trinh-van-quyet-1-1641873526.jpg
Ông Trịnh Văn Quyết bị HoSE, Ủy ban Chứng khoán xác định có hành vi bán chui gần 75 triệu cổ phiếu FLC trong phiên 10/1. Ảnh: Nam Khánh.

Xem xét xử lý ông Trịnh Văn Quyết vì bán chui 74,8 triệu cổ phiếu FLC

Sáng nay 11-1, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) vừa có công bố thông tin về việc giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu FLC mà không báo cáo, không công bố thông tin của ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC.

Cụ thể, cơ quan quản lý chứng khoán cho biết chiều ngày 10/1, Ủy ban Chứng khoán đã nhận được báo cáo của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) về việc ông Trịnh Văn Quyết giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu của FLC nhưng không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch.

Tạm tính theo giá đóng cửa phiên 10/1 của cổ phiếu FLC ở mức 21.150 đồng/đơn vị, giao dịch bán chui kể trên đã mang về cho ông Quyết gần 1.600 tỷ đồng.

Ủy ban Chứng khoán cho biết hành động này đã vi phạm việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán theo khoản 1 Điều 33 Thông tư số 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ trưởng Tài chính.

Hiện Ủy ban Chứng khoán đang phối hợp với các cơ quan liên quan để xem xét xử lý vi phạm của ông Trịnh Văn Quyết theo quy định.

Trong phiên giao dịch hôm qua (10/1), cổ phiếu FLC đã lập kỷ lục về thanh khoản với hơn 135 triệu cổ phiếu được khớp lệnh và thỏa thuận. Lượng cổ phiếu này cao gấp 4-5 lần trung bình những phiên giao dịch trước đó (khoảng 30 triệu đơn vị/phiên) và tương đương 19% lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty.

Như vậy, lượng cổ phiếu FLC do ông Quyết bán ra trong phiên 10/1 chiếm hơn 55% tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh của cổ phiếu này.

Đáng chú ý, cũng trong ngày 10/1, thông tin ông Trịnh Văn Quyết đăng ký bán ra 175 triệu cổ phiếu FLC mới được đăng tải. Trong đó, giao dịch bán được thực hiện từ ngày 10/1 đến 17/1 thông qua các phương thức thỏa thuận và khớp lệnh trên sàn. Mục đích là để cơ cấu lại danh mục tài sản.

Dù văn bản thông báo bán cổ phiếu ghi nhận gửi tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) và Tập đoàn FLC từ ngày 5/1, nhưng thông tin này không hề được ghi nhận trên thông báo của HoSE.

Đến nay, HoSE và Ủy ban Chứng khoán xác định toàn bộ giao dịch bán cổ phiếu FLC trong phiên 10/1 của ông Trịnh Văn Quyết đều là giao dịch chưa đăng ký.

Tiếp tục mới đây, FLC có văn bản điều chỉnh ngày đăng ký bán sang 14/-11/2/2022. Văn bản này có ngày ký là 10/1/2022.

Và trong sáng nay, cộng đồng nhà đầu tư lan truyền một văn bản Đơn Giải trình của ông Quyết, nhưng do trên HOSE chưa đăng tải nội dung này nên chưa rõ tính xác thực của nội dung. Nhưng vốn đang bức xúc vì động thái bán ra mà không công bố của ông Quyết và giới đầu tư cho rằng đây là tác nhân chính khiến cổ phiếu FLC sàn phiên hôm qua, nên khi đọc nội dùng này - dù chưa xác thực vẫn rất bức xúc. 

Cụ thể theo nội dung giải trình với lý do được giới đầu tư đánh giá là "ngô nghê, trẻ con". 

Cụ thể, theo văn bản giải trình, ông Quyết cho biết đang trong chuyến đi công tác từ ngày 4/1/2022, trước khi đi đã giao bộ phận thư ký gửi thông báo đăng ký giao dịch bán 175 triệu cổ phiếu FLC từ ngày 10/1-17/1/2022 và đã được ký sẵn. Đến tối 10/1, ông Quyết nhận được công văn từ HOSE thông báo việc ông Quyết đã bán 74.8 triệu cổ phiếu FLC mà không thực hiện công bố thông tin theo quy định. 

Theo đó, ông Quyết đã kiểm tra và được bộ phận thư ký báo cáo là do sơ suất trong quá trình xử lý công việc nên đã quên không gửi công bố thông tin Thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu FLC của ông Quyết đúng thời hạn. Do vậy, ông Quyết đã chỉ đạo việc thực hiện công bố thông tin về đăng ký bán cổ phiếu FLC của ông Quyết luôn trong ngày 10/1/2022.

z3099270514616-763775ac0e63b0ea8a8a46c048e33dd2-1641874956.jpg
 

 

Ông Trịnh Văn Quyết có thể bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định của pháp luật về chứng khoán tại Việt Nam, người nội bộ của doanh nghiệp và người có liên quan đến người nội bộ phải công bố bản đăng ký giao dịch cổ phiếu trước ngày dự kiến giao dịch tối thiểu ba ngày làm việc.

Ví dụ, nếu lãnh đạo doanh nghiệp muốn bán cổ phiếu vào ngày 10/1/2022 thì phải công bố đăng ký giao dịch chậm nhất vào ngày 5/1 (do các ngày 8-9/1 là cuối tuần, không phải ngày làm việc).

Quy định này giúp các nhà đầu tư nhỏ lẻ biết về giao dịch của người nội bộ trước khi chúng diễn ra, để từ đó đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình.

Việc người nội bộ mua lượng lớn cổ phiếu không chỉ trực tiếp làm tăng nhu cầu với cổ phiếu đó trên thị trường mà còn thể hiện niềm tin vào tương lai của doanh nghiệp, khiến nhiều nhà đầu tư khác cũng mua theo, đẩy nhu cầu và giá cổ phiếu lên cao.

Ngược lại, việc người nội bộ bán ra lượng lớn cổ phiếu không chỉ trực tiếp làm tăng nguồn cung mà còn khiến nhà đầu tư hoảng loạn vì "lãnh đạo cũng tháo chạy thì mình không nên tiếp tục ôm cổ phiếu này nữa", hệ quả là giá cổ phiếu thường xuống thấp.

Vì vậy, các lãnh doanh nghiệp có động cơ để mua bán cổ phiếu mà không công bố thông tin nhằm đạt được mức giá có lợi hơn (mua với giá thấp hơn, bán với giá cao hơn) so với khi đăng ký trước.

"Mua bán chui" là cụm từ được nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam sử dụng để nói về việc lãnh đạo doanh nghiệp và người có liên quan mua, bán cổ phiếu mà không đăng ký giao dịch trước tối thiểu ba ngày làm việc theo quy định của pháp luật, cụ thể văn bản có hiệu lực hiện nay là Thông tư số 96/2020 của Bộ Tài chính.

Vậy hành vi mua bán chui bị xử lý ra sao? Những người không công bố thông tin về dự kiến giao dịch chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính, không phải ra hầu tòa hay ngồi tù.

Những người nội bộ giao dịch chứng khoán ngoài khoảng thời gian đăng ký cũng bị xử phạt, nhưng mức phạt chỉ bằng khoảng một nửa so với khi giao dịch mà hoàn toàn không đăng ký trước.

screenshot-1-1641873583.jpg
Mức xử phạt tối đa đối với hành vi mua bán chui cổ phiếu - Ảnh: Vietbambiz

Cụ thể theo Nghị định số 128/2021 có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 mới đây: "Hành vi không báo cáo về việc dự kiến giao dịch bị xử phạt theo giá trị chứng khoán giao dịch thực tế tính theo mệnh giá (đối với cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ) hoặc theo giá phát hành gần nhất (đối với chứng quyền có bảo đảm) hoặc giá trị chuyển nhượng (đối với quyền mua cổ phiếu, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, quyền mua chứng chỉ quỹ) như sau:

Nghị định số 128/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Giả sử chủ tịch hội đồng quản trị của một doanh nghiệp bán chui 175 triệu cổ phiếu với giá thị trường khoảng 20.000 đồng/cp, số tiền thu được là 3.500 tỷ đồng.

Tuy nhiên, giá trị tính theo mệnh giá trong trường hợp này chỉ là 1.750 tỷ đồng, 3% – 5% của con số 1.750 tỷ là khoảng 52,5 tỷ - 87,5 tỷ.

Mặc dù vậy, Nghị định 128 lại quy định mức xử phạt tối đa đối với hành vi mua bán chui là 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân. Vì vậy, vị chủ tịch bán chui 175 triệu cổ phiếu nói trên chỉ bị xử phạt nhiều nhất là 1,5 tỷ đồng.

Ông Trịnh Văn Quyết từng "bán chui" 57 triệu cổ phiếu FLC thu về ít nhất 400 tỉ đồng song số tiền bị phạt chỉ 130 triệu đồng

Thực tế trong quá khứ, ông Trịnh Văn Quyết cũng từng bị xử phạt khi bán cổ phiếu doanh nghiệp mà không minh bạch thông tin.

Tháng 11/2017, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính liên quan tới các giao dịch cổ phiếu đối với ông Trịnh Văn Quyết vì đã có hành vi không báo cáo về việc dự kiến giao dịch bán 57 triệu cổ phiếu FLC trong khoảng thời gian 20-24/10/2017.

Ong Trinh Van Quyet,  mua ban chui,  xu phat giao dich chung khoan anh 2

Cổ phiếu FLC cũng từng lao dốc sau khi ông Trịnh Văn Quyết bán chui cổ phiếu giai đoạn 20-24/10/2017 (vùng màu đỏ). Đồ thị: TradingView.

Theo thống kê giao dịch, thời điểm ông chủ tập đoàn này bán “chui” cổ phiếu, thị giá FLC giao dịch đang ở mức 7.100-7.700 đồng. Như vậy ông Trịnh Văn Quyết có thể đã thu về không dưới 400 tỷ đồng theo giá thị trường từ đợt bán “chui” cổ phiếu này.

Đây cũng là giai đoạn cổ phiếu FLC có thanh khoản cao vượt trội so với bình quân, lên tới hàng chục triệu đơn vị mỗi phiên, đỉnh điểm là phiên 23/10 lên đến 48 triệu đơn vị. Cổ phiếu FLC sau đó cũng rơi nhanh về khoảng 5.700 đồng, tức giảm hơn 20% giá trị so với lúc bán.

Điều đáng nói là số tiền mà đại gia Trịnh Văn Quyết bị xử phạt vì hành vi bán chui 57 triệu cổ phiếu chỉ là 130 triệu đồng.

Cũng trong thời gian đó, CTCP xây dựng FLC Faros (ROS) do ông Quyết làm chủ tịch hội đồng quản trị cũng bị "dính chàm" khi SSC ra quyết định xử phạt với cùng nguyên nhân đã "bán chui" hơn 13,69 triệu AMD (CTCP đầu tư và khoáng sản AMD Group). Thời điểm đó nếu ROS mua lại cổ phiếu AMD thì có thể thu được hơn 136 tỉ đồng, song mức phạt chỉ 130 triệu đồng.