Ban đầu, Đức Phát chỉ bán bánh bông lan, nhưng sau đó ông Kao Siêu Lực đã mày mò, học hỏi công thức để làm ra những loại bánh mới. Lần lượt các loại bánh mì ngọt croissant kiểu Pháp, bánh dừa lưới, sau này là bánh mì và bánh gói đã được ra mắt và nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dân Sài Gòn do hương vị tươi ngon và giá cả phải chăng.
Đặc biệt, sự phối hợp ăn ý của hai vợ chồng, một người sản xuất, một người đảm đương về mặt tài chính đã đẩy thương hiệu Đức Phát ngày càng vươn xa. Năm 2002, Đức Phát Bakery mở thêm 12 chi nhánh, tổng cộng có 24 chi nhánh phủ khắp khu vực trung tâm thành phố và 2 chi nhánh tại Cần Thơ và Vĩnh Long vào thời điểm này.
Hành trình này chỉ kết thúc vào năm 2007, khi cả hai ra tòa ly hôn. Tại phiên tòa, hai vợ chồng tự thỏa thuận chia tài sản, tòa án chỉ giải quyết việc phân chia thương hiệu. Cả 2 ông bà đồng ý chia mỗi bên 10 cửa hàng, nhưng đến khi chia thương hiệu Đức Phát lại hơi khó. Bà Dư Đức Phát đề nghị tách thành Đức Phát 1 và Đức Phát 2.
Nhưng ông Lực quyết định chọn tên thương hiệu là Đức Phát - Vina Bread cho mình. Tuy nhiên, sự phân chia này không ổn, bởi hệ thống nhận diện của hai thương hiệu có quá nhiều điểm trùng lặp. Nếu bên này làm không tốt thì bên kia chắc chắn chịu thiệt vì người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn.
Cuối cùng, hai bên thống nhất chỉ một người giữ thương hiệu Đức Phát và bên nhận phải trả cho bên mất thương hiệu 1 triệu USD. Sau khi cân nhắc, bà Dư Đức Phát đồng ý trả 1 triệu USD và giữ thương hiệu. Bộ phận của Đức Phát Bakery chỉ có 12 cửa hàng sau khi chia tách. Ban lãnh đạo của Đức Phát cũng cố gắng để củng cố lại thương hiệu, theo thông tin những quản lý của Đức Phát đều tốt nghiệp đại học, Đức Phát cũng từng bước khẳng định lại thương hiệu của mình.
Năm 2007, từ một doanh nghiệp tư nhân, chúng tôi đăng ký chuyên doanh thành Công ty TNHH SX-TM Đức Phát Bakery bao gồm 12 chi nhánh. Năm 2008, đánh dấu sự phát triển của Đức Phát Bakery khi nguồn cung không đủ nguồn cầu của thị trường. Công ty đã nhanh chóng đầu tư xây thêm một xưởng tại khu công nghiệp Tân Tạo với vốn đầu tư 160 tỷ được trang bị máy móc hiện đại nhất Việt Nam.
Năm 2009, công ty mở rộng thị trường sang mảng nước suối và quyết định thành lập Công ty TNHH Đức Phát Water (nước suối) tại Bình Dương đã cung cấp ra thị trường các sản phẩm đa dạng như: Nước suối, trà Linh Chi. Thị trường của bánh cũng tăng trưởng ổn định. Đầu năm 2010, công ty đã đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê tại đường Nguyễn Trãi, Quận 1.
“Bà ấy là Văn – ngồi trong văn phòng, chịu trách nhiệm về tài chính. Tôi là Võ – đi “đ.ánh” thiên hạ. Sổ sách, tiền bạc toàn bộ một tay bà ấy quản lý”, ông Kao Siêu Lực nói trong buổi sự kiện được tổ chức vào đầu năm 2019.
Theo như phán quyết của tòa, ông Lực được nhận 10 cửa hàng nhưng phải nhường thương hiệu Đức Phát. Vào ngày ly hôn, doanh nhân Kao Siêu Lực nhận được 1 triệu USD và 10 cửa hàng, phần còn lại do vợ ông sở hữu và thương hiệu Đức Phát.
Ông Lực mất đi nhãn hiệu Đức Phát, nhưng may mắn là ông vẫn còn 3 người con làm chỗ dựa tinh thần. Lấy con cái làm động lực, 'Vua Bánh' đã đứng ra sáng lập một thương hiệu hoàn toàn mới với tên ABC, viết tắt của Asia Bakery Confectionery. Đó còn là những chữ cái được ghép theo tên tiếng Anh của 3 người con của ông: Angela (con gái thứ Kao Huy Minh); Bruce (con trai út Kao Hớn Phong) và Christine (con gái đầu Kao Huy Phương).
Khởi nghiệp lần thứ hai với số vốn vỏn vẹn 400 USD, 10 cửa hàng cùng xưởng sản xuất ở vị trí không thuận lợi, dù gặp nhiều khó khăn rất lớn nhưng ông Lực đã biến áp lực thành động lực. Năm 2008, khi các thương hiệu nước ngoài vào Việt Nam, họ đều tin tưởng và chọn ABC làm đối tác. Từ chuỗi thức ăn nhanh quốc tế McDonald's, Burger King... đến chuỗi cà phê nổi tiếng, siêu thị, cửa hàng tiện lợi như Aeon, Family Mart, Circle K,...
Không chỉ vậy, ông còn "chơi đẹp" khi vẫn cung cấp bánh cho hệ thống cửa hàng của vợ cũ, đợi bà Phát đến khi nào xây dựng nhà máy mới và ổn định nhân sự thì mới ngừng cung cấp bánh.