Năm 10 tuổi, ông Lương Vạn Vinh đã biết cách kiếm sống bằng nghề làm nhang. Đến năm 16 tuổi, ông phụ bán phụ tùng xe đạp trên lề đường Thuận Kiều. Đến năm 17 tuổi, ông Vinh đổi nghề chuyển sang bán tạp hóa dạo bên ngoài chợ Bình Tây, quận 6.

chan-dung-ong-luong-van-vinh-nha-sang-lap-thuong-hieu-my-hao-du-duoc-tra-30-trieu-usd-vao-khoang-20-nam-truoc-nhung-van-tu-choi-1683216796.jpeg

Lương Vạn Vinh, người sáng lập Công ty Mỹ Hảo, hình thành từ những ngày khó khăn đó, để rồi chỉ riêng thương hiệu nước rửa chén Mỹ Hảo đã có doanh nghiệp trả tới 10 triệu USD. Năm 1978, ông Vinh thành lập Công ty cổ phần hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo từ một cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhỏ. Trải qua 45 năm xây dựng và phát triển, thương hiệu Mỹ Hảo đã trở thành cái tên quen thuộc trong các gia đình Việt.

Cha ông Vinh sau khi rời Trung Quốc đến Việt Nam thì bắt đầu theo học nghề làm nhang để kiếm sống. Vì vậy, từ khi còn nhỏ ông và những anh chị em trong gia đình sẽ dành một buổi đi học, một buổi sẽ ở nhà phụ giúp việc nhà. Tuy nhiên, khi còn bé ông Vinh rất thích đi chơi lúc đó đứa trẻ nào cũng sẽ có suy nghĩ đó nên ông bỏ đi chơi cả buổi, khi đi chơi về ông lại chứng kiến cảnh bố mẹ cùng anh chị đang đầu tắt mặt tối làm việc, ông chợt cảm thấy áy náy và cũng từ đó ông bắt tay vào phụ giúp gia đình.

Cứ thế, mỗi người anh chị em trong gia đình ông Vinh đều có nghề riêng, biết sắp xếp công việc cho mình. Nhưng, đối với ông Vinh điều ông thấy bản thân dở nhất là không thể tính toán một chiến lược kinh doanh dài hạn. Hàng Mỹ Hảo tốt nhưng ông lại bán với mức giá quá rẻ, nước rửa chén chỉ 200 đồng, dầu gội đầu chỉ 400 đồng (tiền thời mới giải phóng)… Ông còn chưa biết cách xây dựng khai thác thương hiệu.

Vợ ông đúng chuẩn là người phụ nữ của gia đình, bà không quen với việc buôn bán. Hầu như công việc hằng ngày của bà là nội trợ, chăm con,... nhưng bà có một nhiệm vụ cực kỳ đặc biệt đó là theo dõi sổ sách thu chi của gia đình. Còn bản thân ông thì lo kinh doanh vợ ông thì dành thời gian cho việc giáo dục con cái. Ông Vinh từng nói nếu sau này Mỹ Hảo thành công mà con cái không ra gì thì coi như cả sự nghiệp của ông cũng xem như tiêu tan.

Ông Vinh thừa nhận bản thân ông chưa từng qua bất kỳ một trường lớp đào tạo nào cả, nhưng bằng vào kỹ thuật cũng như kinh nghiệm đối với “nghề sản xuất” hóa mỹ phẩm thì ông tự tin sẽ không có ai có thể vượt qua được ông cả. Ông chọn cách học hỏi từ thầy cô, bạn bè, sách báo, đại lý hóa chất…

Ông chọn cách đọc sách về những khóa quản trị kinh doanh của các trường đại học, rồi bắt đầu tập tành xây dựng mạng lưới phân phối khi chỉ còn là một tiểu thương nhỏ, để giờ đây ông đã có một cơ ngơi như hiện tại. Ông Vinh từng chia sẻ phải đến năm ông 40 tuổi ông mới học được cách “ăn nói nhỏ nhẹ, ôn tồn” cũng nhờ vậy mà ông thấy mình gần gũi với nhân viên hơn.

Năm 1988, khi người tiêu dùng vẫn có thói quen sử dụng xà phòng rửa bát, bột giặt thì Mỹ Hảo tung ra thị trường nước rửa bát và gần như độc quyền sản phẩm này... Thời điểm ấy hầu như chỉ có một mình Mỹ Hảo nên có lúc sản phẩm của Mỹ Hảo gần như chiếm 70 -80% thị phần thị trường.

chan-dung-ong-luong-van-vinh-nha-sang-lap-thuong-hieu-my-hao-du-duoc-tra-30-trieu-usd-vao-khoang-20-nam-truoc-nhung-van-tu-choi-1-1683216818.jpeg

Đồng thời, thời điểm này các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam bắt đầu nở rộ. Với kinh nghiệm hàng trăm năm trong ngành bán lẻ, các tập đoàn này nhanh chóng thiết lập hệ thống phân phối. Từ vị trí dẫn đầu thị trường, Mỹ Hảo mất dần đại lý.

Những năm 2007 - 2008, thị phần của công ty giảm rõ rệt, chỉ còn khoảng 30 - 40% với doanh thu dưới 20 tỷ đồng/tháng. Nhận thấy điểm yếu là quản lý kinh doanh cũ không còn phù hợp, công ty đã ngay lập tức đầu tư xây dựng lại hệ thống phân phối trải rộng khắp cả nước với hơn 110 nhà phân phối và mối quan hệ chặt chẽ hơn với các đại lý.

Năm 2012, khi nhiều công ty co cụm, thì Mỹ Hảo vẫn phát triển hệ thống phân phối bởi theo ông Vinh, nếu làm không tốt khâu này Mỹ Hảo rất dễ giải thể. Ở cái tuổi “ngũ thập tri thiên mệnh”, ông Vinh vẫn say sưa nói về công việc của mình: "Tôi sẽ gắn bó với Mỹ Hảo đến khi nào không còn sức làm việc nữa chứ nhất định không bán buôn, sang nhượng thương hiệu. Mấy năm nay, làn sóng mua bán, sáp nhập rộ lên, nhiều tên tuổi lớn trong ngành hóa mỹ phẩm, thực phẩm, hàng tiêu dùng… đều đã hoặc đang thương lượng bán cổ phần. Mỹ Hảo cũng nhận được khá nhiều lời đề nghị góp vốn của các nhà đầu tư Mỹ, Nhật Bản, Ðan Mạch… nhưng vẫn không có ý định bắt tay với ai".

Ngay cả khi các đối thủ đề nghị hợp sức tăng giá, ông Lương Vạn Vinh cũng từ chối. Không dưới 10 lần đại diện các hãng hóa mỹ phẩm nước ngoài tìm gặp ông Vinh và đề nghị ông mua lại thương hiệu Mỹ Hảo. Lần đầu tiên là vào năm 1995, U Group chào mua thương hiệu nước rửa chén Mỹ Hảo. Từ xuất phát điểm khá thấp, thương hiệu Mỹ Hảo được định giá dần, đến năm 2001 đã được trả 10 triệu USD. Sau một thời gian, công ty này quay lại và trả mức giá 30 triệu USD nhưng ông chủ Mỹ Hảo vẫn lắc đầu.

Ngay từ nhỏ, ông Vinh đã từng lặn lội trên thương trường, nên ông hiểu được những chiêu thức thần kỳ của “chiến trường không tiếng súng”. Ông nói: "Ðối thủ mạnh hơn mình về mọi mặt nhưng mình vẫn có ưu thế riêng. Chất lượng ngang nhau, nguyên liệu cũng nhập từ một nguồn, chúng tôi chỉ có con đường duy nhất để chiến thắng là tiếp thị trực tiếp, gắn bó với người tiêu dùng bằng chất lượng sản phẩm, giá cả phù hợp và mạng lưới bán hàng sát sao từng địa bàn. Nhiều năm nay, mỗi tháng, tôi đều dành khoảng 10 ngày để rong ruổi từ Nam chí Bắc điều phối công việc trực tiếp với hệ thống phân phối. 90% quỹ thời gian của tôi dành cho Mỹ Hảo".

chan-dung-ong-luong-van-vinh-nha-sang-lap-thuong-hieu-my-hao-du-duoc-tra-30-trieu-usd-vao-khoang-20-nam-truoc-nhung-van-tu-choi-1683216918.png

Bận rộn, kiệt sức, có lúc chán chường nhưng ông Vinh chưa bao giờ nghĩ đến việc dừng lại hay từ bỏ. Nuôi dưỡng và đồng hành cùng sự lớn mạnh của Mỹ Hảo, hơn 45 năm qua, ông làm việc không phải để kiếm thêm tiền mà vì đam mê công việc và tình yêu với thương hiệu. Trước thực trạng bị các công ty nước ngoài như Unilever (Anh), PandG (Mỹ), Unza (Ấn Độ)… chiếm lĩnh thị trường, các công ty Việt Nam trong ngành mỹ phẩm còn rất ít, ông chủ của Mỹ Hảo lại càng khát khao khẳng định thương hiệu Việt.

"Thái Lan, Myanmar, Indonesia... dù mở cửa lâu rồi nhưng nhiều thương hiệu hóa mỹ phẩm nội địa của họ vẫn sống tốt. Họ làm được, tại sao mình không làm được!" - ông Vinh tự tin nói.

“Tôi không thích cách kinh doanh lấy thịt đè người và càng không muốn các công ty Việt Nam mạnh đều bị thâu tóm. Bán đi thì dễ nhưng giữ lại thì còn. Tiền chỉ là một lẽ, không phải tất cả”, theo lời ông Vinh nói.

Việc bán Mỹ Hào cũng như ý định ra nước ngoài định cư nếu có, ông Vinh đã làm từ hơn mấy chục năm trước chứ không đợi đến bây giờ, để 7 người con đã lớn và hơn nửa gia đình. Người con trai duy nhất, cũng là anh cả Lương Tuấn Hùng đã tốt nghiệp Thạc sĩ thương mại tại Mỹ và cùng ông Vinh trở về Việt Nam để điều hành Mỹ Hảo, cũng như phụ trách sản xuất.

Từng mong bố bán doanh nghiệp sang Mỹ định cư an nhàn tuổi già bên con cháu nhưng giờ Hùng đã quen với công việc ở công ty khi thường xuyên tham gia các sự kiện cộng đồng cùng ông Vinh . Nhà sáng lập Mỹ Hảo khuyến khích các con ở Mỹ khởi nghiệp, nhập sản phẩm “cây nhà lá vườn” về bán để làm quen dần với thị trường.

Về phần mình, ông chưa bao giờ gặng hỏi hay trực tiếp đặt vấn đề chuyển giao công ty với con trai và cô con dâu người Mỹ, gốc Việt dù họ đã đủ trưởng thành để thực hiện tâm nguyện của ông. Nhiều lời hứa đã được đưa ra, mặc dù không rõ hình thức thực tế diễn ra như thế nào. Nhưng dứt khoát, nhà sáng lập Mỹ Hảo chỉ chuyển giao khi hài lòng với quy trình chuẩn hóa từ sản xuất đến phân phối, cũng như nhìn thấy tình yêu nghề xuất hiện ở thế hệ sau.

“Anh cả hiền quá, lại ít nói, trong khi nghề này phải nói nhiều, khéo để còn lăn xả bán hàng. Nếu gây dựng được sự nghiệp kinh doanh sau hơn 40 năm, nhưng chưa tìm được người kế thừa phù hợp, có lẽ chưa thể gọi là thành công”, ông Vinh thổn thức chia sẻ.