30-nam-thanh-lap-nen-mot-de-che-thep-xuat-khau-13-nuoc-tren-the-gioi-ban-lanh-dao-cua-tap-doan-thai-hung-gom-nhung-ai-1684769958.jpg
BAN LÃNH ĐẠO TẬP ĐOÀN THÁI HƯNG. ẢNH VIETNAM BUSINESS INSIDER

Kể về Thái Hưng...

Ngày 22/05/1993, từ một cửa hàng kinh doanh độc lập, doanh nghiệp tư nhân dịch vụ kim khí Thái Hưng được thành lập với 9 lao động và vốn điều lệ 82 triệu đồng. Công ty đã mạnh dạn bước những bước đầu tiên vào thị trường kinh tế tư nhân với lĩnh vực kinh doanh sắt thép, vật liệu xây dựng và vận tải.

Sau 10 năm gầy dựng uy tín trên thị trường từ một công ty dịch vụ kim loại nhỏ, với doanh thu đạt 1.000 tỷ đồng, Thái Hưng chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng như hiện nay. Bằng việc giành và giữ vững niềm tin với các đối tác, khách hàng uy tín, Thái Hưng đã nhanh chóng thay đổi quy mô và vị thế thị trường, tích cực thiết lập quan hệ hợp tác xuất nhập khẩu với 13 quốc gia trên thế giới.

Từ những năm 2000, Thái Hưng mở rộng quy mô và mua lại một số công ty trên địa bàn tỉnh. Năm 2016, Thái Hưng trở thành cổ đông lớn và là công ty mẹ của CTCP thép Việt Ý; năm 2017, Thái Hưng trở thành cổ đông lớn của CTCP gang thép Thái Nguyên. Năm 2018, Thái Hưng tham gia lĩnh vực đầu tư bất động sản với dự án Tổ hợp thương mại, trường học và nhà ở - Thái Hưng Crown Villas, tổng vốn đầu tư lên tới 2.100 tỷ đồng.

Cũng trong năm 2018, Thái Hưng trở thành một trong những cổ đông lớn của Công ty cổ phần đầu tư Eco Valley Việt Nam - Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, quản lý vận hành, đầu tư bất động sản, giáo dục… Hiện Thái Hưng có gần 700 cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong các lĩnh vực như giáo dục, xây dựng, logistics, y dược, luật, truyền thông, quản trị kinh doanh, tài chính kế toán…

Ban lãnh đạo Tập đoàn Thái Hưng

30-nam-thanh-lap-nen-mot-de-che-thep-xuat-khau-13-nuoc-tren-the-gioi-ban-lanh-dao-cua-tap-doan-thai-hung-gom-nhung-ai-1684767426.jpeg
Ông NGUYỄN QUỐC THÁI
Ủy viên HĐQT, Nguyên Chủ tịch HĐQT, Thành viên sáng lập Công ty
30-nam-thanh-lap-nen-mot-de-che-thep-xuat-khau-13-nuoc-tren-the-gioi-ban-lanh-dao-cua-tap-doan-thai-hung-gom-nhung-ai-1-1684767426.jpeg
Bà NGUYỄN THỊ CẢI
Nguyên Phó Chủ tịch HĐQT, Nguyên Tổng Giám đốc, Thành viên sáng lập Công ty
30-nam-thanh-lap-nen-mot-de-che-thep-xuat-khau-13-nuoc-tren-the-gioi-ban-lanh-dao-cua-tap-doan-thai-hung-gom-nhung-ai-2-1684767426.jpeg
Ông NGUYỄN VĂN TUẤN
Chủ tịch Hội đồng quản trị
30-nam-thanh-lap-nen-mot-de-che-thep-xuat-khau-13-nuoc-tren-the-gioi-ban-lanh-dao-cua-tap-doan-thai-hung-gom-nhung-ai-3-1684767426.jpeg
Bà NGUYỄN THỊ VINH
Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc
30-nam-thanh-lap-nen-mot-de-che-thep-xuat-khau-13-nuoc-tren-the-gioi-ban-lanh-dao-cua-tap-doan-thai-hung-gom-nhung-ai-4-1684767425.jpeg
Bà NGUYỄN THỊ QUY
Ủy viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng giám đốc
30-nam-thanh-lap-nen-mot-de-che-thep-xuat-khau-13-nuoc-tren-the-gioi-ban-lanh-dao-cua-tap-doan-thai-hung-gom-nhung-ai-5-1684767425.jpeg
Ông TRỊNH GIA TÂM
Ủy viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng giám đốc
30-nam-thanh-lap-nen-mot-de-che-thep-xuat-khau-13-nuoc-tren-the-gioi-ban-lanh-dao-cua-tap-doan-thai-hung-gom-nhung-ai-6-1684767425.jpeg
Ông LÊ HỒNG KHUÊ
Ủy viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng giám đốc
30-nam-thanh-lap-nen-mot-de-che-thep-xuat-khau-13-nuoc-tren-the-gioi-ban-lanh-dao-cua-tap-doan-thai-hung-gom-nhung-ai-7-1684767425.jpeg
Bà BẠCH PHƯƠNG VINH
Ủy viên Hội đồng quản trị
30-nam-thanh-lap-nen-mot-de-che-thep-xuat-khau-13-nuoc-tren-the-gioi-ban-lanh-dao-cua-tap-doan-thai-hung-gom-nhung-ai-8-1684767426.jpeg
Ông NGUYỄN DUY LUÂN
Phó Tổng giám đốc
30-nam-thanh-lap-nen-mot-de-che-thep-xuat-khau-13-nuoc-tren-the-gioi-ban-lanh-dao-cua-tap-doan-thai-hung-gom-nhung-ai-9-1684767426.jpeg
Ông LÊ THÀNH THỰC
Phó Tổng giám đốc

Riêng năm 2022, Thái Hưng đạt doanh thu gần 22.000 tỷ đồng đồng; đóng góp, ủng hộ các quỹ nhân đạo, từ thiện 3,6 tỷ đồng. Trong hơn 30 năm qua những đóng góp và nỗ lực của Thái Hưng đã được Nhà nước, Đảng, các Bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương và các cá nhân ghi nhận và trao tặng hơn 700 phần thưởng, danh hiệu cao quý. Trong đó có 7 Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba; 10 cờ thi đua của chính phủ.

Thái Nguyên được ví là vùng đất của thép, khi nhắc đến “đế chế thép” ở Thái Nguyên hầu như không ai là không biết đến danh tiếng của bà Nguyễn Thị Cải và con gái Nguyễn Thị Vinh, bà Cải đã tạo ra mô hình kinh doanh tư nhân rất thành công khi đạt mốc doanh thu 1 tỷ USD đầu tiên của Thái Nguyên. Hai mẹ con bà Cải xứng với danh gọi “người đàn bà thép” theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Ở tuổi 47 mới bắt đầu khởi nghiệp đa số nhiều người sẽ thấy rất khó để thành công, tuy nhiên bà Nguyễn Thị Cải, người phụ nữ đến từ Chí Linh, Hải Dương dành cả cuộc đời gắn bó với xứ sở thép Thái Nguyên đã chứng minh không gì là khó, định kiến này là hoàn toàn sai lầm. Bà khởi nghiệp muộn, trong bối cảnh đất nước những năm đầu đổi mới với muôn vàn khó khăn, thử thách. Hầu như bà Cải không có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Thời điểm đó, môi trường, thể chế kinh doanh còn rất sơ khai.

Đó là năm 1993. Bà Cải nghỉ hưu sau 25 năm công tác tại Công ty kim khí Bắc Thái, nơi bà gắn bó từ năm 1965 sau khi xung phong nhận nhiệm vụ thi công tuyến Quốc lộ 1A (Hà Nội - Lạng Sơn) dùng để vận chuyển lương thực, vũ khí cho tiền tuyến trở về. Mùa hè năm 1993, bà Cải và chồng là ông Nguyễn Quốc Thái mở một cửa hàng sửa chữa đồ kim loại ở Thái Nguyên.

Nhân sự chủ yếu gồm 9 người, ngoài vợ chồng bà còn có con gái và con rể; vật chất chỉ 82 triệu đồng và căn nhà 32m2. Khởi nghiệp muộn, vốn ít là khó, nhưng cái khó lớn nhất lại nằm ở nhiều thứ khác. Khi cửa hàng mới mở, có một đại gia thép ở Thái Nguyên - ông cai Hoa nổi tiếng làm chủ nhiều thị trường. Từ những năm 1980, ông Hoa đã có một con tàu trọng tải lớn đi buôn gạo, phân bón, rồi đổ đất, xây nhà…

Đầu những năm 1990, thị trường thép Thái Nguyên phụ thuộc nhiều vào ông Hoa. Ông là đại lý độc quyền của Nhà máy luyện cán thép Gia Sàng và cửa hàng của bà Cải quá nhỏ so với ông. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý bao cấp và sự yếu kém của thị trường đã tạo ra các “thương lái” tranh giành thị phần, gây áp lực cho các nhà sản xuất. Nhiều nhà máy phải đổi thép lấy nguyên liệu, thiết bị sản xuất, vay tiền thương lái rồi để họ nhận thép đem bán. Nhiều nhà máy thua lỗ và phụ thuộc vào thương lái. Việc kinh doanh diễn ra trong một cơ chế ngầm rất phức tạp.

Vợ chồng bà Cải, ông Nguyễn Quốc Thái cùng con gái và con rể phải chui ra từ ngõ hẹp, buôn bán lặt vặt, học hỏi mọi thứ từ mời khách, tiếp thị, mở cơ chế, bán giá thấp chấp nhận thu ít lợi nhuận lúc đầu. Trong thời buổi người khôn của khó, đất thép lúc đó “lành ít dữ nhiều” nên bà buộc phải đi làm ăn xa. Bà tìm được một khu chợ mới toanh ở TP Vinh (Nghệ An), nơi được đặt theo tên con gái bà.

Bà Cải không ngần ngại nằm trên xe tải, trực tiếp chở hàng vào Vinh bán. Nó tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn khi lựa chọn được sản phẩm tốt nhất, vận chuyển tận nơi nhưng giá rẻ hơn so với khách hàng về Thái Nguyên mua. Qua chuyến đi này, Vinh - Nghệ An đã trở thành khách hàng thân thiết của bà Cải hàng chục năm qua. Đó cũng là thị phần duy nhất mà bà không “đụng hàng” với ông cai Hoa.

Sau này, vợ chồng bà Cải với sự sáng suốt nắm bắt thời cơ đột phá thị trường, đồng loạt hạ giá thép thành phẩm, nhập phôi ngoại về bán lại với giá rẻ cho các nhà máy sản xuất, chấp nhận lỗ thậm chí “đưa” đường dài với các thương nhân khác bằng vốn. Bà cũng dần dần lấy lại hơn 50% thị phần và tiếp tục mở rộng.

Ngày đó, ít ai dám bạo dạn như bà Cải. Có lần bà nói với báo chí: “Tôi luôn là con nợ, luôn nợ 95 tỷ đồng!”. Bà tính: “Tôi cầm giấy tờ năm ô tô con, 50 xe tải hạng nặng được 15 tỷ. Nhà cửa đất cát cầm được 35 tỷ. Gửi tiết kiệm được 40 tỷ, lại lấy sổ “cầm” ngân hàng, vay thêm bạn bè mới đủ 100 tỷ để “ra quân”! Lúc nào tôi cũng trong tâm trạng bị thế chấp!”.

Cuối năm 2002, tình hình kinh doanh phôi thép có nhiều biến động. Giá phôi ngoại tăng dần do các nhà sản xuất trong nước nhập khẩu, sản xuất nhiều dẫn đến cung vượt cầu, tạo ra nghịch lý: thép thành phẩm bán 5.000 đồng/kg trong khi phôi ngoại lên tới 5.200 đồng/kg. 

Năm 2003, nắm bắt được xu thế phát triển, bà Cải quyết định mở doanh nghiệp, cửa hàng dịch vụ kim khí đổi tên mới thành Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Thái Hưng sau khi doanh thu liên tục tăng vọt: Năm 2001 là 440 tỷ đồng, doanh thu năm 2002 tăng gấp đôi lên 880 tỷ đồng. Riêng năm 2003, doanh thu mỗi ngày của công ty đạt 4 tỷ đồng, lọt vào top doanh nghiệp nghìn tỷ chỉ sau 10 năm thành lập doanh nghiệp.

130-nam-thanh-lap-nen-mot-de-che-thep-xuat-khau-13-nuoc-tren-the-gioi-ban-lanh-dao-cua-tap-doan-thai-hung-gom-nhung-ai-1684767598.jpg
Các lĩnh vực mà Thái Hưng đang hoạt động

Mô hình kinh doanh của gia đình bà Cải đã trở thành một điểm sáng tiêu biểu trong sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân ở Thái Nguyên nói riêng và của Việt Nam nói chung. Dưới sự lãnh đạo của vợ chồng bà, Công ty có thời điểm đã phát triển gồm:

+Xí nghiệp xây dựng, Công ty TNHH thương mại Thái Hưng.
+Công ty TNHH xếp dỡ vận chuyển (70 đầu xe tải chuyên dụng, cẩu Kato có sức nâng 50 tấn).
+Công ty TNHH vật tư và thiết bị Thái Hưng.
+Nhà máy sản xuất thép Thái Hưng (vốn đầu tư 30 triệu USD với công suất luyện cán thép hàng trăm nghìn tấn/năm).
+Công ty TNHH khoáng sản Thái Hưng.
+Các chi nhánh, văn phòng đại diện tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương.

Năm 2000, bà Cải vinh dự được nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc; năm 2007, bà Cải lại vinh dự nhận giải thưởng Phụ nữ Việt Nam do Hội LHPN Việt Nam trao tặng.

Năm 2015, 2 vợ chồng bà Cải quyết định lui về để lại cơ ngơi cho con cái quản lý. Chức vụ Tổng giám đốc đã được trao cho Nguyễn Thị Vinh - Người con gái lớn của bà Cải. Tổng giám đốc Nguyễn Thị Vinh đã đi theo mẹ học hỏi tích lũy rất nhiều kinh nghiệm, cô bắt đầu từ một công nhân, rồi nhân viên tiếp thị, thủ kho, sau đó trở thành Trưởng phòng kinh doanh, Phó tổng giám đốc.

7 năm làm thuyền trưởng con tàu Thái Hưng, cô Nguyễn Thị Vinh đã phát huy những giá trị cốt lõi của thế hệ đi trước để vun đắp, tiếp tục mở rộng và phát triển doanh nghiệp lên tầm cao mới. Cô cùng các cộng sự nắm bắt rất chuẩn những cơ hội, định hướng lại chiến lược thương mại theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực nhưng luôn lấy ngành thép làm mục tiêu, làm trục phát triển chính, tạo ra sự tăng trưởng vượt bậc.

Nếu như ngay sau năm 2003, Thái Hưng cán mốc doanh thu nghìn tỷ đồng thì giai đoạn 2015 - 2020, doanh thu của công ty đã đạt hơn 16.000 tỷ đồng/năm, đóng góp cho ngân sách nhà nước hơn 300 tỷ đồng/năm, không nợ đọng thuế, thu hút hơn 500 lao động, thu nhập bình quân hơn 10 triệu đồng/người/tháng.

Trong nhiều năm liên tục, Thái Hưng được bình chọn là một trong 500 Công ty hàng đầu Việt Nam. Một trong những bước chuyển hướng chiến lược hiệu quả đầu tiên của Công ty Thái Hưng thời gian gần đây là việc mở ra một số hướng kinh doanh đầu tư bất động sản, xây dựng và vận hành các khu đô thị, khu công nghiệp tại Thái Nguyên với hiệu quả cao, tạo điểm nhấn, diện mạo mới cho Thành Phố Thép.

Đặc biệt, với việc nhanh chóng triển khai dự án Khu đô thị Thái Hưng Crown Villas, cơ sở pháp lý vững chắc, tiềm lực tài chính vững mạnh và tiến độ thần tốc, Thái Hưng Crown Villas đã trở thành khu đô thị hiện đại đẳng cấp đầu tiên tại Thái Nguyên, liên tục ở mức top những dự án hot nhất Thái Nguyên thời gian qua, hiện giai đoạn 1 cơ bản đã hoàn thành và chuyển sang thi công giai đoạn 2.

Trong vai trò Tổng giám đốc, “Tổng công trình sư” của Kiến tạo phát triển, bà Nguyễn Thị Vinh đã dẫn dắt công ty vượt qua “cơn bão Covid-19” một cách xuất sắc khi năm 2021 đạt doanh thu hơn 17.500 tỷ đồng. Hơn 2 năm qua, gần 3 tỷ đồng đã được hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch ở Thái Nguyên. Trong chiến lược kinh doanh giai đoạn 2021 - 2023, Thái Hưng đặt mục tiêu: giữ vững top 5 công ty kinh doanh thép lớn nhất Việt Nam và trở thành công ty tư nhân đa ngành, đạt doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2023 nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập công ty.

Năm 2021, tiếp nối truyền thống của mẹ, cô Nguyễn Thị Vinh được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trao tặng giải thưởng Phụ nữ Việt Nam. Trước đó, năm 2005, cô được bình chọn là doanh nhân trẻ tiêu biểu Việt Nam năm 2005 và được nhận giải thưởng Sao Đỏ và năm 2011, cô được bầu là 1 trong 15 gương mặt trẻ tiêu biểu của Việt Nam.

Trong năm 2019, cô liên tục nhận được nhiều giải thưởng, danh hiệu như: Huân chương Lao động hạng 3; Top 10 Doanh nhân Asean tiêu biểu; Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu; Cúp Thánh Gióng…

Tạp chí Forbes đã bầu chọn ra 20 gia đình doanh nhân hàng đầu Việt Nam năm 2019. Trong đó, ông Nguyễn Quốc Thái - Cựu Chủ tịch HĐQT Thái Hưng và bà Nguyễn Thị Cải - Cựu Tổng giám đốc Thái Hưng vinh dự được tạp chí bình chọn là doanh nhân hàng đầu. 

Hiện tại, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Thái Hưng là anh Nguyễn Văn Tuấn; Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị là cô Nguyễn Thị Quy; Tổng giám đốc là cô Nguyễn Thị Vinh.

Các gia đình muốn có tên trong danh sách của Forbes phải đáp ứng các tiêu chí: Có ít nhất 2 thế hệ, 2 vợ chồng cùng kinh doanh hoặc nhiều thành viên trong gia đình cùng sở hữu và tham gia kinh doanh, có nhiều lao động và đang làm công tác quản lý, khai thác tư liệu sản xuất lớn.

Hiện tại Thái Hưng còn có thành viên thế hệ thứ 3 tiếp tục cống hiến và làm việc trong ngôi nhà chung để phát huy thế mạnh, đoàn kết đưa Thái Hưng vươn lên tầm cao mới.