fb-img-1653890446076-1653890689.jpg
 

Năm 2018, 2019: Sự kiện Blockchain Việt Nam được tổ chức như những buổi đa cấp hoành tráng, như những bữa tiệc đám cưới, và các các ca sĩ nghiệp dư lên hát. Bà con ở dưới ngồi nói chuyện rồi tán với nhau về "con này" "con kia", các sự kiện hackathon của blockchain Việt Nam tổ chức gần như ko có hack não về các vấn đề về technical...

> Cá nhân mình cũng nhiều lần bị dụ vào show cái mặt ra không khác gì hot girl đến tham gia sự kiện. Đắng lòng thật.

Năm 2021, 2022: Chứng kiến một loạt sự kiện blockchain Việt Nam mới, tổ chức gần như dồn dập, mình lại chứng kiến thấy "gái Việt Nam" mình càng ngày càng xinh vãi, nhiều hot girl vãi nhỉ? hèn gì ngày xưa Càn Long thích đi Giang Nam là phải rồi. 

Vậy do đâu vậy? Bà con suy ngẫm rồi nếu cảm thấy tự tin ko sợ mất lòng "ai đó" thì cứ viết nhé, còn ko thì đừng viết, bởi đơn giản mọi người đều thấy hết rồi. 

Nhìn vào các sự kiện blockchain đang được tổ chức ở trên thế giới thì mình thấy thế này:

1. Năm 2015, khi mình đi tham gia một số sự kiện big và sự kiện weekly ở San Francisco > Mình bị choáng bởi não của mình phải hoạt động căng lên để nắm bắt lượng kiến thức khổng lồ của các bạn chia sẻ, và điều rất thú vị là các bạn đó mặc dù là cao thủ võ lâm ở Bay Area, đang push những công ty hàng trăm triệu đến tỷ đô, các bạn vẫn rất là welcome khi nói chuyện với những thằng startup non choẹt như mình khi mới chập chửng đến Silicon Valleys. 

Mình liên tục dùng điện thoại ra để chụp các keywords trên slide các bạn đó để về ra quán Red Rock Coffee ở down town mountain view ngồi research để áp dụng cho Umbala. 

> Ngược lại ở sự kiện Việt Nam, mình thấy đâu cần phải dùng não đâu, đa phần mọi người co cụm và cười nói "trong trẻo" và tỏ vẻ ra mình rất nguy hiểm... > khiến mình cũng đéo biết làm gì hơn là phải tỏ vẻ ra bí ẩn rồi dzọt lẹ ra ngoài ngồi hút thuốc rồi leo lên xe đi về ngắm Sài Gòn thật đẹp biết bao. 

2. Năm 2012: Mình cùng anh em TimBox đưa sản phẩm sang TechCrunch Disrupt, mình có cơ hội được khai sáng bởi cái văn hoá Mỹ khởi nghiệp, bọn nó gần như xác định rằng, cái lũ đến cái sự kiện này, nhìn lôi thôi thế thôi, chứ bọn nó đều có tiềm năng trở thành loại Top of the world, là loại tỷ phú công nghệ, nên gần như tụi nó đéo phân biệt, luôn luôn open ra để nghe câu chuyện của đối phương, và cũng try to intro về những gì các bạn đang làm, và sau sự kiện là một loạt email trao đổi thông tin. 

> Nhưng sự kiện Việt Nam? sau sự kiện là một loạt buổi nhậu nhẹt, không có kết quả. Toàn những câu chuyện ko liên quan đến hacking ra làm sao?...

Techcrunch Disrupt 2012, có sự xuất hiện của Mark, năm đó Mark bảo là Facebook làm mobile first cho toàn bộ hệ thống của Facebook, gần như mọi người ào vào xem đông chật kín hội trường, mình lùn tí tẹo teo xem FB nó sẽ làm gì để mình còn tránh vì năm đó mình làm gần như là social mobile dựa trên chat conversation với TimBox. Cảm thấy được lửa của Mark rất kinh khủng đứng trước thời đại mobile internet. Mình bấm bụng, team TimBox cần cố gắng gấp 100 lần so với FB may ra mới có cơ hội. Ngay bây giờ cũng thế, Mark đổi cty thành Meta với tham vọng cho metaverse, mẹ mình cũng đang đánh metaverse, lại bấm bụng bảo: Đợt này mình và anh em cần cố gắng làm càng nhỏ ti càng tốt. tránh phải đụng độ mấy lão to đùng như FB hay Snapchat hay Tencent hay Bytedance. 

> Nhưng ở sự kiện Việt Nam, những người đàn anh thực sự bản lĩnh rất ít khi xuất hiện, và nếu khi có xuất hiện thì các MC không đủ não để hacking các bậc đàn anh như cách mà TechCrunch có thể làm như lão Michael Arrington (Cà khịa theo nghĩa Việt Nam mình) để chọc ngoáy vào cho các bậc đàn anh nói ra được những thứ hay ho cho lớp trẻ follow up. 

> Buồn cười là các MC cho các sự kiện blockchain ở Việt Nam mình đa phần bây giờ là gái xinh? WOW! what's going on? Con gái Việt Nam mình rất xinh nổi tiếng từ hàng ngàn năm nay rồi, đâu cần phải quảng bá nữa đâu. 

Vấn đề chất lượng nội dung của sự kiện + networking của sự kiện rất quan trọng trong mắt những nhà đầu tư lớn của thế giới muốn vào Việt Nam. Ví dụ:

1. Năm 2015, bên mình có tham gia một buổi nói chuyện nhỏ của một ông chuyên tổ chức các sự kiện nói về investment ở San Francisco, ông gần như làm cầu nói cho mọi người đến găp gỡ nói chuyện phi lợi nhuận (ông già lắm rồi, chắc phải tầm gần 6x tuổi), bên mình cũng tham gia và nói về Umbala.Tv, ngay lập tức ông connect mình face to face gặp các bạn ở bên Tencent để nói chuyện > và các bạn Tencent hồi đó có ngỏ ý muốn join một early round với Umbala > nhưng hồi đó mình ngu không đồng ý > Cái này là mình thấy mình ngu tuyệt đỉnh Kungfu luôn rồi. 

> bài học ở đây là chất lượng của những buổi tiny event đã có thể mang đến những cơ hội tuyệt vời như vậy đấy. Vì những người đến đó là những người có một đầu óc rất nhiệt huyết, họ yêu sản phẩm và họ thực sự reaching out để tìm cơ hội. Ở Việt Nam mình có sự chia rẻ trong vấn đề này, không ai thực sự open để vất bỏ cái "kiêu hãnh" xuống để cùng nói chuyện, vì đơn giản thực tình, chúng ta đang đều là "ngọc hoặc có thể là "c*t" trong đá" 

> Vô hình chung càng ngày những người có não, họ càng ngày càng ít đi đến sự kiện, vô hình chung trí tuệ của người Việt càng ngày càng bị chôn vùi. 

2. Đợt rồi tham dự sự kiện của Huobi, Coinbase, Polygon... rồi đọc các thông tin các bạn đó đang lập ra các quỹ và đi gào thét: "bọn tao thực sự đang muốn tìm các cơ hội để giúp các startup blockchain..." > Mình thấy thực sự tuyệt vời vãi, nhưng mình chợt nhận ra một điều là chúng ta đang thiếu một cái cầu nối nào đó ở giữa? vì bản chất chúng ta cần có chất lượng hơn để cạnh tranh với những blockchain startups khác ở khắp nơi trên thế giới. Vì blockchain là cạnh tranh toàn cầu chứ đâu phải ở Việt Nam đâu? ngay cả bài toán metaverse to đùng, thì mỗi người tiếp cận build metaverse theo rất nhiều hành vi khác nhau chứ đâu phải cái gọi là "Internet 3D" > cái này chỉ là một góc nhỏ tí của metaverse và web3 mà thôi. Mình đang nghĩ là rất cần những bạn làm Incubator hay Accelerator cho Blockchain Việt Nam có thể nắm bắt các cơ hội này để mang về cho các blockchain startups ở Việt Nam. 

Chúng ta cần vì giá trị của cộng đồng, có vậy chúng ta mới tăng trưởng được trên thế giới. Các bạn chú ý cho mình từ khoá sau:

Web2: Founder build product

Web3: Community build business

Bà con thông cảm, chém gió cho bớt năng lượng để còn đủ năng lượng vừa đủ để làm Umbala Metaverse vừa đủ nhỏ. Chứ làm to quá lại bị bà con bảo: Ơ! ông Râu lại chém gió! 

(thực tình mình chỉ đang focus làm prototype mvp thôi nhé mấy hater & anti).

Nguồn: Facebook Thảo Nguyên - CEO Umbala

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=pfbid09nxzFvgccrnRoRezPPFXoxKk4zgeeuzFATWJmjvPfYmTGYD1aD392PR6Jy6kbNttl&id=100008062123279