Từ năm 1995 đến 2005, Bkav đã tạo ra phần mềm diệt virus miễn phí. Nguyễn Tử Quảng cũng từ đó được đặt biệt danh là "bác sĩ máy tính", được phong tặng danh hiệu "hiệp sĩ công nghệ thông tin". Từ năm 2005, Bkav chính thức được bán ra thị trường. Kể từ đó, mọi lỗi nhỏ trong sản phẩm cũng như những phát ngôn của ông Quảng thường xuyên phải chịu con mắt khắt khe của cộng đồng mạng cũng như giới truyền thông.
Sau khi ngay tại trên sóng truyền hình, Nguyễn Tử Quảng tuyên bố sản phẩm của BKIS là phần mềm diệt virus tốt nhất thế giới, từ đây khi nhắc đến ông nhiều người đều dùng biệt danh Quảng “nổ” để gọi ông. Tiếp theo là xác nhận rằng phần mềm bảo mật di động của công ty xếp trên bốn ông lớn: Kaspersky, McAfee, BitDefender và Norton Antivirus.
Thậm chí, ông Quảng còn cho rằng: "Trend Micro bây giờ quá lạc hậu, họ không thể đương đầu với những nguy cơ hiện tại. Nhưng Bkav thì có thể”. Ông Quảng cũng chia sẻ, bản thân đã thử cố lý giải vì sao mọi người lại gọi là “nổ”: “Tôi nghĩ có thể vì cái mình nói quá đặc biệt ở Việt Nam mình, bởi làm sản phẩm công nghệ rồi nói mình tốt hơn ông số 1, số 2 thế giới. Tôi cũng hiểu rõ ràng mình sinh ra ở một nước đang phát triển, có khoảng cách khá xa với nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Thế thì, nhiều người mặc định rằng cái gì của người Việt Nam làm thì không thể cạnh tranh với Mỹ, Nhật, châu Âu. Nên điều tôi nói là quá lạ”.
Trong buổi ra mắt Bphone, CEO Nguyễn Tử Quảng tiếp tục để lại những câu nói huyền thoại, như "Thật tuyệt vời", "Không thể tin được", "Siêu phẩm hàng đầu thế giới Bphone"... Những lời tự hào của ông có thể không hợp với cảm quan của người Việt Nam, nhất là trong bối cảnh Bphone chưa thực sự đáp ứng được kỳ vọng của công chúng, nếu không muốn nói là gây thất vọng.
Dù bị dư luận "ném đá" nhưng CEO Nguyễn Tử Quảng xem đó là động lực lớn hơn để mang đến cho người tiêu dùng Việt niềm tin rằng doanh nghiệp Việt vẫn có thể tạo ra những sản phẩm cao cấp.
Năm 2003, Tập đoàn Bkav được thành lập, hoạt động chính của tập đoàn là lĩnh vực an ninh mạng, phần mềm, chính phủ điện tử, sản xuất điện thoại thông minh, thiết bị điện tử thông minh, thành phố thông minh và camera AI, trong đó Bkav Pro là công ty phụ trách phát hành phần mềm của Tập đoàn.
Đây cũng là hãng Việt hiếm hoi vẫn theo đuổi giấc mơ làm smartphone Made in Vietnam với sản phẩm Bphone. Ông Nguyễn Tử Quảng là người sáng lập Bkav kiêm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc (CEO).
Khi Việt Nam mới bắt đầu làm quen với công nghệ thông tin, cựu giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội này tin chắc rằng dù lạc hậu nhưng Việt Nam vẫn có thể sở hữu những công nghệ tiên tiến để tạo ra những sản phẩm đủ sức chinh phục thế giới. Với phần mềm diệt virus Bkav, ứng dụng văn phòng điện tử eOffice, SmartHome hay Bphone, niềm tin ấy đã được đền đáp xứng đáng.
Ông Quảng cho biết khi quyết định làm điện thoại, tiền không phải là điều quan tâm đầu tiên mà ông hướng tới điều gì lớn lao hơn, đó là sản xuất ra những sản phẩm có ích cho xã hội, làm vì đam mê. Với sản phẩm Bphone, Bkav muốn chứng minh rằng với năng lực của người Việt Nam, hoàn toàn có thể tạo ra một sản phẩm chất lượng.
Và với smartphone, người dùng có thể cầm trên tay và trải nghiệm sản phẩm rõ ràng hơn một sản phẩm phần mềm mà không phải ai cũng có thể hiểu được. Bkav đã có những đóng góp nhất định trong công cuộc chống dịch Covid-19 tại Việt Nam. Trong đó, đáng kể nhất là sự phát triển của Bluezone, phần mềm truy vết tiếp xúc được 27 triệu người Việt Nam cài đặt.
Năm 2020, ông Nguyễn Tử Quảng từng tuyên bố tham gia sản xuất hai mẫu máy thở khác nhau. Mẫu "PB560" được sản xuất dựa trên thiết kế có sẵn của Medtronic (Mỹ), còn mẫu "BAC385" do Bkav thiết kế với sự hỗ trợ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. CEO Bkav tuyên bố sẽ "sẵn sàng sản xuất máy thở phi lợi nhuận vì mục tiêu chống dịch". Đáng tiếc là Bkav không tiết lộ thêm bất kỳ thông tin nào từ sau các thông báo hồi tháng 4 - 5/2020.
CTCP phần mềm diệt virus BKAV (Bkav Pro) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2022 với lợi nhuận sau thuế 40,4 tỷ đồng. Khoản lợi nhuận này giảm mạnh 59,3% so với con số 99,2 tỷ đồng của năm trước. Trung bình mỗi ngày, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất bản phần mềm lãi gần 111 triệu đồng.
Tại thời điểm cuối năm 2022, vốn chủ sở hữu của Bkav Pro giảm 72,3 tỷ đồng so với đầu kỳ, đạt 202,8 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (thước đo khả năng sử dụng và quản lý nợ của công ty - càng cao càng đáng chú ý) đã tăng từ 1,13 lần vào cuối năm 2021 lên 1,57 lần vào cuối năm 2022.
Tỷ lệ nợ trái phiếu trên vốn chủ sở hữu giảm từ 62% xuống 84%. Công ty cũng cho biết tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) giảm từ 36% vào năm 2021 xuống còn 20% vào năm 2022.
Theo thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty cổ phần phần mềm diệt virus BKAV được thành lập ngày 12/3/2019 với số vốn đăng ký 120 tỷ đồng. Hiện tại, người đại diện theo pháp luật Kiêm tổng giám đốc là ông Nguyễn Tử Quảng.