Mới đây, có nguồn tin cho biết hiện nay dự án Dịch vụ Tân Huê Viên - Liên hoa Bảo tháp do Công ty TNHH Chế biến thực phẩm bánh Pía - Lạp xưởng Tân Huê Viên (Công ty Tân Huê Viên) làm chủ đầu tư đã gần như hoàn thành xây dựng được 90%. Đồng thời theo kế hoạch, dự án này sẽ đi vào hoạt động trong thời gian sớm. Có thể chỉ hơn 1 năm nữa thôi công trình này sẽ được Tân Huê Viên chính thức mở cửa chào đón khách tham quan.
Dự án Dịch vụ Tân Huê Viên - Liên hoa Bảo tháp có tổng vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng, được xây dựng trên phần đất thuê 42.000m2 (thuộc Khu Công nghiệp An Nghiệp, địa chỉ tại Quốc lộ 1A, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng). Công ty Tân Huê Viên đã thuê mảnh đất này từ năm 2018 và sẽ thuê trong vòng 49 năm. Dự án Dịch vụ Tân Huê Viên - Liên hoa Bảo tháp bao gồm nhiều hạng mục là các cảnh quan nhân tạo và điểm nhấn đáng chú ý nhất của dự án chính là Liên hoa bảo Tháp có tạo hình hình sen. Tòa tháp này bao gồm 16 cánh (sen), cao 68m, đường kính 119m. Tầng trệt của tòa tháp phía bên trong được đặt tượng Dược sư nặng 19 tấn, chiều cao 6,8m.
Vào tháng 3/2018, dự án được khởi công xây dựng.
Nhiều tiểu cảnh đi kèm dự án của Tân Huê Viên được đầu tư xây dựng quy mô và đang được đẩy nhanh tiến độ.
Ban đầu, dư luận đặt ra hàng loạt ý kiến khi dự án bắt đầu triển khai thi công, mọi người nghi vấn cho rằng liệu đây có phải là một dự án mang tính tôn giáo, tín ngưỡng vì có nhiều hạng mục mang đậm tính tâm linh (Liên hoa Bảo tháp, tượng Phật Dược Sư...)? Bên cạnh đó, những thắc mắc rằng dự án được xây dựng trên phần đất thuê của khu công nghiệp có đúng quy định của pháp luật cũng như dự án này có phải là một hình thức kinh doanh tâm linh hay không? Về các hạng mục công trình thì đã được ngành chức có thẩm quyền cấp phép hay chưa?... Và nhiều điểm nghi vấn khác từ dư luận.
Khi đó, ông Thái Tuấn - nhà sáng lập công ty Tân Huê Viên cũng đã đính chính về những vấn đề trên. Ông khẳng định rằng dự án này không phải là công trình tâm linh vì không có hoạt động cúng bái, ngoài ra là miễn phí vé tham quan. Nhưng Ban Tôn giáo Chính phủ lại xác nhận rằng Tượng Dược sư được đúc bằng đồng mạ vàng đặt trong tầng trệt của công trình Liên hoa bảo Tháp này được xác định là công trình tôn giáo.
Tòa Tháp hình sen được xem là biểu tượng chính của dự án Dịch vụ Tân Huê Viên - Liên hoa Bảo tháp.
Lúc đó, đại diện Ban quản lý Khu công nghiệp tỉnh cũng như UBND tỉnh Sóc Trăng chia sẻ về tính pháp lý của dự án rằng Tân Huê Viên thuê đất để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh là phù hợp với quy định của Chính phủ về khu công nghiệp đô thị dịch vụ, phù hợp với điểm du lịch đã được tỉnh công nhận.
Tân Huê Viên là một thương hiệu nổi tiếng với ngành nghề sản xuất bánh kẹo nhất là bánh Pía, lạp xưởng, doanh nghiệp này còn nổi danh ở miền Tây với điểm dừng chân quy mô lớn, với tên gọi là Khu du lịch Tân Huê Viên có diện tích hơn 1.200m2 tại Sóc Trăng. Hiện tại sản phẩm của thương hiệu này cũng được phủ khắp vùng miền đất nước.
Cổng chính khu ẩm thực của Khu du lịch Tân Huê Viên
Một số sản phẩm của Tân Huê viên, nổi bật nhất chính là Bánh Pía
Thương hiệu Tân Huê viên ban đầu chỉ là một cơ sở sản xuất bánh pía quy mô gia đình, có diện tích chỉ 1ha. Năm 2007, sau khi phát triển thành công hơn với việc đầu tư nhà xưởng trên 17.000m2, ngoài ra là đầu tư mua sắm trang thiết bị thay thế thủ công bằng máy móc, thương hiệu này cũng đổi tên thành Công ty chế biến thực phẩm bánh Pía - Lạp xưởng Tân Huê Viên.
Ông Thái Tuấn - nhà sáng lập Tân Huê Viên
Về quy mô của công ty, hiện tại thương hiệu Tân Huê Viên đã điểm danh khắp Việt Nam với 124 cơ sở, đại lý phân phối tại các tỉnh thành. Trụ sở chính của Tân Huê Viên đặt tại số 153 Quốc lộ 1A, ấp Phụng Hiệp, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.
Ông Thái Tuấn - nhà sáng lập Tân Huê Viên sinh năm 1968, ông xuất thân trong một gia đình nghèo ở thị xã Sóc Trăng. Bởi tình cảnh gian khó, khi chỉ mới 12 tuổi, ông Tuấn đã phải rời trường học để sửa xe đạp kiếm tiền phụ giúp gia đình.
Ông Thái Tuấn - nhà sáng lập Tân Huê Viên
Sau khi hết làm việc sửa xe, ông Thái Tuấn đã "chuyển nghề" sang làm tạp vụ cho một cơ sở sản xuất bánh Pía cách nhà ông mấy chục cây số, đặc biệt là ông làm không lấy lương. Lúc đó cơ sở ông làm ở Vũng Thơm, xã Phú Tâm, Mỹ Tú, Sóc Trăng. Đây chính là "cái nôi" của bánh Pía. Lý do ông Tuấn lúc đó không có lương là vì chỉ mới 14 tuổi, ông chủ lúc đó nuôi cơm hàng ngày cho ông Tuấn và từ đó ông Tuấn tự học được bí quyết nghề làm bánh. Dần dà rồi quen việc, ước mơ và nghị lực cho việc khởi nghiệp đã lớn nhưng thiếu...vốn. Số tiền chắt bóp dành dụm bao năm của ông Thái Tuấn khi đó chỉ đủ mua một tấm nhôm, một con dao. Đến khi người anh trai của ông Thái Tuấn lập gia đình, ông Tuấn đã đánh bạo hỏi mượn toàn bộ số tiền mừng lễ cưới của anh trai để bắt đầu khởi nghiệp, anh dùng tiền để mua nguyên liệu như bột, đường, đậu... để sản xuất bánh. Người anh trai của ông Thái Tuấn đã đồng ý và tin tưởng ông sẽ làm được.
Ông Thái Tuấn - nhà sáng lập Tân Huê Viên
Vào năm 1992, ông Thái Tuấn chuyển từ mô hình sản xuất theo mùa sang sản xuất quanh năm bởi thay vì chỉ làm bánh vào tháng Tám âm lịch, thì khi đó người dân đã có đời sống khấm khá hơn, Tân Huê Viên cũng vì vậy mà chuyển đổi mô hình làm bánh quanh năm.
Nhưng vì mô hình chuyển đổi như vậy cơ sở sản xuất lại không theo kịp. Đến năm 1996, ông Thái Tuấn bắt đầu mở rộng sản xuất và thuê thêm 20 nhân công để tăng sản lượng. Sang năm 2000, số công nhân của Tân Huê Viên lên đến con số 60 người cho đến hiện nay đã ngót nghét 300 người, chưa kể những người làm theo thời vụ. Năm 2019, tại website công ty Tân Huê Viên có chia sẻ mức lương tháng bình quân của công nhân làm việc tại đây là 1,5 triệu đồng/người, được bao cơm cả ngày, mua bảo hiểm và trang bị đồ bảo hiểm lúc làm việc.
Với ước mơ “Làm cho bánh pía Sóc Trăng- Tân Huê Viên ngày càng được nhiều người ở nước ngoài biết đến”, ông Thái Tuấn đã được trao nhiều giải thưởng trong sự nghiệp kinh doanh của mình như: Cúp vàng, Bàn tay vàng, Quả cầu vàng ở các kỳ hội chợ trong và ngoài nước.
Từ lúc khởi nghiệp vốn ít ỏi đến hiện nay, sản phẩm của Tân Huê Viên đã tiêu thụ hơn 300 tấn/năm, còn bán sang tận Hoa Kỳ, Canada,... với dòng sản phẩm bao gồm bánh pía, trung thu, bánh in, lạp xưởng.
Tóm tắt quá trình phát triển của Tân Huê Viên: