img-3184-1683295809.png

Chủ tịch Nutifood Trần Thanh Hải dù là người đứng đầu của công ty lớn về sữa nhưng ông không phải là chuyên gia về dinh dưỡng hay thực phẩm. Cách đây vài năm, ông Hải làm việc trong lĩnh vực bất động sản. Khi NutiFood do bà Trần Thị Lệ làm Chủ tịch gặp khó khăn, ông Hải tạm nghỉ bất động sản để hỗ trợ kinh doanh ngành sữa cho vợ. Lúc đầu, ông Hải nghĩ sẽ giúp vợ vài năm rồi sau đó quay lại ngành bất động sản của mình, nhưng ông Trần Thanh Hải hóm hỉnh nói rằng mình đã bị sữa “bỏ bùa” và không biết bao giờ mới quay lại nghề cũ.

Ban đầu, doanh nhân Trần Thanh Hải là một cái tên khá mới trong ngành sữa. Tuy nhiên, trong lĩnh vực bất động sản, tên tuổi của ông được nhiều người biết đến với vai trò Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần đầu tư Đất Thắng, công ty bất động sản có nhiều dự án trên địa bàn quận Tân Bình và quận 10, TP.HCM.

img-3186-1683295957.png

Thị trường khó khăn trong thời gian qua khiến nhiều khu đất nền tại Đất Thắng không thể triển khai dự án. Tuy nhiên, chiến lược xây dựng nhà hàng trên những khu đất này đã mang lại cho ông Hải thành công hơn mong đợi. Điển hình là chuỗi nhà hàng sân vườn Mùa Vàng.

Năm 2007, khi đang là ngôi sao trên thị trường sữa Việt Nam, NutiFood (tiền thân của Nutifood là Trung tâm dinh dưỡng Đồng Tâm thành lập năm 1999) nuôi tham vọng lớn hơn. Công ty này ra đời nhờ hiệu quả của các sản phẩm sữa chuyên dụng và lời truyền miệng từ các bà mẹ bỉm sữa. Tuy nhiên, muốn đi nhanh hơn nên họ quyết định bắt tay với một đối tác dày dạn kinh nghiệm trên thị trường và xây dựng đội ngũ quản lý chuyên nghiệp.

Thế nhưng, ngay thời điểm giá nguyên liệu của ngành sữa tăng cao Nutifood lại mở rộng việc đầu tư. Thêm vào đó, việc không tung ra sản phẩm mới trong thời điểm nền kinh tế đang khủng hoảng đã đẩy NutiFood vào cảnh thua lỗ. Chưa hết, chiến lược điều hành của Hội đồng quản trị mới khác xa với giá trị nền tảng của NutiFood từ khi thành lập, đó là tập trung vào các sản phẩm chuyên về dinh dưỡng chuyên dụng.

Đứng trước tình trạng công ty đang tuột dốc, 1 năm sau đó, HĐQT đã đề nghị bà Trần Thị Lệ quay trở lại vị trí Tổng giám đốc. Từ năm 2009, NutiFood bắt đầu có lãi nhưng vẫn không thể bù lỗ lũy kế cho những năm tiếp theo. Năm 2011, các cổ đông lớn thoái vốn dần, ông Trần Thanh Hải (chồng bà Lệ - lúc đó vẫn là Chủ tịch HĐQT Công ty Đầu tư Đất Thắng) mua lại phần vốn góp và trở thành Chủ tịch HĐQT của Nutifood.

Ông Hải từng nói đùa “ở nhà không biết làm gì, vợ gọi về làm Chủ tịch hội đồng quản trị”. Thực tế, ông Hải đã bán toàn bộ tài sản trong lĩnh vực bất động sản cũng như các nơi khác để lấy tiền mua lại cổ phần và trở thành cổ đông lớn nhất. Ông nói tiếp: "Tôi cũng tính về giúp Lệ vài năm rồi quay lại bất động sản và vẫn có thể làm song song, nhưng để có tiền mua lại số cổ phần của các cổ đông lớn thì phải thoái hết vốn ở nơi khác mới đủ nên không còn chỗ mà làm nữa. Nhưng thực ra, khi đi sâu vào ngành sữa thấy nó có ý nghĩa và hay nên cứ làm tới đến tận giờ".

Trở thành chủ tịch một công ty sữa, ông Hải coi mình như một người học việc thực thụ. "Mỗi cuộc họp đối với tôi là một bài học và mình phải học từng thứ một về ngành sữa để còn chia sẻ các quyết định với ban điều hành", ông Hải tâm sự.

img-3187-1683296080.jpeg

Ông Hải đã tạo nên dấu ấn quan trọng trong cương vị Chủ tịch NutiFood đó là quyết định trở thành nhà tài trợ dinh dưỡng toàn phần cho đội Arsenal JMG của Học viện Hoàng Anh Gia Lai và U19 Việt Nam (2013 - 2014) dù ông không phải là chuyên gia marketing. Khi đó, người tiêu dùng Việt đã bị NutiFood gây “sốc” vì lần đầu tiên có một hãng sữa Việt Nam mà người tiêu dùng Việt mặc định đây là hãng sữa chỉ dành cho trẻ em lại sử dụng hình ảnh các cầu thủ bóng đá để quảng cáo.

Trước đó, NutiFood được biết đến nhiều nhất qua lời truyền miệng của các bà mẹ bỉm sữa, nhưng với thương vụ tài trợ bóng đá lớn, đối tượng chủ yếu nhắm đến là nam giới. Cuối năm 2014, NutiFood trở thành nhà tài trợ cho CLB Hoàng Anh Gia Lai mùa giải 2015 với tổng giá trị tài trợ khoảng 15 tỷ đồng - đây là mức tài trợ cao nhất trước khi mở cửa với một CLB chuyên nghiệp.

Từ khi vợ chồng ông Hải điều hành NutiFood, kết quả kinh doanh của công ty thay đổi chóng mặt. Kể từ 10 năm trước khi vốn cổ phần đã bị thoái gần hết, thì đến năm 2017 NutiFood đã cán mốc doanh thu 10.000 tỷ đồng, đặt mục tiêu xuất khẩu 200 triệu USD vào thị trường Mỹ (sau 5 năm kể từ 2018).

img-3185-1683295957.jpeg
Bầu Thắng, Bầu Đức và Bầu Hải trong một sự kiện

Hiện tại, xét về doanh thu thì Nutifood là công ty sữa đứng thứ 3 trên thị trường, sau Vinamilk và TH Milk. Với các thương vụ M&A, Nutifood đã ghi được dấu ấn thương hiệu suốt 5 năm qua.

Trong nước, năm 2018, Nutifood lấn sân sang ngành cà phê sau khi nắm quyền chi phối Công ty Phước An, đơn vị sở hữu hàng nghìn ha cà phê tại Krông Pắk, Đắk Lắk. Năm 2021, Nutifood định hướng phát triển các sản phẩm có nguồn gốc thực vật sau khi đầu tư vào Công ty Sâm Ngọc Linh Quảng Nam (Quasapharco). Trong năm 2022, Nutifood sẽ tiếp tục hợp tác với Vườn quốc gia Núi Chúa để bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên dược liệu…

Đối với thị trường nước ngoài, năm 2018, Nutifood đã thành lập liên doanh với Tập đoàn Asahi (Nhật Bản), đưa các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em của Asahi vào thị trường Việt Nam. Cũng trong năm này, Nutifood tiến vào thị trường Thụy Điển với nhà máy Nutifood Sweden AB - công ty liên doanh mà lúc đầu Nutifood sở hữu 50% vốn và sau đó kiểm soát hoàn toàn 100% vốn.

Trong năm 2022, Nutifood sẽ tiếp tục đầu tư và chi phối 51 Cawells của Thụy Điển - công ty sở hữu các dòng sản phẩm vitamin và khoáng chất hàng đầu, có mặt tại thị trường Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc và Trung Đông, trong đó bổ sung vào danh mục 120 thực phẩm Cawells và bổ sung chế độ ăn uống.

Nutifood đang vận hành 6 nhà máy trong nước, 1 nhà máy tại Thụy Điển, 2 trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng và trang trại bò sữa NutiMilk rộng hơn 1.000 ha tại Gia Lai với hơn 10.000 con bò sữa, vận hành 1.400 ha cà phê CADA được chứng nhận bền vững và truy xuất nguồn gốc cà phê sạch (UTZ).