Kiểm toán Nhà nước đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiểm tra việc thoái vốn của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) tại CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC). Trường hợp có vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật.

Thông tin trên được Kiểm toán Nhà nước đưa ra tại báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2022 của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và được cơ quan này đề cập tại báo cáo tổng hợp kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan trung ương, địa phương, đơn vị từ kết quả kiểm toán năm 2023.

Việc Vinachem thoái vốn khỏi DGC nằm trong lộ trình thực hiện Đề án tái cơ cấu Vinachem giai đoạn 2017-2020 của Văn phòng Chính phủ, trực thuộc Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2021-2025” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, tháng 10/2021, Vinachem thông báo chuyển nhượng toàn bộ 15.144.090 cổ phần tại DGC. Vinachem đã thực hiện giao dịch bán cổ phiếu DGC từ ngày 8/11/2021 đến ngày 7/12/2021 thông qua phương thức thức khớp lệnh trên sàn giao dịch chứng khoán. Kết thúc ngày 7/12/2021, tập đoàn đã bán thành công 9.105.000 cổ phiếu DGC và còn lại 6.039.090 cổ phiếu chưa bán hết.

Sau đó, Vinachem đã thực hiện tiếp giao dịch bán cổ phiếu DGC từ ngày 13/1/2022 đến ngày 11/2/2022. Nhưng kết thúc ngày 11/2/2022, cổ phiếu rao bán không thành công.

Vinachem thông báo bán tiếp vào tháng 3/2022. Lần bán này, Vinachem đã bán xong toàn bộ hơn 6 triệu cổ phiếu DGC, giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh từ ngày 3/3 đến ngày 10/3/2022.

------------------------

Đại gia Đào Hữu Huyền sinh năm 1956, quê Hưng Yên. Ông tốt nghiệp cử nhân hóa học của trường Đại học Tổng hợp. Sau đó ông tiếp tục đi du học Áo.

Trước khi làm việc tại DGC, ông từng lập công ty TNHH Văn Minh để nhập hóa chất từ Trung Quốc về bán trong nước vào năm 1993. Đến năm 2007, thời điểm cổ đông nhà nước giảm tỷ lệ sở hữu từ 51% xuống 20%, ông cùng gia đình đã chi tiền để mua lại cổ phần và trở thành nhóm cổ đông lớn nhất của công ty.

Kể từ đó ông nắm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT của DGC từ năm 2007 đến nay, và giữ cương vị Tổng giám đốc của tập đoàn đến năm 2020, sau đó “truyền ngôi” cho trai của mình là ông Đào Hữu Duy Anh. Ngoài ra, ông Huyền còn đảm nhiệm vị trí chủ tịch của hàng loạt công ty liên quan như: CTCP Phốt pho Apatit Việt Nam (Mã: PAT), CTCP Hóa chất Đức Giang - Lào Cai (Mã: DGL), CTCP Hóa chất phân bón Lào Cai, CTCP Hóa chất Bảo Thắng.

Từ thời điểm cổ phần hóa, tỷ lệ sở hữu lớn cổ phần của ông Huyền và gia đình lúc là hơn 46,2%. Còn theo báo cáo tình hình quản trị nửa đầu năm 2023, nhóm cổ đông Chủ tịch HĐQT DGC đang nắm 40,75% cổ phần tại doanh nghiệp này. Mức cổ phần giảm có thể do DGC tăng vốn điều lệ để hợp nhất với Hóa chất Đức Giang Lào Cai.

Việc cổ phiếu DGC tăng mạnh đã giúp Chủ tịch Đào Hữu Huyền ghi nhận túi tiền quy từ số cổ phiếu DGC đang nắm giữ tăng từ dưới 1,2 nghìn tỷ đồng lên gần 9 nghìn tỷ đồng trong vòng khoảng 4 năm.

Chia sẻ thêm tại phiên họp đại hội năm 2023, ông Huyền cho biết không có chủ trương mua vào cổ phiếu vì không muốn gia đình chi phối cổ phần. Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới, cổ đông như Đức Giang nắm giữ 5-10% vốn công ty đã là lớn. Ông có thể sẽ bán ra khi phù hợp.

dao-huu-huyen-1680096319647.jpg
Ông Đào Hữu Huyền, Chủ tịch HĐQT Hóa chất Đức Giang (Ảnh: IT).

Với kinh nghiệm hàng chục năm của ông Huyền nghề hóa chất, cộng thêm những quyết sách M&A với một số doanh nghiệp, DGC đã phát triển vững chãi.

Nếu ông Huyền xuất phát từ một kỹ sư hóa cơ bản thì con trai ông là Đào Hữu Duy Anh, Tổng giám đốc Đức Giang, là thạc sĩ hóa tốt nghiệp từ đại học Cambridge (Anh) chuyên ngành xây dựng thiết kế vận hành nhà máy.

Trước khi đảm nhận vai trò Tổng giám đốc DGC năm 2020, Duy Anh là Phó tổng giám đốc phụ trách thị trường xuất khẩu – mảng chiếm tới 80% doanh số DGC. Sau đó anh vào ban quản lý dự án sản xuất phân bón, theo dõi đầu tư, lựa chọn công nghệ, thiết bị, tham gia xây dựng vận hành nhà máy.

Cách đây hơn 2 năm, ông Huyền từng tiết lộ rằng trong năm qua, một người kỹ sư của công ty đã kiếm được 100 tỷ đồng, ngay cả nhân viên vệ sinh môi trường cũng sở hữu khối tài sản 35 tỷ đồng. Ngoài ra, nhân viên của công ty đã mua hàng trăm chiếc ô tô mới để đi làm, tất cả đều nhờ là nhờ vào cổ phiếu DGC. Những điều này hoàn toàn có thể là sự thật trong bối cảnh Hóa chất Đức Giang của ông Đào Hữu Huyền đang làm ăn rất tốt, liên tục công bố mức lợi nhuận quý cao nhất lịch sử.u.

-------------------------------

DGC là doanh nghiệp sản xuất phốt pho vàng lớn nhất Việt Nam và có lợi thế tự phát triển được công nghệ dùng quặng bột, than bột, quặng apatit trong sản xuất phốt pho, đồng thời sở hữu mỏ quặng riêng.

Theo Chứng khoán SSI, giá phốt pho vàng DGC tăng mạnh trong mấy năm gần đây do nhu cầu cao từ các nhà sản xuất chip và Trung Quốc cắt giảm sản lượng.

Trong năm 2022 và năm 2023, CTCP Phốt Pho Apatit Việt Nam trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ khoảng 200%/năm, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận về 20.000 đồng.

Bên cạnh đó, Hoá chất Đức Giang dự kiến sẽ quay lại đà tăng trưởng từ quý III/2024 nhờ nhu cầu chất bán dẫn phục hồi mạnh mẽ và dự án Xút Nghi Sơn đi vào hoạt động từ giữa năm 2025. Mỏ Apatit thứ hai cũng sẽ giúp cải thiện biên lợi nhuận gộp của DGC trong dài hạn.

DGC là có lượng tiền mặt cũng như gửi ngân hàng rất lớn trên thị trường chứng khoán hiện nay. Tới cuối quý I/2024, DGC có khoản tiền gửi ngắn hạn gần 9.500 tỷ đồng.

DGC có triển vọng vẫn rất tích cực. Doanh nghiệp này có “cỗ máy in tiền” khủng là Công ty CP Phốt Pho Apatit Việt Nam (PAT) với doanh thu cả nghìn tỷ đồng từ phốt pho vàng. PAT là công ty thành viên của CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang.

Công ty con của DGC là Công ty TNHH MTV Hóa chất Đức Giang Lào Cai sở hữu hữu 51% vốn điều lệ của PAT.