1. Giá bạc lập đỉnh 15 năm – dòng tiền lớn đang dịch chuyển

Từ mức 24 USD/ounce đầu năm, giá bạc đã tăng gần 55% lên sát vùng 37 USD/ounce, mức cao nhất kể từ năm 2011. Đáng chú ý, mỗi nhịp điều chỉnh giá đều được hấp thụ bởi lực mua mạnh mẽ, cho thấy sự tham gia ngày càng sâu của dòng tiền đầu tư dài hạn – không đơn thuần chỉ là đầu cơ ngắn hạn.

Thực tế, các quỹ ETF bạc toàn cầu đã ghi nhận mức mua ròng lớn nhất kể từ năm 2022, với hơn 1.970 tấn bạc được bổ sung vào danh mục chỉ trong nửa đầu năm 2025. Điều này phản ánh rõ ràng sự dịch chuyển của dòng vốn từ các kênh như chứng khoán, tiền số sang tài sản vật chất – nơi bạc đang dần nổi lên như một lựa chọn thay thế hấp dẫn cho vàng.
 

Các quỹ ETF bạc đã ghi nhận dòng tiền đổ vào mạnh mẽ, với tổng lượng bạc tăng thêm 1.972 tấn từ đầu năm đến nay

2. Cung không theo kịp cầu – đà tăng giá còn nhiều dư địa

Điều khiến đợt tăng giá lần này của bạc trở nên đặc biệt là vì nó được hậu thuẫn bởi những thay đổi cơ bản mang tính cấu trúc:

Nguồn cung bạc toàn cầu đã thâm hụt 5 năm liên tiếp và chưa có dấu hiệu cải thiện đáng kể trong năm 2025.

Trong khi đó, nhu cầu bạc từ các lĩnh vực công nghiệp, năng lượng tái tạo, công nghệ cao và tiêu dùng điện tử tiếp tục lập kỷ lục.

Bạc là nguyên liệu thiết yếu trong sản xuất pin mặt trời, xe điện, chip bán dẫn, thiết bị gia dụng thông minh – những ngành đang bùng nổ mạnh mẽ trong kỷ nguyên điện khí hóa.

Sự mất cân đối giữa cung–cầu đang tạo ra nền tảng vững chắc cho xu hướng tăng giá trung và dài hạn của bạc, được giới phân tích đánh giá có thể còn “mạnh mẽ và bền vững hơn cả vàng”.
 

Thị trường bạc đã thâm hụt trong 4 năm liên tiếp và dự kiến tiếp tục thâm hụt trong năm 2025

Trong khi đó, nguồn cung bạc vật chất tiếp tục thâm hụt năm thứ 5 liên tiếp – và dự kiến kéo dài đến năm 2026. Các mỏ mới quy mô lớn gần như không có, trong khi các mỏ hiện tại chủ yếu có hàm lượng thấp, chi phí cao và thời gian triển khai lâu, tạo ra áp lực cung ứng nghiêm trọng trong trung – dài hạn. Đây chính là yếu tố nền tảng giúp giá bạc duy trì đà tăng bền vững.
 

Nguồn cung khai thác bạc dự kiến tăng nhẹ năm 2025 nhưng xu hướng chung vẫn là đi ngang

3. Bạc – tài sản thay thế hấp dẫn cho vàng

Khi vàng tiệm cận đỉnh lịch sử, nhiều nhà đầu tư tìm đến bạc như “vàng thứ hai” – vừa có vai trò lưu trữ giá trị, vừa còn nhiều tiềm năng tăng giá.
 

Tỷ lệ vàng/bạc ở mức 90:1 – xa mức trung bình 10 năm (80:1), cho thấy bạc còn bị định giá thấp tương đối và có thể tăng nhanh hơn vàng trong chu kỳ tới.

Bạc đang tích lũy trong mô hình nêm với xu hướng trung dài hạn là tăng. Giá có thể đạt mức 40 USD sau khi bứt phá
 

Tổng kết: Trong làn sóng tái cấu trúc danh mục đầu tư toàn cầu, bạc đang nổi lên không chỉ là kim loại công nghiệp, mà còn là tài sản mang tính chiến lược dài hạn. Với các yếu tố vĩ mô hỗ trợ như lãi suất thực âm, chính sách tiền tệ nới lỏng và xu hướng phi đô la hóa, giá bạc hoàn toàn có thể vượt mốc 40 USD/ounce trong năm 2025 và tiếp tục mở rộng đà tăng trong các năm tới.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bạc – Tài sản đầu tư hợp pháp qua kênh hàng hóa

Tại Việt Nam, sản phẩm Bạc hiện đang được giao dịch hợp pháp thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV). Đây là kênh đầu tư:

Minh bạch, hợp pháp và chịu sự giám sát của Bộ Công Thương.

Cho phép nhà đầu tư giao dịch hai chiều (mua – bán), giao dịch T0, thời gian giao dịch linh hoạt

Gía được liên thông trực tiếp với các sàn hàng hóa lớn như COMEX (Mỹ), giúp bắt nhịp với xu hướng giá quốc tế theo thời gian thực.

Trong bối cảnh nhiều kênh đầu tư truyền thống trở nên rủi ro hoặc kém hiệu quả, đầu tư hàng hóa – đặc biệt là bạc – đang trở thành một xu hướng mới, hấp dẫn và chiến lược cho cả nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức.

THU THỦY-GIAO DỊCH HÀNG HÓA
0354.795.001
Tham gia cộng đồng