agribank-sau-35-nam-lam-an-ra-sao-1683391378.jpeg

Nằm trong top ngân hàng có mạng lưới lớn nhất hệ thống, Agribank có hệ thống mạng lưới lớn gấp đôi các ngân hàng cùng hạng. Agribank cũng là ngân hàng thương mại duy nhất có mặt tại 9/13 huyện đảo trên cả nước.

Ngoài mạng lưới rộng lớn, Agribank còn có số lượng cán bộ nhân viên đông nhất hệ thống với khoảng 40.000 người. Nằm trong top 4 ngân hàng có đội ngũ nhân sự đông nhất hệ thống, số lượng nhân sự của Agribank nhiều hơn 40 - 90% các ngân hàng còn lại.

agribank-sau-35-nam-lam-an-ra-sao-1-1683391396.jpeg

Có được mạng lưới rộng khắp toàn quốc xuất phát từ sứ mệnh gắn với nông nghiệp, nông thôn và nông dân của Agribank. Mạng lưới rộng lớn, số lượng nhân viên đông đảo khiến Agribank chịu nhiều gánh nặng về chi phí, nhưng lại mang đến cho Agribank lợi thế “độc tôn” về thấu hiểu khách hàng, am hiểu địa bàn cũng như chiếm vị trí số 1 trong lòng khách hàng tại khu vực nông nghiệp và nông thôn.

Với mạng lưới rộng khắp, Agribank đóng vai trò then chốt trong việc thực hiện chiến lược tài chính quốc gia tổng thể của ngành ngân hàng. Agribank vẫn đứng đầu danh sách ngân hàng có mức huy động vốn cao nhất hệ thống.

Đến cuối năm 2022, quy mô huy động vốn của Agribank đạt 1.710 tỷ đồng, chiếm thị phần lớn nhất hệ thống. Agribank cũng là ngân hàng có cơ cấu huy động rất bền vững với nguồn huy động chủ yếu là từ dân cư. Có đến 18 triệu khách hàng gửi tiền tại ngân hàng này, chiếm tới 60% là số tiền gửi dưới 50 triệu đồng. Điều này cho thấy cơ cấu tiền gửi của Agribank rất bền vững. Dù có thị phần vốn lớn nhất hệ thống nhưng xét về dư nợ, tăng trưởng tín dụng và tổng tài sản, Agribank chỉ đứng thứ 2 toàn hệ thống, sau BIDV. Đây cũng là lý do khiến Agribank có tổng tài sản thấp hơn BIDV. 

Đến cuối năm 2022, tổng tài sản của Agribank đạt hơn 1.89 triệu tỷ đồng, dư nợ cho vay vượt 1.44 triệu tỷ đồng. Sở dĩ Agribank có dư nợ cho vay và tổng tài sản đứng thứ 2 hệ thống dù đứng đầu hệ thống về huy động vốn là do Agribank nhiều năm liền không huy động được vốn khiến hệ số CAR thấp nhất nhóm 4 ngân hàng lớn và giới hạn tăng trưởng tín dụng.

Hiện nay, Agribank là ngân hàng 100% vốn Nhà nước duy nhất trên toàn hệ thống. Trong khi các ngân hàng còn lại trong nhóm Big 4 thuận lợi trong việc tăng vốn cổ phần thì việc tăng vốn của Agribank vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách. Nguồn vốn được tăng cho Agribank phải do Quốc hội thông qua nhưng rất hạn chế vì ngân sách eo hẹp, không đáp ứng được nhu cầu phát triển. Hệ quả là Agribank ngày càng thua các ngân hàng khác về vốn, ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn cũng như tiềm năng tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên tin mừng là Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2021-2023 thêm 17.100 tỷ đồng cho Argibank, Nghị quyết được ban hành ngày 25/4/2023 vừa qua.

Mặc dù bị hạn chế nhưng quy mô của Agribank đã tăng gấp hàng nghìn lần sau 35 năm phát triển. Hiện nay, Tổng tài sản, quy mô vốn và dư nợ cấp tín dụng của Agribank đã tăng từ 1.200 lần lên hơn 1.600 lần so với khi mới thành lập. Nhiều năm qua, Agribank luôn dành 65 - 70% tổng dư nợ tín dụng cho vay tam nông.

agribank-sau-35-nam-lam-an-ra-sao-2-1683391396.jpeg

Đến cuối năm 2022, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của Agribank đạt gần 1 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 50% tổng dư nợ tam nông của toàn hệ thống. Bà Nguyễn Thị Phương, Phó Tổng Giám đốc Agribank cho biết, định hướng của Agribank trong thời gian tới sẽ tiếp tục duy trì tỷ lệ này đối với lĩnh vực tam nông.

Đến nay, Agribank đã thiết lập quan hệ với trên 680 ngân hàng đại lý tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đối với các dự án tín dụng nước ngoài từ các nhà tài trợ quốc tế, Agribank cũng là ngân hàng đi đầu trong việc tiếp nhận và triển khai, đóng vai trò tích cực trong ban giám đốc các hiệp hội tín dụng nông nghiệp quốc tế…

Kết thúc năm 2022, Agribank lãi sau thuế khoảng 17.672 tỷ đồng, nằm trong nhóm 4 ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất hệ thống. Chỉ trong 5 năm qua, lợi nhuận của Agribank đã tăng gấp 3 lần. Tỷ lệ thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân - ROE của Agribank là 22,32%, đứng thứ 2 trong nhóm Big 4, chỉ sau Vietcombank.

Agribank có xuất phát điểm thấp khi mới thành lập, với tổng nguồn vốn 1.056 tỷ đồng, trong đó vốn huy động chiếm 42%, còn lại 58% vốn vay Ngân hàng Nhà nước; tổng tài sản chưa đến 1.500 tỷ đồng; tổng dư nợ 1.126 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu trên 10%.

Đến cuối năm 2022, nợ xấu tại Agribank chỉ còn 1,81%, tỷ lệ bao phủ nợ xấu gần 140%, cao nhất từ ​​trước đến nay. Ngoài ra, nguồn dự phòng hơn 36.200 tỷ đồng hiện nay cũng là “của để dành” cho Agribank.

agribank-sau-35-nam-lam-an-ra-sao-1683391538.png

Kể từ ngày 1/12/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có quyết định bổ nhiệm ông Phạm Toàn Vượng, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban Điều hành Agribank giữ chức Thành viên Hội đồng Thành viên kiêm Giám đốc Điều hành Agribank.

Từ năm 1999, ông Phạm Toàn Vượng (sinh năm 1976) đã bắt đầu làm việc tại Agribank. Đến năm 2015, ông Vượng được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Agribank. Ông Vượng đảm nhiệm chức vụ Thành viên Hội đồng thành viên Agribank kể từ ngày 1/10, thay ông giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc Agribank Tiết Văn Thành.

Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng quyết định bổ nhiệm 3 người cho chức vụ Thành viên HĐQT Agribank gồm Phó Tổng Giám đốc Agribank - ông Nguyễn Minh Phương; Phó Tổng Giám đốc Agribank - ông Lê Xuân Trung; Phó chánh văn phòng NHNN - bà Từ Thị Kim Thanh.

Đồng thời, Thành viên Ban kiểm soát của Agribank cũng được bổ nhiệm cho ông Nguyễn Xuân Hùng - Giám đốc điều hành Công ty TNHH MTV quản lý nợ và khai thác tài sản của Agribank làm. Các quyết định trên có hiệu lực từ ngày 1/12/2022, thời hạn giữ chức vụ là 5 năm kể từ ngày được bổ nhiệm.