủ khắp cả nước.

Sapharco còn sở hữu nhà máy Roussel Việt Nam với tổng diện tích hơn 10.000 m2 tại khu công nghiệp VSIP Bình Dương. Nhà máy có các dây chuyền sản xuất viên nén, viên nang, thuốc bột, kem, mỡ nước và dây chuyền sản xuất thực phẩm chức năng.

sino-1627719662.jpg
Doanh thu thuần (cột trái) và Lợi nhuận sau thuế (cột phải) của Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn. (Nguồn: Tường Vy tổng hợp từ báo cáo tài chính công ty).

Sapharco kinh doanh ra sao?

VietNamBiz.vn thông tin về tình hình kinh doanh, Dược Sài Gòn đạt hơn 2.700 tỷ đồng doanh thu trong năm 2020, giảm gần 40% so với năm 2019. Trong ba năm gần nhất, công ty ghi nhận doanh thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm nhưng hiểu quả hoạt động rất thấp. 

Cụ thể, tỷ suất sinh lời doanh thu/lợi nhuận năm gần nhất của Dược Sài Gòn là 1,04%, cao hơn con số 0,2% của Công ty cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex (Mã: VMD), 0,6% của Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương Codupha (Mã: CDP) và 0,41% của CTCP Dược liệu Trung ương 2 (Phytopharma, TW2) nhưng thấp hơn nhiều so với Domexco (Mã: DMC) là 11,6%, Tổng công ty Dược Việt Nam (Vinapharm, mã: DVN) là 3,7%.

Tại thời điểm 31/12/2020, tổng tài sản của Dược Sài Gòn là 1.385 tỷ đồng, công ty có vốn góp của chủ sở hữu là 480 tỷ đồng, nợ vay tài chính là 116 tỷ đồng (toàn bộ là nợ ngắn hạn).

Công ty cũng rót vốn đầu tư vào nhiều công ty liên kết như CTCP Dược phẩm và Sinh học y tế (Mebiphar) 65 tỷ đồng, vào CTCP Dược phẩm Dược liệu Pharmedic 41 tỷ đồng. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn lần lượt là 110 tỷ đồng, gần 156 tỷ đồng.