photo1624333783340-1624333783469793748960-1624547916.jpg

Tôi biết không ít các anh em được tắm dòng suối đỏ mát rợn người 2 ngày hôm nay. Dù thăng hoa ngao du cùng chị Hằng hay chui tuột vào lòng đất nhậu cùng Hades đều cho chúng ta đều “thắng” 1 bài học.

Kẻ thức thời là trang tuấn kiệt

Khi ngồi viết những dòng này, giá bitcoin đã lao dốc từ 51k về 42k, 38k và có thể lao dốc hơn nữa
Tôi, trên người còn cái nịt, vừa ăn xong tô hủ tíu ngồi viết

Từ xưa đến nay, kẻ phản đồ và anh hùng đều sinh ra trong thời loạn. Khi một triều đại dần suy tàn, những người muốn đổi thay lại xuất hiện. Nếu họ thất bại, họ là kẻ phản đồ. Nhưng nếu họ thành công, họ sẽ thay trời hành đạo

Trở về quá khứ, khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009 làm tê liệt nền kinh tế toàn cầu, bong bóng bất động sản vỡ, thị trường chứng khoán đổ máu, hàng loạt các ngân hàng và định chế tài chính ra đi. Điều đáng nói hơn là cách các chính phủ điều hành nền kinh tế, mà dẫn đầu là nước Mỹ, chỉ bằng niềm tin tập trung của số đông vào những con số tín dụng hư ảo trong hệ thống tài chính ngân hàng truyền thống mà không có sự cân bằng và bảo chứng cần thiết, đã trực tiếp và gián tiếp gây ra khủng hoảng kinh tế

Quay trở lại thời kì đỉnh cao của mình, nước Mỹ từng sở hữu hơn 1/2 lượng vàng dự trữ của thế giới nhờ xuất khẩu tư bản và vũ khí, đủ bảo chứng cho đồng usd vững mạnh để trở thành đồng tiền chung giao dịch thương mại toàn cầu. Khi cả thế giới bắt đầu tin đồng usd mình cầm trên tay có thể đổi đc một lượng vàng tương ứng, thì nước Mỹ bắt đầu đổi luật chơi. Đồng usd k còn đc bảo chứng duy nhất bởi vàng nữa, mà cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) được toàn quyền quyết định. Tất cả chỉ có là niềm tin hiện có của người dân các nước vào Mỹ, của người dân Mỹ vào chính phủ Mỹ, của của chính phủ Mỹ vào FED. Mà FED thậm chí còn k thuộc chính phủ Mỹ, còn đằng sau nó là gì thì biết càng ít càng nhiều khả năng sống.

c612426d3f1165551474eefe6e2e2f5c-1624548038.jpg

Việc thực hiện các giao ước độc quyền mua bán dầu mỏ bằng đồng đô la khiến đồng tiền này trở thành một công cụ quyền lực độc quyền của nước Mỹ lên thế giới, của chính phủ Mỹ lên người dân Mỹ, của Fed lên chính phủ Mỹ. Để nếu cần nước Mỹ sẽ xuất khẩu lạm phát qua các nước khác. Nhờ quyền lực mềm này mà Mỹ có thể nhúng tay vào chuyện chính trị, dân chủ, nhân quyền, vv .. ở các nước khác mà k ai hé rắng. Hó hé là sẽ chơi trò áp thuế, chiến tranh thương mại và cấm vận (Việt Nam từng bị cấm vận k ngóc đầu lên nổi, nếu k chắc giàu sớm hơn)
Thực ra xuyên suốt thời kì dẫn đầu của mình, nước Mỹ cũng đã thể hiện vị trí anh cả và sử dụng quyền lực của mình một cách chừng mực và trách nhiệm. Chứ k phải phá hoại nền kinh tế toàn cầu. Nhưng điều đó dần mất đi. Đặt biệt là khi có biến.

Có thể thấy, như trong dịch covid vừa rồi, nước Mỹ in ra hàng ngàn tỷ đô dựa trên bảo chứng niềm tin để duy trì nền kinh tế. Số cung tiền này ai sẽ chịu: cả thế giới. Bởi thế giới luôn cần đồng đô là để giao thương và mua dầu mỏ. Một thế giới như vậy nhiều bên muốn thay đổi lâu rồi, nhưng k làm đc. Hoặc chí ít, cũng có một chú ngựa ô dám đứng lên vả vào mặt Fed rằng sẽ có một ngày trí tuệ của con người sẽ lật đổ được sự thống trị của petrodollars mà k cần phải chiến tranh. Hoặc chí ít cũng thức tỉnh được những thế lực độc quyền biết dùng quyền lực của mình một cách có kiểm soát

Vào năm 2009, một lập trình viên ẩn danh lấy biệt hiệu Satoshi Nakamoto, đã cho ra đời sách trắng về bitcoin. Khởi đầu cho một câu chuyện dài kì. Với biết bao hoài nghi và sự chống đối, Bitcoin ra đời như một đứa con ngoại đạo tách biệt với những định chế tài chính được chính quyền bảo hộ

Bitcoin sẽ chết yểu hay mang lại một cuộc cách mạng về bảo lưu giá trị của nhân loại, điều đó k ai biết được. Nhưng chí ít bitcoin đã làm cho thế giới đi từ phớt lờ, chống đối đến k thể chối bỏ sự tồn tại của nó. Mỹ và nhiều nước từ chỗ muốn cấm đoán đã k làm gì được mà phải liệt nó vào tài sản. Những người cầm quyền đã k thể làm ngơ trước một ảo thể mà trước đây họ cho là vô danh tiểu tốt

Bitcoin có thể k thành công, nhưng bitcoin hiện mang trong mình những đặc điểm có thể thay đội hệ thống lưu trữ giá trị xưa cũ của con người. Mà lịch sử đã chứng mình, k có gì tác động và kết nối con người nhanh hơn động chạm đến quyền lợi của họ. Khi con người dần nhận ra, quyền lợi của họ bị kiểm soát và thao túng quá mức. Thì là lúc họ cần một hệ thống phi tập trung và giảm kiểm soát nếu có thể nói là k ai kiểm soát được.

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, 96% người Mỹ k muốn Facebook theo dõi hoạt động của họ khi Apple đưa chức năng tự chọn quyền lợi này vào iPhone. Đó chỉ vấn đề thông tin. Khi quyền lực mềm được trả về cho số đông, chắc chắn phần đông con người cũng sẽ muốn chọn một hệ thống mà k bị kiểm soát bởi một bên nào đó. Vì ai biết được một ngày nào đó, bên đó k còn tuân thủ luật chơi mà họ đề ra ban đầu nữa. Và bán niềm tin của bạn đi mà bạn k hay biết

Facebook đã nhiều lần bị điều trần về tính an toàn thông tin. Nhưng ai điều trần Fed đây

Bitcoin mang tính chất của vàng, một kim loại có tính lưu giữ giá trị tốt nhất qua hàng ngàn năm và từng làm bảo chứng cho nền kinh tế toàn cầu. Nhưng bitcoin k bị kiểm soát. Người ta có thể cấm bảo hộ bitcoin nhưng k thể cấm bitcoin. Chỉ khi nào mạng internet mất đi, bitcoin mới biến mất.

Con người từng tìm kiếm những thứ bền vững như vàng và kim cương để làm nơi lưu trữ giá trị. Vàng thật k sợ lửa, chỉ có kim cương mới cắt được kim cương

Khi kinh tế số hình thành, các tài sản số xuất hiện. Thì một hệ thống lưu giữ giá trị số cũng được hình thành. Cũng như vàng và kim cương, bitcoin bền vững trên không gian của nó. K ai có thể thay đổi được mạng lưới này trừ khi đạt sự đồng thuận 51% điểm nút toàn cầu. Điều này còn khó hơn tiêu hủy hết lượng vàng trên thế giới. Đồng thời cũng tạo sự công bằng và trao trả quyền lực về cho đám đông.

Nhưng liệu hệ thống này có điểm yếu. Bitcoin cũng có điểm yếu về tốc độ và fee nhưng hiện tại những điểm yếu này vẫn đang được những người phát triễn ngày đêm cố gắng cải thiện tốt hơn mà k làm ảnh hướng đến tính phi tập trung tiên quyết của nó.

Khi thế giới dần nhận ra, quyền lực dần được trao trả về cho chính họ, họ sẽ dần chấp nhận đứa con ngoại đạo này, dù nó k thuộc hoàng tông chính thất.

Triều đại nào rồi cũng đến lúc sẽ suy tàn, hệ thống nào rồi cũng đến lúc cũ kĩ. Nếu k thay đổi được hoàn toàn cái cũ, thì chí ít cũng làm cho cái cũ thức tỉnh để biết sự độc tôn nào cũng có thể thay đổi
Bitcoin k hề muốn thay thế cái cũ nếu cái cũ làm tốt. Nếu được chỉ muốn là một thứ bổ sung cho vàng trên nền tảng số. Nhưng một khi quyền lực mềm bị lạm dụng quá đà, bitcoin vẫn lun ở đó để thách thức sự lạm quyền và kiểm soát của số ít lên số đông trên hành tinh này

“Be the change you want to see in the world”

*Bài viết được tác giả viết vào ngày 20/5

Tác giả: Huy Phan