Mới đây, thông tin về một vị doanh nhân người Việt vừa chi 6,1 triệu euro (tương đương hơn 153 tỷ đồng) để mua ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' đang thu hút nhiều sự chú ý.

chan-dung-ong-nguyen-the-hong-dai-gia-bac-ninh-vua-chi-hon-153-ty-dong-mua-an-vang-hoang-de-chi-bao-1676370778.jpeg
Ông Nguyễn Thế Hồng (bìa phải) đã thành công mua ấn vàng Hoàng đế chi bảo từ nhà đấu giá Millon. Ảnh: Tuổi Trẻ Online

Ông chủ doanh nghiệp xây dựng và bảo tàng tư nhân ở Bắc Ninh

Được biết, người đã ký hợp đồng thành công mua về ấn vàng Hoàng đế chi bảo từ nhà đấu giá Millon (Pháp) là ông Nguyễn Thế Hồng. Ông là Chủ tịch Hội sưu tầm, nghiên cứu cổ vật Kinh Bắc.

Ông Hồng sinh năm 1961, là một doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản ở Bắc Ninh.

Hiện ông Hồng giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Nam Hồng. Công ty được thành lập vào năm 1998, đặt trụ sở tại địa chỉ tại phường Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Đây là một công ty chuyên hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực như: san lấp mặt bằng, thi công xây dựng công trình, kinh doanh bất động sản.

Công ty Nam Hồng còn được biết đến là chủ đầu tư của dự án Khu trung tâm thể thao, trường học, các công trình công cộng, khu đô thị (Dự án Vườn Sen) tại Bắc Ninh.

chan-dung-ong-nguyen-the-hong-dai-gia-bac-ninh-vua-chi-hon-153-ty-dong-mua-an-vang-hoang-de-chi-bao-3-1676371031.jpeg
Ông Nguyễn Thế Hồng bên ấn vật “Hoàng đế chi bảo”. Ảnh: Thanh Niên

Bên cạnh lĩnh vực bất động sản và xây dựng, ông Nguyễn Thế Hồng cũng là một nhà sưu tập cổ vật có tiếng ở Bắc Ninh. Đồng thời, ông cũng người lập nên Bảo tàng Hoàng Gia Nam Hồng, Bắc Ninh để trưng bày bộ sưu tập cổ vật của mình.

Ông có niềm đam mê với cổ vật và đã sưu tập cổ vật từ rất sớm. Ông đã thành lập Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng (huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) để trưng bày bộ sưu tập cổ vật đồ sộ của mình.

Trong đó, nổi bật có thể kể đến là Thạp đồng Văn hóa Đông Sơn có niên đại cách ngày nay 2.200 - 2.300 năm (thế kỷ III - II trước Công nguyên), đã được công nhận là bảo vật quốc gia vào tháng 1/2023.

Ngoài ra, thông qua Công ty TNHH Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, ông cũng có nhiều hoạt động nghiên cứu, sưu tập, kinh doanh, trong đó có hoạt động môi giới, đấu giá.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Nói về câu chuyện mua ấn vàng Hoàng đế chi bảo, trên trang facebook cá nhân ông Đào Phan Long, nguyên Chủ tịch Hội Cổ vật Thăng Long Hà Nội đã có chia sẻ về quá trình này.

Nguyên văn chia sẻ của ông Đào Phan Long như sau:

Ông Nam Hồng khẳng định nếu không có nhiều đam mê, nỗ lực, công sức, quyết tâm và chấp nhận bỏ ra một khoản tài chính khá lớn của gia đình cộng với sự quan tâm trợ giúp pháp lý của Chính phủ, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, lãnh đạo, cán bộ Bộ VH - TH- DL Việt Nam thì Bảo vật này rất khó có thể hồi hương. Ông rất cám ơn Nhà nước ta đã giúp ông thực hiện được việc chuyển nhượng này với giá mua hợp lý để mang về cho Bảo tàng tư nhân của ông đóng trên quê hương Từ Sơn, Bắc Ninh.

Các bên quyết định đàm phán về việc bán tác phẩm theo thỏa thuận riêng ngoài đấu giá.

Vào ngày 31-10-2022 Đại sứ quán nước CHXHCNVN và MILLON đã ký hợp đồng đàm phán để hoãn phiên đấu giá công khai tác phẩm đến ngày 9-11-2022. Vào ngày 9-11-2022, Đại sứ quan CHXHCNVN và MILLON đồng ý gia hạn hợp đồng đàm phán này cho đến ngày 17-11-2022.

Do vậy nên vào ngày 12-11-2022 MILLON và Công ty TNHH Bảo Tàng Hoàng Gia Nam Hồng là Bên mua Tác phẩm thay mặt cho nước CHXHCNVN đã ký thỏa thuận chuyển nhượng Tác phẩm theo thỏa thuận chung bằng việc ký một Bản thỏa thuận bổ sung.

Vào ngày 8-12-2022, Giấy chứng nhận xuất khẩu Tác phẩm đã được cấp cho MILLON.

Còn về những nỗ lực tự nguyện rất đáng ghi nhận của ông Nam Hồng và gia đình ông xin được kể tóm tắt như dưới đây.

Sau khi xem tin có nhà đấu giá ở Paris, Pháp giới thiệu sẽ đấu giá hiện vật là chiếc Ấn vàng của Vua Minh Mạng triều Nguyễn ông Nam Hồng đã bàn với bà xã nộp tiền 100 ngàn Euro để được đăng ký tham dự đấu giá. Ngày 12-11-2022 vợ chồng ông bay sang dự đấu giá mới biết cùng mình đã có 5 người với 3 quốc tịch được quyền tham gia đấu giá chiếc Ấn vàng rất quý này. Giá khởi điểm chiếc ấn vàng có kích thức cao 10,4 cm; cạnh đế một chiều 13, 8 cm, một chiều 13,7 cm và nặng 10,78 kg là 2 đến 3 triệu Euro.

Trước tình hình này biết rằng nếu đấu giá thì không thể mua được Ấn vàng quý này để mang về VN nên ông đã điện về cho Phó GĐ Sở VHTHDL tỉnh Bắc Ninh để báo cáo gấp với các cấp quản lý Bộ VHTTDL xin được trình bày nguyện vọng và giúp đỡ nhằm tránh đấu giá Ấn vàng quốc bảo VN mà chỉ thương thảo với chủ sở hữu, với nhà tổ chức đấu giá để thỏa thuận giá mua, có vậy Việt Nam mới mong có được chiếc Ấn vàng này. Nghe có lý nên Chính phủ đã đồng ý cử một đoàn 7 người gồm một Thứ trưởng, Cục trưởng Di Sản, 2 chuyên gia của Bảo tàng LSQG, 3 chuyên gia các Bộ liên quan bay sang Paris gặp ông Nam Hồng và Đại sứ VN tại Pháp để thống nhất giao ông Hồng đứng ra thương thảo với các đối tác.

Sau 13 ngày các thành viên của đoàn, đại diện sứ quán VN và ông Hồng bỏ 75 ngàn Euro thuê Luật sư đã khẩn trương làm việc với các bên, còn bà vợ ông Hồng tự chi tiền lo cơm nước cho mọi người. Cuối cùng các bên đã đạt được nội dung quan trọng là không đấu giá Ấn vàng mà dành cho ông Nam Hồng đại diện cho Việt Nam đứng ra mua theo giá thỏa thuận với tất cả gần 20 người của gia đình ông Bảo Đại và của Nhà đấu giá.

Trước Tết Quý Mão ngày 13-1-2023 (22 tháng chạp) theo thỏa thuận ông Nam Hồng chủ Bảo tàng Hoàng Gia Nam Hồng đã tự bay sang Paris để tối ngày ông Công ông Táo lên trời 23 tháng chạp đặt bút ký chính thức với ông Alexandre Millon bản Hợp đồng mua Tác phẩm Nghệ thuật Ấn vàng Kim Bảo tỷ của Vua Minh Mạng đã được nhà đương cục Pháp cấp Giấy phép cho xuất cảnh về Việt Nam.

chan-dung-ong-nguyen-the-hong-dai-gia-bac-ninh-vua-chi-hon-153-ty-dong-mua-an-vang-hoang-de-chi-bao-11-1676371135.PNG
Nguyên văn chia sẻ của ông Đào Phan Long về câu chuyện mua ấn vàng Hoàng đế chi bảo