bai-dac-biet-ve-trai-phieu-doanh-nghiep-va-lieu-no-co-xau-3-1665454184.jpg

1. Tại sao chính phủ ngăn chặn “bong bóng trái phiếu”

=> Cần khẳng định là trái phiếu bao gồm trái phiếu chính phủ (an toàn), trái phiếu ngân hàng thương mại phát hành (an toàn), trái phiếu có bão lãnh, có tài sản thế chấp (an toàn). Trái phiếu của nhiều công ty sản xuất kinh doanh. Trong đó đặc biệt là là “TRÁI PHIẾU 3 KHÔNG CỦA BĐS” cho nhà đầu tư cá nhân đang là vấn đề nóng, rủi ro cao và đang được bộ tài chính “nắn về an toàn”.

=> Ai là người mua trái phiếu? Nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành trên thị trường sơ cấp chủ yếu là các tổ chức tín dụng với lượng mua chiếm 46,14%, công ty chứng khoán mua 22,43%, các nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp mua 10,11%...NHƯNG SAU ĐÓ TRÊN TT THỨ CẤP NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN GIỮ 32.6% tổng lượng này. Được các tổ chức phân phối lại.

=> Đặc biệt lưu ý là TT trái phiếu nóng lên từ 2019. Nó còn nóng hơn nữa là phân phối cho nhà đầu tư cá nhân. Nó đặc biệt nóng hơn nữa là trái phiếu phát hành ra đổ vào BĐS rất lớn. Ví dụ 1/2022, doanh nghiệp bất động sản và xây dựng là nhóm phát hành mạnh nhất, chiếm lần lượt 50,98% và 18,87%, thì sang quý 2/2022, các tổ chức tín dụng đã đẩy mạnh phát hành, chiếm 64,73% tổng khối lượng phát hành, các doanh nghiệp bất động sản chiếm 15,49% và nhóm xây dựng là 0,44%.

Bắt đầu từ quý 2, chính phủ, bộ tài chính vào cuộc. Nhằm tránh nguy cơ mất an toàn tài chính. Tránh một vụ vỡ bong bóng trái phiếu.

*** Như vậy tất cả Nẽo đường rủi ro đều về các trái phiếu các công ty BĐS.

2. Lượng trái phiếu rủi ro là bao nhiêu

=> Bộ tài chính làm rất ngắt gao, đến nay nhà đầu tư được hoàn trả 87.000 tỷ trái phiếu trước hạn. Một con số cực lớn mà bộ đã giải quyết được. Riêng trong tháng 9, trái phiếu mua lại trước hạn đạt 29.000 tỷ đồng. Quý 2 là 49.000 tỷ đồng. ĐIỀU NÀY CHỨNG MINH CHÍNH PHỦ VÀ BỘ TÀI CHÍNH NGAN CHẶN THÀNH CÔNG VỠ TRẬN TRÁI PHIẾU SỚM THÔI.

=> Lượng trái phiếu đặc biệt quan tâm giải quyết đâu đó khoảng 300.000 nghìn tỷ. Nó không phải là con số quá lớn trong nền kinh tế 13.7 triệu tỷ đồng. Chiếm 2.2% toàn nền kinh tế.

bai-dac-biet-ve-trai-phieu-doanh-nghiep-va-lieu-no-co-xau-1-1665454184.jpg

3. Chính phủ làm gì để “Mây tan”

=> Rất đơn giản, trái phiếu đang được đồng loạt các công ty mua lại. Đây là vấn đề rất rất quan trọng mà chính phủ đang làm thành công. (Xem số liệu ở trên).

=> Bước tiếp theo là xử lý các tài sản của công ty phát hành để thanh toán trước hạn, hoặc đúng hạn. Đang làm rất mạnh.

=> Bước 3 là ngăn chặn phát hành mới.

Có thể nói chính phủ đang làm là mây đang tan dần. Ánh sáng đang cuối đường hầm.

=> Bước ngăn chặn là bước ban hành nghị định mới rồi. Giờ đây phát hành trái phiếu bị kiểm soát gắt gao.

4. Tác động như thế nào đến nền kinh tế?

Chắc chắn nhiều nhà đầu tư thấy “ồ” quá ghê gớm…nào là khủng hoảng, nào là sụp đổ… vv… liệu có như lời đồn đại không?

=> Thứ nhất những công ty nhiều nguồn lực, đang mua lại trái phiếu trước hạn. Bằng chứng là 87.000 tỷ ở trên.

=> Là trái phiếu, đích đến là các dự án, nhất là BĐS, thì bán nó đi, nếu thiếu kèm tài sản khác để trả cho trái chủ. Tất nhiên có thể có thiệt hại với trái chủ. Nhưng mà không đến nỗi nào.

=> Thiệt hại là chính các công ty BĐS chứ không ai khác. Tài sản của họ sẽ giảm nghiêm trọng. Có thể mất thanh khoản, thanh lý tài sản là việc bình thường.

=> Cuối cùng là, con số không quá lớn. Chính phủ, bộ tài chính đang làm có thể khẳng định thành công 100%.

Vấn đề là tâm lý lây Lan trên thị trường, media lan truyền làm giới đầu tư hoang mang là có thật. Từ đó giá CP xuống thấp. Tạo ra tài sản rẻ cho rất nhiều người có tiền nắm giữ. MÌNH GỌI ĐÓ LÀ CƠ HỘI NGHÌN NĂM CÓ MỘT.

bai-dac-biet-ve-trai-phieu-doanh-nghiep-va-lieu-no-co-xau-2-1665454184.jpg

5. Thật ra một số ngân hàng và công ty có lợi. Chứ hoàn toàn không xấu với nền kinh tế như media họ loang báo.

=> Mũi tên trúng nhiều đích: Tiền nắn vào sản xuất kinh doanh, chế biến chế tạo, nông nghiệp, thương mại dịch vụ…TẠO RA TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG (ai có lợi quá rõ)

=> Giải quyết trái phiếu này, trái chủ chắc chắn đưa lượng tiền này vào lại hệ thống ngân hàng. Nhà mình đã thấy rồi, con số tiền gửi dân cư tăng rất mạnh, không như các năm trước “lạ lắm phải không?”. Vậy là một mớ ngân hàng có lợi. (Ngoại trừ ngân hàng sân sau).

=> Tăng trưởng tín dụng giảm mạnh vào BĐS thì vào sản xuất. Ai có lợi?

=> Phát hành trái phiếu không được nữa, thì ai có lợi? Rõ ràng tiền sẽ chảy vào các tăng trưởng khác tốt hơn.

*** Tóm lại, nền kinh tế sản xuất đang có lợi.

(Còn nữa)