Leonard Blavatnik là ai?
Leonard Blavatnik (hay còn được biết đến là Leonard Valentinovich Blavatnik) sinh ra tại Ukraine, lớn lên ở phía Bắc Moscow (Nga) và nhập cư vào Mỹ năm 1978. Ông là một doanh nhân, nhà đầu tư và nhà từ thiện nổi tiếng, làm giàu thông qua kinh doanh và các khoản đầu tư đa dạng vào vô số công ty qua tập đoàn Access Industries của mình.
Vào năm 2017, ông được Nữ hoàng Anh Elizabeth II phong tước hiệu Hiệp sĩ (Sir) vì các hoạt động từ thiện đóng góp cho văn hóa và khoa học. Tính đến tháng 5/2021, Blavatnik là người giàu có nhất Vương quốc Anh, với khối tài sản 31,5 tỷ USD.
Trước kia, ông từng theo học ở Đại học Moscow Kỹ thuật đường sắt cho đến khi gia đình ông di cư sang Mỹ và trở thành công dân nước này. Sau đó, ông tiếp tục theo ngành khoa học máy tính tại đại học Columbia, New York và bằng MBA tại trường Harvard. Trong suốt nhiều năm học tập và làm việc trên đất Mỹ, Blavatnik đã đúc kết vô số kiến thức và bài học đắt giá về kinh doanh, khiến ông trở thành nhà đầu tư lớn nhất Wall Street (phố Wall).
Nhân viên cửa hàng với cá tính liều lĩnh
Bước ngoặt cuộc đời của Blavatnik bắt đầu khi ông làm việc trong chuỗi cửa hàng bách hóa lâu đời của Mỹ Macy's. Với tư cách là một chuyên gia, ông đã có nhiều đóng góp cho cho việc kinh doanh của chuỗi hàng này, đặc biệt là trong lĩnh vực phục vụ thông tin và truyền thông. Blavatnik khi đó thường xuyên là một trong những nhân viên xuất sắc nhất, rất hay được giám đốc công ty khen ngợi.
Sau khi đúc kết kinh nghiệm, Blavatnik nhận thấy mình muốn làm một điều gì đó khác. Vì thế, vào năm 1986, ông nghỉ việc và dùng số tiền bản thân tích cóp khi làm việc ở Macy's để khởi nghiệp, mở công ty đầu tư Access Industries. Với tâm thế "dám chơi lớn để thành công", ông đầu tư vào các công ty nhôm và hóa chất để mở rộng kinh doanh. Quả thực, Access Industries đã "hái ra tiền" nhờ 3 lĩnh vực bất động sản, viễn thông và hóa chất.
Leonard Blavatnik khiến nhiều nhà đầu tư ở phố Wall phải kiêng nể với những phi vụ đầu tư và mua lại đắt giá. Năm 2017, vị tỷ phú này đã chỉ hơn 1 tỷ bảng Anh để mua lại công ty hóa dầu LyondellBasell khi ấy đang đứng bên bờ vực phá sản. Cùng lúc đó, ông tiếp tục đầu tư vào các công ty nhôm và năng lượng tại Nga, thời điểm mà lĩnh vực này đang trở nên "nóng".
Nhờ đó, Blavatnik đã trở thành một trong nhữ nhà đầu tư ở TNK-BP - công ty sản xuất dầu mỏ lớn nhất ở Nga và sở hữu 10% cổ phần tại công ty khai quặng lớn Rusal. Sau 2 năm, vị tỷ phú 64 tuổi này thu được 5 tỷ bảng Anh nhờ việc bán cổ phần.
Không dừng lại ở đó, Blavatnik thể hiện mình là người thành công trên nhiều lĩnh vực khi đầu tư lớn vào lĩnh vực thời trang. Access Industries đã trở thành nhà đầu tư bên ngoài đầu tiên và lớn nhất ở thời trang và phụ kiện cao cấp thương hiệu Tory Burch khi mua 20% cổ phần vào năm 2004. Hiện tại, Blavatnik đang sở hữu 10% cổ phần của Tory Burch với giá trị 3 tỷ USD.
Tỷ phú U70 đứng đầu một đế chế trải dài nhiều lĩnh vực
Là một tỷ phú tự thân có tiếng, nhưng rất hiếm khi Leonard Blavatnik xuất hiện trước truyền thông để khoe khoang. Ông thường kể về thời gian khởi nghiệp khó khăn của mình, quá trình mình đã làm giàu từ hai bàn tay trắng ra sao. Có nguồn tin cho rằng, việc khởi nghiệp với Access Industries là công việc kinh doanh đầu tiên của ông.
Blavatnik sớm thể hiện ông là một người đầy tham vọng, mong muốn đầu tư mọi lĩnh vực hái ra tiền. Vị tỷ phú này vô cùng thức thời, ông liên tục đầu tư vào công nghệ, truyền thông và giải trí trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, thương vụ đáng chú ý nhất của Blavatnik trong thời gian gần đây phải kể tới vụ thu mua hãng Warner Music với giá 2,4 tỷ bảng Anh năm 2013. Không phải ngẫu nhiên mà vị tỷ phú này chi mạnh tay như vậy cho một hãng thu âm Mỹ. Các chuyên gia ở Phố Wall dự đoán, đằng sau thương vụ này là một bom tấn khác mà tỷ phú 67 tuổi đang ấp ủ: mua lại đại gia âm nhạc châu Âu EMI và sát nhập tập đoàn này với Waner Music, nhằm tạo ra công ty thu âm lớn nhất thế giới. Dưới sự điều hành của Blavatnik, cổ phiếu cũng hãng thu âm đã tăng khoảng 50%, được định giá 12,1 tỷ bảng Anh.
Mới đây, Blavatnik cũng đã hợp tác với nhà quản lý tài năng Hollywood Sarah Stennett để khởi động chiến dịch First Access Entertainment. Dự kiến, công ty sẽ tập trung vào tài năng và phát triển thương hiệu, làm đại diện cho các nghệ sĩ thu âm, nhạc sĩ và khai thác bản quyền. Ông có cổ phần trong các dịch vụ âm nhạc trực tuyến như Spotify, Beats Electronics.
Một lĩnh vực khác mà ông rất chú trọng đầu tư là bất động sản cá nhân và thương mại. Vị tỷ phú này đã hợp tác với tập đoàn Faena để xây dựng, cải tạo khu Puerto Madero tại Buenos Aires. Một trong những bất động sản đáng chú ý của Leonard Blavatnik là căn hộ tại khu nhà giàu Kensington Palace Gardens. Căn hộ này trị giá hơn 315 triệu USD, chưa kể ông còn có một căn hộ khác tại New York có giá hơn 700 triệu USd. Vị tỷ phú này cò sở hữu vô số ngôi nhà sang trọng khác trị giá vài trăm triệu USD ở New York, khách sạn, bãi biển hay khu nghỉ dưỡng.
Hiện tại, Leonard Blavatnik đang sống cùng vợ là bà Emily cùng 4 người con ở dinh thự đắt đỏ tại Kensington Palace Gardens. Bên cạnh đầu tư và kinh doanh, vị tỷ phú này cũng là một nhà từ thiện vô cùng tích cực. Ông thường xuyên đóng góp nhiều tiền của cho những công trình nghệ thuật Babylon tại Bảo tàng Anh, hay những đóng góp cho bảo tàng New York và các tổ chức của Vương quốc