Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn còn nhiều khó khăn, một nghiên cứu mới nhất cho thấy có tới 36 doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam đang đối mặt với dòng tiền kinh doanh âm trong năm 2024.

Theo thống kê từ 76 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, số lượng công ty có dòng tiền âm đã giảm nhẹ từ 40 doanh nghiệp vào năm 2023 xuống còn 36 doanh nghiệp trong năm nay. Tuy nhiên, con số này vẫn phản ánh sự khó khăn của ngành, đặc biệt khi nhìn vào những cái tên nổi bật như Novaland, Tài chính Hoàng Huy (TCH), Becamex – IDC, Nam Long.

Sự hiện diện của 9 doanh nghiệp với dòng tiền âm hàng nghìn tỷ đồng như Novaland và Khang Điền càng làm nổi bật tình trạng khốn đốn của nhiều công ty trong ngành.

cac-ong-lon-novaland-tai-chinh-hoang-huy-becamex-idc-nam-long-dat-xanhdang-doi-mat-voi-dong-tien-kinh-doanh-am-nang-1740375242.jpg

Novaland và những khó khăn tài chính

Tại CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (NVL), công ty này không chỉ ghi nhận khoản lỗ thuần hơn 500 tỷ từ hoạt động kinh doanh mà còn phải đối mặt với các nghĩa vụ tài chính lớn. Tổng giá trị các khoản phải trả liên quan đến hợp tác đầu tư phát triển dự án lên tới hơn 12.500 tỷ  cùng với lãi vay gần 1.700 tỷ đồng. Mặc dù có sự cải thiện so với năm 2023, dòng tiền kinh doanh của Novaland vẫn âm gần 5.940 tỷ đồng.

Khang Điền: Tăng trưởng doanh thu nhưng dòng tiền âm

Năm 2024, CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (KDH) ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.279 tỷ tăng trưởng 57% so với năm trước và lãi ròng đạt 810 tỷ đồng. Tuy vậy, dù có sự tăng trưởng mạnh mẽ, dòng tiền kinh doanh của Khang Điền lại vẫn âm 4.252 tỷ mức thấp nhất trong lịch sử của công ty. Nguyên nhân chủ yếu là do khoản phải thu và tồn kho đều tăng nhanh.

⇒ Nam Tân Uyên: Lợi nhuận tăng nhưng dòng tiền âm kỷ lục

CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC) đạt doanh thu 368 tỷ đồng và lãi ròng 317 tỷ tương ứng tăng trưởng 57% và 6%. Tuy nhiên, dòng tiền kinh doanh của công ty này vẫn ghi nhận âm 2.240 tỷ. Một phần lớn trong số đó đến từ các khoản chi khác cho hoạt động kinh doanh.

DIC Corp: Khó khăn từ tình hình tài chính

Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIG) cũng không tránh khỏi tình trạng âm trong dòng tiền kinh doanh, ghi nhận âm gần 2.200 tỷ  dù doanh thu thuần đạt 1.315 tỷ tăng 28% so với năm trước.

TTC Land và những thách thức

CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR) vừa công bố kết quả doanh thu gần 800 tỷ gấp 2,2 lần so với năm trước nhưng lợi nhuận lại giảm 67%. Dòng tiền kinh doanh cũng ghi nhận âm hơn 1.830 tỷ chủ yếu do nộp thuế thu nhập và phải thu tăng thêm..

Đất Xanh: Tăng trưởng về doanh thu nhưng dòng tiền âm

CTCP Tập đoàn Đất Xanh (DXG) ghi nhận sự tăng trưởng trong năm 2024 so với mức nền thấp ở năm trước. Dù vậy, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh vẫn âm hơn 1.322 tỷ  nguyên nhân chính đến từ việc thanh toán các khoản phải trả gia tăng.

Theo nhóm chuyên gia VIS Rating, các chính sách mới nhằm tháo gỡ pháp lý có thể tạo điều kiện cho việc triển khai dự án nhanh chóng hơn trong năm 2025. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ gây áp lực lên những nhà đầu tư có nền tảng tài chính yếu, khiến dòng tiền trong ngành phục hồi không đồng đều.

---------------------------