a1-xjsj-1638199958.jpg

Năm 1981, miền bắc Mozambique bùng phát dịch bệnh bí ẩn. Hàng ngàn người bao gồm cả phụ nữ, trẻ em bị bại liệt hoặc tật nguyền vĩnh viễn chỉ sau một đêm. Các chuyên gia đổ dồn về quốc gia Đông Phi này, lấy mẫu các giếng nước, không khí và bệnh phẩm nhưng hoàn toàn bó tay không thể tìm ra được nguyên nhân gây bệnh.

Dịch bệnh này được đặt tên là “loi nguyền Konzo”, lấy theo tên một loại cạm bắt thú của người bản địa khiến con mồi dính b.ẫy đi tập tễnh chân. Nguyên nhân cuối cùng được tìm ra, thật bất ngờ, chính là do cây sắn – loại lương thực chủ yếu của người Mozambique, khi kết hợp với thời tiết hạn hán kéo dài vào mùa thu hoạch, đã không thể tự rửa trôi đi chất độc hydrogen cyanide – vốn là thành phần chính trong khí đ.ộ.c phòng hơi ngạt giết người Zyklon B của Đức Quốc Xã.

Cây sắn, được người Bồ Đào Nha mang tới châu Phi từ Brasil, là một biểu tượng của di sản thực dân phương Tây tại châu lục này: Đói nghèo, bệnh tật và chết chóc. Suốt mấy trăm năm, người da trắng đã tàn sát , vơ vét tài nguyên và buôn bán 11 triệu nô lệ da đen xuyên đại dương trong giai đoạn tích luỹ tư bản dã man nhất lịch sử. Họ lấy đi vàng, da thú, kim cương và để lại chia rẽ, xung đột và diệt chủng như đã thấy ở Rwanda.

Damisa Moyo đã viết trong “Dead Aid” về sự sai lầm (có chủ đích) trong chính sách hỗ trợ châu Phi của các nước phương Tây thời hậu thuộc địa. Trong suốt 7 thập kỷ qua, các nước phương Tây đã viện trợ cho Châu Phi hàng trăm tỉ USD, nhưng với mục đích giữ châu lục này trong vòng kiểm soát, mãi mãi là cái kho tài nguyên cho các tập đoàn đa quốc gia vơ vét.

Người Trung Quốc tràn đến như một cơn bão, với những sân bóng viện trợ mới tinh ươm mầm tài năng bóng đá, đường sắt TAZARA 1.800km cùng hàng trăm dự án hạ tầng thiết yếu với các khoản vay không kèm điều kiện, chỉ trong vài năm, hất cẳng có hệ thống các ông chủ da trắng và thiết lập quyền lực tại đây.

Chuyến tàu lửa Tự Do - Cuộc hành trình dài 1.860km qua Châu Phi

Dù không thể phủ định vai trò của nước này trong sự phát triển của Châu Phi, nhưng tốc độ vơ vét tài nguyên và luồng di dân người Hoa tràn vào mọi ngóc ngách kinh tế với những sản phẩm dân dụng 1$ hoặc rẻ hơn, đã bóp chết nền sản xuất nhỏ lẻ mới chớm nở của châu lục này.

Mô hình thực dân chỉ chuyển từ tay kẻ này sang kẻ kia mà thôi. Các nguồn lực của cả phương Tây lẫn Trung Quốc, không giúp cho người dân và các doanh nghiệp của Châu Phi phát triển, vì nó không giải quyết các vấn đề cơ bản và sinh kế lâu dài cho người dân mà chỉ phục vụ khai thác tài nguyên và tiêu thụ hàng hoá. Như một quan chức Châu Phi đã nói, người Trung Quốc muốn bán bóng đèn, nhưng họ không bao giờ chịu xây cho chúng tôi những nhà máy điện.

Nhưng nhân loại đã không quay lưng lại với Châu Phi, ít nhất là không phải toàn bộ nhân loại. Phóng sự mới đây của Discovery về sự phát triển viễn thông ở bờ Đông châu Phi, đã ghi dấu một quốc gia Đông Nam Á nhỏ bé trong vai trò kết nối các vùng hoang vu của châu lục mênh mông này, với những cột sóng, cáp quang và mạng 4G đưa internet tới những bộ lạc xa xôi nhất. Quốc gia đó chính là Việt Nam.

Là một nước đang phát triển, nhưng Việt Nam lại là quốc gia có nền viễn thông thuộc top 10 trên thế giới, với tổng doanh thu 110 tỉ USD bằng 1/2 quy mô nền kinh tế. Việt Nam cũng là quốc gia năng động nhất, có lẽ hơn cả Trung Quốc trong việc mở rộng đầu tư viễn thông ra hải ngoại với kẻ tiên phong là Viettel.

Cạnh tranh trực tiếp và đánh bại người Trung Quốc tại Đông Dương và gần đây là Myanmar, khu vực Châu Phi sẽ là chiến trường tiếp theo của tập đoàn này. Viettel đã đặt nền móng đầu tiên và lâu dài cho ảnh hưởng của Việt Nam ở châu Phi, lợi ích trong tương lai sẽ không chỉ giới hạn trong lĩnh vực viễn thông.

Bom đạn và thuỷ quân lục chiến của người Mỹ đã không giúp gì cho người Châu Phi, nhưng cây lúa và kỹ thuật canh tác của Việt Nam, vượt 8.000 km đã giúp họ có đủ ăn lần đầu tiên trong lịch sử. Và giờ đây, những quân nhân Việt Nam đến đây không phải với súng đạn, mà là với một cuộc cách mạng về viễn thông, một lần nữa giúp người Châu Phi lần đầu tiên bắt kịp về thông tin với phần còn lại của thế giới.

Đất nước ghi dấu những con người tiên phong, lịch sử Việt Nam và quân đội nhân dân anh hùng, ngóng chờ Viettel viết thêm những trang vàng chói lọi.

Tác giả: Huỳnh Trần Ngọc Tâm