VinFast niêm yết thành công trên sàn chứng khoán NASDAQ của Mỹ mang lại 2 lợi ích lớn:
1. Raise additional capital.
Là cơ hội để thu hút thêm vốn quốc tế đầu tư vào VF, giúp VF phát có thể triển lớn mạnh.
2. Provide liquidity for the company.
Tạo ra cơ hội để các nhà đầu tư ban đầu, chủ sở hữu thoái vốn khỏi công ty bằng cách bán, chuyển nhượng cổ phần cho những nhà đầu tư khác.
Như vậy ngoài số vốn mà VF VN cũng như là VG đã chuyển sang Singapore để thành lập VF Singapore, để rồi VF Singapore đầu tư sang Mỹ, nay VF Singapore sẽ có cơ hội để tự mình thu hút thêm vốn quốc tế qua sàn Nasdad.
Cũng phải nói thêm rằng, bên cạnh vốn hữu hình mà khi chuyển qua Singapore thì phải theo thủ tục và phải được phê duyệt, thì có một tài sản khác cũng khá lớn, cũng đã được chuyển theo mà không cần thủ tục phê duyệt nào, đó là tài sản vô hình (thương quyền, thương hiệu, sự đảm bảo, uy tín) vốn được hình thành từ tài sản hữu hình ở VN.
Giá trị tăng thêm phản ánh trên giá cổ phiếu của VF ở Mỹ (vốn hóa) phản ánh giá trị vô hình này. Nếu giá cp chênh lệch lớn so với giá trị tài sản hiện hữu, thì tức là giá trị vô hình lớn, còn nếu giá cp sát với giá trị tài sản hiện hữu, thì tức là giá trị vô hình của VF là không đáng kể.
Trong tình hình tài chính VF đang âm, vậy có thể nói giá cp trên sàn là giá trị vô hình của VF mà đóng góp vào đó có giá trị tài sản hữu hính và vô hình của VF và VG ở VN.
VF Singapore có thể chuyển một phần giá trị vô hình này thành giá trị hữu hình khi họ bán bớt số cổ phiếu nắm giữ.
Sau giai đoạn bơm đẩy khi chào sàn, giá cp của VF sẽ dần trở về phản ánh giá trị thật của doanh nghiệp.
Hy vọng sau bao nhiêu năm sử dụng ngoại tệ do doanh nghiệp khác làm ra (nhập thiết bị nội thất, vật liệu làm BĐS, cũng như là linh kiện phụ tùng lắp ráp xe, điện thoại...), giờ đây VF đang đứng trước cơ hội để mang ngoại tệ về đóng góp cho đất nước, thông qua xuất khẩu sản phẩm, và thu hút vốn đầu tư quốc tế.
Đây chính là một trong những cái cớ mà một số người vịn vào để chỉ trích VF trong thời gian qua.
Hy vọng rằng VF từ đây sẽ "mang tiền đô về cho mẹ", chứ không thì mẹ lại phải gởi thêm tiền đô sang Singapore cho con.
Lợi ích số 1 quả là to lớn, là rất tiềm năng. Nhưng cũng phải đảo qua lợi ích số 2 của việc niêm yết. Đó là nó tạo ra một cơ hội để các chủ sở hữu, các nhà đầu tư ban đầu của VF có cơ hội để thoái vốn khỏi VF một cách dễ dàng hơn.
Giờ đây chỉ cần vài cái click là các nhà đầu tư ban đầu của VF (thông qua VF Singapore) có thể thoái vốn dần, hoặc thậm chí thoái nhanh trong một lần ra khỏi doanh nghiệp này thông qua một thương vụ M&A khác như công ty Black Spade đã thực hiện với VF.
Tôi chưa vội chúc mừn.g VF mà tôi chờ đến khi VF chính thức "mang tiền đô về cho mẹ" thì tôi sẽ chính thức chúc mừn.g VF và những ai đã có công làm nên kỳ tích này.
Còn trong lúc này tôi cầu mong mọi sư tốt lành, một tương lại tốt đẹp sẽ đến với VF trên đất Mỹ. Và hy vọng kịch bản 2 (làm ăn tại nước ngoài không thành công như kỳ vọng, những tài sản, giá trị tạo lập được từ VN mặc nhiên sẽ dược thoái vốn ra nước ngoài) sẽ không xảy ra.
Nguồn: Đỗ Hòa - Chuyên gia tư vấn chiến lược