Với tư cách là người bạn đồng hành của Tổng thống Joe Biden trong chiến dịch tranh cử, bà Harris đã giúp sức đắc lực cho ông Biden trên con đường đến Nhà Trắng. Bà Harris, 56 tuổi, cũng từng làm nên lịch sử khi trở thành tổng chưởng lý da màu đầu tiên của bang California và là người phụ nữ gốc Nam Á đầu tiên được bầu vào Thượng viện Mỹ.

thumb-660-d5667fe3-4d5c-4ede-9869-dbaccdf67d4e-1629886102.jpg
 

“Một chương mới bắt đầu vào hôm nay. Hãy cùng bắt tay vào công việc”, bà Harris đăng tải trên Twitter.

Với tư cách là phó tổng thống, bà Harris thậm chí còn có cơ hội trở thành nhà lãnh đạo nước Mỹ trong tương lai.

Trên thực tế, một số chuyên gia cho rằng Tổng thống Joe Biden, năm nay đã 78 tuổi, dự kiến ​​sẽ chỉ phục vụ một nhiệm kỳ duy nhất, bà Harris sẽ được ưu ái giành được đề cử của đảng Dân chủ vào năm 2024, giúp bà có thêm cơ hội trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Mỹ.

“Mặc dù tôi có thể là người phụ nữ đầu tiên trong văn phòng này, nhưng tôi sẽ không phải là người cuối cùng”, bà Harris nhấn mạnh trong một bài phát biểu ngày 7/11/2020, thời điểm khi truyền thông Mỹ tuyên bố ông Biden giành chiến thắng và bà sẽ kế nhiệm ông Mike Pence.

Con đường mới

Trong suốt chiến dịch, cựu Tổng thống Donald Trump thường xuyên tấn công bà Harris, thậm chí còn gọi bà là “quái vật” sau cuộc tranh luận hồi tháng 10/2020 với cựu Phó Tổng thống Mike Pence. Khi được hỏi về điều này, bà Harris đã thẳng thừng phản pháo rằng bà “không có tâm trạng đáp lại những bình luận trẻ con đó”.

Trong hai tháng qua, bà Harris đã tích cực với các kế hoạch mà bà và ông Biden đang thực hiện để giúp đỡ các gia đình đang gặp khó khăn và khắc phục nền kinh tế đang quay cuồng vì đại dịch COVID-19.

Bà Harris viết trên Twitter rằng bà và Tổng thống Biden sẽ đưa nước Mỹ đi trên một “con đường mới” và “đưa người dân Mỹ trở lại với nhau”.

Trong khi công việc của một phó tổng thống thường được xem là mang tính chất nghi lễ, bà Harris cũng sẽ được tiếp sức trong vai trò quyền lực của người quyết định cuối cùng trong Thượng viện.

Nhờ hai chiến thắng đáng kinh ngạc của đảng Dân chủ trong tháng này ở Georgia, quyền lực tại Thượng viện Mỹ sẽ được chia đều cho cả đảng Dân chủ và Cộng hòa. Điều đó có nghĩa là bà Harris có thể sẽ phải dành nhiều thời gian trong vai trò là người phá vỡ những cuộc bỏ phiếu bất phân thắng bại về bất cứ điều gì, từ các ứng cử viên tư pháp đến kế hoạch kích thích kinh tế 1,9 nghìn tỷ USD do Tổng thống Biden đề xuất.

Bà Kamala Harris được sinh ra trong một gia đình nhập cư, cha của bà đến từ Jamaica và mẹ đến từ Ấn Độ. Cuộc sống của gia đình và cuộc sống của cá nhân bà, theo một cách nào đó, đã thể hiện “giấc mơ Mỹ”.

Bà Harris sinh ngày 20/10/1964 tại Oakland, California, khi đó là trung tâm hoạt động dân quyền và chống chiến tranh.

Bằng tốt nghiệp từ Đại học Black Howard ở Washington, DC chính là bước khởi đầu cho sự thăng tiến ổn định đưa bà từ một công tố viên đến hai nhiệm kỳ được bầu làm luật sư quận San Francisco và sau đó là tổng chưởng lý của bang California vào năm 2010

Tuy nhiên, việc bà Harris tự mô tả mình là một “công tố viên tiến bộ” đã hứng chịu một số ý kiến chỉ trích rằng bà đã đấu tranh để bảo vệ những kết án oan sai và phản đối một số cải cách ở California, ví dụ như một dự luật yêu cầu tổng chưởng lý điều tra các vụ xả súng có sự tham gia của cảnh sát.

Tuy nhiên, công việc của bà Harris là chìa khóa để tạo ra một nền tảng và hồ sơ mà từ đó bà đã khởi động một chiến dịch thành công tại Thượng viện vào năm 2016, trở thành nữ Thượng nghị sĩ da màu thứ hai trong lịch sử Mỹ.

Vẫn là một tổng chưởng lý cứng rắn

Thời gian làm tổng chưởng lý cũng giúp bà Harris có mối liên hệ với Beau, con trai của ông Biden, người từng giữ chức vụ tương tự ở bang Delaware, và qua đời vì bệnh ung thư vào năm 2015.

“Tôi biết Beau tôn trọng Kamala và công việc của cô ấy như thế nào, và điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với tôi”, ông Biden cho biết trong lần xuất hiện đầu tiên với bà Harris với tư cách là bạn đồng hành tranh cử.

Bà Harris thể hiện sự lôi cuốn nhưng có thể nhanh chóng xoay chuyển từ nụ cười tươi sang một nhân vật công tố viên thẩm vấn không ngừng và bắt bẻ.

Trên mạng xã hội lan truyền một số đoạn video về cuộc chất vấn với lập luận sắc bén của bà vào năm 2017 đối với tổng chưởng lý Jeff Sessions trong phiên điều trần về Nga và ứng cử viên Tòa án tối cao Brett Kavanaugh vào năm 2018.

Bà Harris cũng từng xung đột với ông Biden trong cuộc tranh luận đầu tiên của đảng Dân chủ. Trong đó, bà Harris chất vấn ông Biden vì ông từng phản đối các chương trình đưa đón học sinh bằng xe bus của những năm 1970 buộc các trường học vốn dĩ tách biệt phải gộp chung trong vấn đề này.

Dù có những căng thẳng, ông Biden vẫn chọn bà Harris, người đã mang lại năng lượng nhiệt huyết cho chiến dịch được quản lý theo giai đoạn rất cẩn thận của ông.

Trong cuộc tranh luận duy nhất với ông Pence, bà Harris đã giơ tay khi ông Pence cố gắng ngắt lời và nhẹ nhàng liếc mắt nói: “Thưa Phó Tổng thống, tôi đang nói. Tôi đang nói”.

Dù không có con, bà Harris vẫn rất chăm sóc và yêu thương hai người con riêng của chồng, Doug Emhoff.

Ông Emhoff, một luật sư, sẽ trở thành “đệ nhị phu quân” đầu tiên của Mỹ, và là đấng phu quân/nhân gốc Do Thái đầu tiên của một phó tổng thống Mỹ.