Những tin đồn như nhận cuộc gọi từ người lạ rồi mất sạch tiền, quét mã QR bị mất tiền, hay nhận cuộc gọi lạ qua FaceTime để quét khuôn mặt rồi bị trừ tiền ngân hàng đều là những tin giả nhưng lại đang rất phổ biến gần đây trên mạng xã hội.

Có 2 yếu tố khiến cho nhiều người đang sử dụng các cảnh báo an ninh mạng để làm "content" tăng tương tác cho tài khoản, page của mình phục vụ các mục đích về sau như bán hàng, livestream..:
- Yếu tố thứ nhất là vấn nạn lừa đảo đã trở nên quá phổ biến đến mức ai cũng quan tâm, content về lừa đảo sẽ nhanh viral hơn các content truyền thống khác vì cơ bản ai cũng sẽ lo bị mất tiền.
- Yếu tố thứ 2 là do các tình huống lừa đảo hiện tại đã quá tinh vi nên những người làm content kiểu này có thể nói là “thoải mái sáng tạo” những kịch bản, tình huống chỉ có trong tưởng tượng nhưng vẫn không bị nhận ra là đang bịa đặt.
Chúng ta cần phải tính tảo hơn, mặc dù có nhiều hình thức lừa đảo công nghệ cao thật sự tồn tại, nhưng các công nghệ mà các đối tượng lừa đảo không phải là các công nghệ quá mới, đến mức “không tưởng” như các trường hợp được mô tả như trên.
Mời các bạn theo dõi nội dung chia sẻ chi tiết trên Báo điện tử Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề này. Link có ở dưới đây:
Quét mã QR, tài khoản ngân hàng có bị hack, mất hết tiền? | Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh (plo.vn)
Lưu ý thêm: Theo khoản 1, Điều 8, Luật An ninh mạng 2018, trong các hành vi các hành vi bị nghiêm cấm có hành vi sử dụng không gian mạng để phát tán thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân. Vì vậy mọi người cần hết sức lưu ý, nâng cao hiểu biết pháp luật, tránh các hành vi tiếp tay hoặc trực tiếp sử dụng không gian mạng để đưa thông tin sai sự thật, gây hoang mang thì rất có thể sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp luật. Bên cạnh đó, cần tăng cường kỹ năng phân biệt tin giả, tin thật.