Những diễn biến mới xung quanh đề xuất lập hãng hàng không vận tải hàng hóa chuyên biệt IPP Air Cargo của ông "vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận, đặc biệt liên quan đến các hợp đồng mua thuê máy bay và tiến độ cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa hóa hàng không cho doanh nghiệp này.
Thiệt hại nặng nề như thế nào?
Với mục tiêu góp phần phát triển thị trường vận chuyển hàng hóa hàng không chuyên nghiệp, giúp tăng trưởng kinh tế Việt Nam, CTCP Liên Thái Bình Dương đã thành lập dự án IPP Air Cargo.
Công ty đã đầu tư rất nhiều nguồn lực bao gồm nguồn vốn, nhân lực, làm việc cật lực với các đối tác và đã được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) khẳng định đủ điều kiện hoạt động.
Hiện nay, trong bối cảnh thị trường hàng không thế giới vô cùng khan hiếm máy bay để cho các doanh nghiệp thuê và mua
Do đã có sự chuẩn bị trước cho việc thành lập hãng hàng không chuyên vận chuyển hàng hóa IPP Cargo, ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã ký biên bản ghi nhớ với Boeing.
Nhưng tất cả vẫn đang rơi vào thế bế tắc dẫn đến việc nguy cơ bị Boeing hủy thương vụ mua bán, nguồn vốn bị thiệt hại, nhân lực không thể làm việc.
Phát biểu trên truyền thông mới đây, ông Nguyễn Hạnh – Chủ tịch HĐQT IPP Air Cargo cho hay, doanh nghiệp đang rất lo lắng bởi nếu không cung cấp được cho hãng Boeing giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa hàng không kịp thời trong tháng 5, khả năng đối tác Boeing sẽ hủy thương vụ thuê và mua bán này.
Theo ông Hạnh Nguyễn, nếu thời điểm này IPP Cargo bị đối tác hủy thương vụ vì không có được giấy phép kinh doanh vận tải hàng không, thì phải chờ ít nhất 1-2 năm mới có thể tìm được đối tác khác để sở hữu được máy bay.
Số liệu thống kê cho thấy, các hãng hàng không hiện có của Việt Nam chỉ chiếm thị phần tổng cộng 12% trong thị trường vận chuyển hàng hóa quốc tế giai đoạn 2021 - 2022. Còn lại 88% rơi vào tay 29 hãng hàng không nước ngoài đang khai thác tàu bay vận chuyển hàng hóa. Thị trường trong nước nhưng lại rơi vào tay doanh nghiệp nước ngoài, khiến cho giá cước ngày càng tăng cao ảnh hưởng nặng nề đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước. Từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh giá cả của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đối với nhập khẩu thì ảnh hưởng đến cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất. Ngoài ra còn dẫn đến giảm mức độ thu hút đối với công ty nước ngoài đã, đang và sẽ đầu tư tại nước ta.
Tốc độ tăng trưởng của thị trường hàng hóa hàng không tại Việt Nam giai đoạn 1991 - 2022 là 15,3%/năm
Theo ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch HĐQT CTCP Liên Thái Bình Dương, mục tiêu thành lập dự án IPP Air Cargo là góp phần phát triển thị trường vận chuyển hàng hóa hàng không chuyên nghiệp, giúp tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, công ty hiện tại đang rơi vào tình thế vô cùng khó khăn, cấp bách khi chưa được cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa hàng không. Công ty đã đầu tư rất nhiều nguồn lực bao gồm nguồn vốn, nhân lực, làm việc cật lực với các đối tác và đã được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) khẳng định đủ điều kiện hoạt động. Nhưng tất cả vẫn đang rơi vào thế bế tắc dẫn đến việc nguy cơ bị Boeing hủy thương vụ mua bán, nguồn vốn bị thiệt hại, nhân lực không thể làm việc.
Bộ Giao thông Vận tải: Cấp Giấy phép cho IPP Air Cargo là phù hợp và cần thiết
Ngày 12/5 vừa qua, Bộ GTVT đã gửi báo cáo số 4623 đến Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về việc IPP Air Cargo “đã đảm bảo được tất cả các điều kiện đối với việc thành lập hãng hàng không mới kinh doanh vận chuyển hàng hóa”. Trước đó vào ngày 29/3, Bộ GTVT cũng đã có văn bản gửi đến Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất về việc cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa hàng không cho Công ty Cổ phần IPP Air Cargo. Bộ gửi văn bản tận hai lần bởi vì đã nhận được báo cáo thẩm định đủ điều kiện của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cho IPP Air Cargo từ Cục Hàng không Việt Nam.
Chiếc máy bay đầu tiên của IPP Air Cargo đang dần hoàn thành
Theo như Bộ GTVT nêu trong văn bản, giai đoạn từ 1991 - 2021, các công ty về lĩnh vực hàng không tại Việt Nam chỉ tập trung vào vận chuyển hành khách mà không chú trọng đến vận chuyển hàng hóa. Dẫn đến việc 1,3 triệu tấn hàng hóa trong năm 2021 chủ yếu rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài. Phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu là xu hướng chung của thế giới, dẫn đến việc phát triển hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là rất cần thiết. Việc xem xét cấp Giấy phép cho doanh nghiệp Việt Nam thành lập hãng hàng không mới chuyên chở hàng hóa tại thời điểm năm 2022, đặc biệt là nắm bắt cơ hội giai đoạn hậu Covid là rất phù hợp.
Công ty Cổ phần IPP Air Cargo có vốn điều lệ 300 tỷ đồng, bao gồm 4 cổ đông: Công ty TNHH Xuất Nhập khẩu Liên Thái Bình Dương góp 210 tỷ đồng tương đương 70%, Công ty TNHH Thương mại Duy Anh góp 10%, bà Lê Hồng Thủy Tiên góp 10%, ông William Hiếu Nguyễn góp 10%. Công ty và các cá nhân trên đều liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn. IPP Air Cargo dự kiến khai thác 5 chiếc đầu tiền trong thời gian 5 năm và tăng lên 10 chiếc ở 5 năm kế tiếp, tất cả máy bay thuộc dòng Boeing 737, 777, Airbus A330.
Kế hoạch khai thác của hãng hàng không này vừa khai thác mảng nội địa song song với quốc tế. Về mảng nội địa IPP Air Cargo kết nối các trung tâm sản xuất ở các tỉnh như Đã Nẵng, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Pleiku, Cần Thơ, Quảng Ninh, Hải Phòng với trung tâm trung chuyển hàng hóa Hà Nội, TPHCM để kết nối với các khu vực trên thế giới như: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á, Châu Âu.
Giai đoạn chuẩn bị kế hoạch, công ty đã có phương án tăng vốn trong 3 năm đầu để bù đắp vốn thiếu hụt do ghi nhận lợi nhuận âm theo kế hoạch kinh doanh đã xây dựng. Việc này giúp IPP Air Cargo đảm bảo duy trì vốn tối thiểu để đáp ứng điều kiện bắt buộc theo luật quy định. Ngoài ra, như đã đề cập trước đó, công ty đã có biên bản ghi nhớ với Boeing về việc mua máy bay. Thương vụ mua 10 chiếc máy bay Boeing B777 Freighter này trị giá lên đến 3,5 tỷ USD. IPP Air Cargo đã chuẩn bị đầy đủ tất cả mọi thứ và chỉ còn thiếu mỗi Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa hàng không từ Chính phủ để có thể hoạt động.
CAO CHÍ CANG - Vietnam Business Insider