406109799-6661787210605069-6704407387298323247-n-1701231308.jpg
 

Ở phía tiêu cực, sức khỏe tiêu dùng trong nước và kinh tế sản xuất - dịch vụ tư nhân đang suy yếu dần, ít thẩm thấu các chính sách hỗ trợ mạnh tay từ Chính phủ.

Số liệu kinh tế cho thấy các tháng cuối năm âm lịch 2023 sẽ là giai đoạn bản lề quyết định đà tăng trưởng kinh tế trong nửa đầu năm 2024, cũng như là thước đo hiệu quả các Chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.

Khu vực sản xuất: Hoạt động sản xuất Việt Nam tiếp tục hồi phục tốc độ nhanh, tăng 3.0% mom, tăng 7 tháng liên tục. Tốc độ tăng trưởng sản xuất tháng 10 – tháng 11 tương đối mạnh, trong chuỗi số liệu từ 2020, cho thấy ngành sản xuất bắt đầu hưởng lợi từ các hỗ trợ: (1) điều kiện tín dụng giá rẻ - đầu tư công nới lỏng đang thẩm thấu dần khu vực sản xuất ; (2) nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ trong nước về sản xuất đang tốt dần.

Khu vực bán lẻ: Xu hướng bán lẻ tiếp tục tăng trưởng tháng 11, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chậm lại các tháng gần đây, cho thấy sức khỏe ngành bán lẻ nên được quan sát chặt chẽ hơn các tháng tới. (1) Bán lẻ hàng hóa tăng trưởng liên tục trong các tháng gần đây, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng suy yếu tháng 11 ; (2) Bán lẻ dịch vụ suy yếu dần, tăng trưởng gần như đứng yên, Sốp quan ngại sức khỏe khu vực bán lẻ dịch vụ ngắn hạn.

FDI giải ngân tăng tốc cuối năm: Số liệu FDI tháng 11 cho thấy tình hình FDI đăng ký mới có phần chậm lại trong tháng 11, ghi nhận chỉ 3.1 tỷ USD so với tháng 10 với kỷ lục 5.5 tỷ USD. Tuy nhiên, có 2 xu hướng rất tích cực đối với FDI: (1) Dòng vốn FDI sản xuất tiếp tục tăng tốc nhanh kể từ khi Việt Nam mở rộng ngoại giao và kinh tế với Mỹ ; (2) FDI giải ngân ổn định trên 2 tỷ USD trong 3 tháng gần nhất, cho thấy sức khỏe dòng vốn FDI bền vững, hỗ trợ điều kiện đầu tư – điều kiện kinh tế trong nước.

Điều kiện lạm phát ổn định, lạm phát khu vực dịch vụ duy trì mức thấp: Dữ liệu CPI tháng 11 cho thấy điều kiện lạm phát tổng thể tiếp tục duy trì nền thấp so với lạm phát mục tiêu, xu hướng lạm phát giảm dần ở khu vực dịch vụ do sức khỏe tiêu dùng suy yếu. Áp lực lạm phát tăng chỉ ghi nhận ở một số lĩnh vực có tỷ trọng thấp như Lương thực (do giá gạo tăng) , Nhà ở và vật liệu XD (do giá điện tăng), Y tế và Giáo dục (do các quyết định tăng giá dịch vụ từ Chính phủ). Đáng chú ý, core CPI tháng 11 ghi nhận xu hướng giảm liên tục trong năm, chạm mức đáy 14 tháng.