1.Họ khiêm tốn

Người bán hàng khiêm tốn không bao giờ cố làm tổn thương người khác hay nghĩ rằng bản thân mình là người giỏi nhất.

Khoe khoang đương nhiên không phải là một phẩm chất tốt. Nhưng, các bạn không nên nhầm lẫn giữa khoe khoang và tự tin giới thiệu bản thân mình. Bởi vì khoa trương khiến người ta thấy mình tự cao, nhưng tự tin lại khiến người ta ngưỡng mộ.

Đức tính khiêm tốn vô cùng có lợi trong bán hàng. Bởi vì sao? Vì không có ai sẽ đứng trên đỉnh cao mãi mãi.

2.Họ lắng nghe

Có rất nhiều người bán hàng cố gắng nói thật nhiều nhưng không biết khách hàng có thật sự nghe mình nói hay không. Vì họ không hỏi. Họ không hỏi khách có thời gian nói chuyện với mình, họ phớt lờ và không lắng nghe nhu cầu của khách.

Đa số người bán hàng mắc phải lỗi nói những gì mình muốn nói, nhưng lại không nói những gì khách hàng muốn nghe. Nếu muốn khách hàng nghe mình, hãy lắng nghe khách hàng trước.

Một người bán hàng xuất sắc sẽ biết cách lắng nghe khách hàng và tìm ra nhu cầu của họ bằng cách hỏi như đang trò chuyện. Từ đó hiểu được khách hàng và đưa cho họ những thông điệp, những giải pháp để giải quyết nhu cầu của họ.

3.Họ nhận thức được "cái tôi" của mình

Muốn thành công, phải quên mình đi. Bạn nên quên đi “tiểu ngã” của mình để lắng nghe, cầu thị và học hỏi.

Cái gì nhiều quá cũng không tốt. Để “cái tôi” quá lớn chính là “kẻ thù” của mọi cuộc giao dịch với khách hàng.

4.Họ xem trọng sức mạnh của "lời giới thiệu"

Sức mạnh của “lời giới thiệu” đến từ việc bạn làm tốt công việc của mình và cam kết về những gì bạn hứa sẽ làm.

Xem trọng những lời giới thiệu là một phẩm chất rất cần thiết và không phải người bán hàng nào cũng có được nó. Nếu bạn muốn có thành quả cho riêng mình, bạn phải cố gắng cung cấp nhiều giá trị hơn.

Điều này không có nghĩa là bạn phải bán phá giá để bán được càng nhiều hàng càng tốt. Mà là phải làm sao cho khách hàng thấy được giá trị sản phẩm mà họ nhận được nhiều hơn giá tiền mà họ đã bỏ ra cho sản phẩm đó.

5.Họ tận dụng tất cả các trang mạng xã hội

Ngày nay, người ta có xu hướng “Google” lẫn nhau để tìm kiếm thông tin.

“Nếu một khách hàng Google bạn và bạn không xuất hiện ở bất cứ đâu, thì khi đó bạn sẽ trở thành một “mặt hàng”. Thật đáng tiếc, sự chuyển đổi này lại mang tính thiên vị nặng nề đối với giá cả.” 

Khi một ai đó tìm kiếm bạn, họ sẽ thấy bản hồ sơ chuyên nghiệp của bạn trên Facebook, YouTube, LinkedIn hay bất kì mạng xã hội nào khác. Họ sẽ biết được bạn đang làm nghề gì, những thành tựu mà bạn đã đạt được theo năm tháng. Ngoài ra, còn có những feedback mà khách hàng cũ đã để lại cho bạn.

Một trang mạng xã hội thay mặt bạn mang một giao diện “đỉnh của chóp” sẽ giúp cho bạn có được sự tiếp cận mạnh mẽ từ khách hàng tiềm năng, hơn là phải tốn nhiều công sức để tìm kiếm họ.

6.Họ lấy cái phức tạp và biến nó trở nên đơn giản

Khi cuộc sống này đã có quá nhiều phức tạp, người ta sẽ hướng về những thứ đơn giản hơn. Một người bán hàng chuyên nghiệp biết cách làm cho những thông tin được gửi đến khách hàng một cách đơn giản và dễ hiểu.

Phương pháp truyền đạt này cần sự rõ ràng về thông tin, thông số, các đề xuất, giải pháp; không sử dụng từ tiếng Anh chuyên ngành, từ lóng, từ địa phương; không kể lể lòng vòng hay có quá nhiều lý thuyết mà hãy nói những thứ trọng tâm.

7.Họ tùy chỉnh với từng đối tượng

Nếu bạn đi thuyết phục khách hàng đầu tư cho dự án của mình và khách hàng là một tập đoàn? Một bộ suit sẽ là lựa chọn phù hợp nhất.

Nếu bạn đến một công ty Startup mới mẻ, sôi nổi thì sao? Một chiếc áo thun polo cùng ba lô – gọn gàng, lịch sự nhưng rất năng động.

Nếu bạn gặp khách hàng lần đầu dùng sản phẩm hay dịch vụ? Tìm hiểu xem họ cần gì để đưa ra giải pháp. Hãy nói những gì khách hàng muốn nghe hơn là những gì mình muốn nói.

8.Họ thu hút sự chú ý

Không phải các kỹ thuật chốt sale hay những cụm từ hoa mỹ. Người bán hàng xuất sắc thu hút sự chú ý của khách hàng bằng sự quan tâm đến cảm xúc của khách hàng.

Họ tạo thiện cảm và lan toả sự thấu hiểu để cho khách hàng tự đưa ra những mong muốn của chính mình và nắm bắt cơ hội để thương lượng bán hàng. 

9.Họ tránh suy nghĩ quá mức

Như đã nói ở trên, khách hàng mua hàng chủ yếu dựa trên cảm xúc. Hãy tạm gác lại những suy nghĩ tiêu cực như khách có từ chối hay sợ mình nói sai. Vì tâm lý quyết định đến 80% thành công trong những cuộc thương lượng bán hàng.

Thay vì suy nghĩ quá mức, bạn hãy chuẩn bị sẵn kịch bản bán hàng. Bởi vì, 60% thành công đang nằm trong tay bạn nếu có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, kể cả chuẩn bị xử lý tình huống khi khách hàng từ chối.

người bán hàng xuất sắc không suy nghĩ quá mức

10.Họ đưa ra quyết định thực tế

Nếu như việc bán hàng là chuyện dễ dàng, thì bất kì ai cũng có được cái danh “người bán hàng”. Đó là lý do cần có những sự ưu đãi. Bạn có thể tặng cho khách hàng một món quà, những lời chào hàng hấp dẫn và làm sao cho họ thấy bản thân được lợi khi mua hàng.

Tuy nhiên, bạn phải đưa ra nhiều quyết định nhỏ liêp tiếp để phù hợp với sự cấp bách của khách hàng:

- Nếu bạn mất quá nhiều thời gian, khách hàng sẽ không đủ kiên nhẫn để đợi bạn.

- Nếu bạn đưa ra quá nhiều lời chào hàng nhưng không có lời cam kết đảm bảo, khách hàng sẽ “phát hoả” vào mặt của bạn.

- Nếu bạn không có được mức giá cạnh tranh, họ sẽ bắt đầu lung lay trong suy nghĩ và sẵn sàng đến chỗ có mức giá tốt hơn.

Bán hàng đòi hỏi nhiều quyết định liên tiếp và nhiều thách thức. Người bán hàng xuất sắc sẽ biết cách đưa ra những quyết định quan trọng và mang tính thực tế mỗi ngày, đồng thời thực hiện chúng một cách hiệu quả.

11.Họ luôn sử dụng deadline

Nếu bạn để cho mình gặp tình trạng “nước đến chân mới nhảy” quá nhiều lần, khối lượng công việc của bạn sẽ rơi vào tình trạng quá tải. Điều đó là đương nhiên rồi, nhưng bạn có nghĩ rằng, xa hơn nữa là mình đang rơi vào cái “bẫy bận rộn” không?

Bẫy bận rộn” khiến bạn có xu hướng làm những việc dễ trước khi làm những việc khó hơn. Từ đó, bạn sẽ không muốn làm việc khó nữa. Và rồi bạn làm thật nhiều việc dễ để tránh gặp việc phức tạp, công việc quan trọng cứ như vậy mà chất đống thành núi. Bạn lại loay hoay xoay vòng với mớ công việc không bao giờ xong được.

Bạn nên làm những việc khó và quan trọng đầu tiên, sử dụng deadline để hoàn thành tiến độ công việc đúng thời hạn. Như vậy, khách hàng sẽ không bị cuốn theo sự bận rộn của bạn. Đồng thời thể hiện sự quan tâm, mong muốn khách hàng có được những lợi ích, những giải pháp tốt nhất.

12.Họ sử dụng kỷ luật để làm lợi thế

Các vận động viên dành hàng giờ mỗi ngày để khổ luyện các bài tập thể lực và kỹ thuật, với mục tiêu là tấm huy chương vàng hay chiếc cúp vàng danh giá.

Gọi điện thoại, gửi email, gặp gỡ trực tiếp với khách hàng là những “bài tập” mà người bán hàng cần thực hiện hàng ngày. Càng thực hiện các bài tập này nhiều và đi theo kế hoạch đã đề ra thì con đường đi đến thành công sẽ không còn xa nữa.

Lười biếng là bản chất bình thường của con người. Do đó, để thành công trong bán hàng hay bất kì công việc gì thì sự kỷ luật luôn là chìa khoá cần thiết cho cánh cửa thành công đó.

người bán hàng xuất sắc sử dụng kỷ luật để hoàn thiện bản thân

13.Mối quan hệ là tất cả

Khách hàng mua sản phẩm phần nhiều là vì cảm xúc mà người bán hàng mang lại. Nếu họ không thích chúng ta, liệu họ có mua sản phẩm của chúng ta không?

Một mối quan hệ là cách gọi khác của sự tin tưởng. Sợi dây liên kết giữa nhân viên kinh doanh với khách hàng được xây dựng dựa trên sự tin tưởng, tôn trọng, thấu hiểu tâm lý và mềm mỏng trong giao tiếp.

Để duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng không phải là chuyện đơn giản. Tuy nhiên không phải là không thể. Bạn cần tập trung vào nhu cầu của khách hàng nhiều hơn là nhu cầu của bản thân.

“Tất cả các người bán hàng lừa đảo trên thế giới không thể lấy khách hàng từ bạn khi bạn tự tin mình là người bán hàng đáng tin cậy.”

13 (+1). Họ vượt qua được rào cản tâm lý của chính mình

Không phải ai khi mới bắt đầu bán hàng cũng có đủ tự tin và bản lĩnh để giao tiếp và tạo ra giao dịch với khách hàng. Có rất nhiều người bị tâm lý “chưa chiến đấu đã thất bại” vì lo lắng và sợ hãi những lỗi sai hay những suy nghĩ về kết quả không mấy tốt đẹp sẽ nhận được trong tương lai.

Ngoài ra, trong quá khứ bản thân người bán hàng đó đã gặp một số trải nghiệm không may, những lời nói tiêu cực được tiêm nhiễm vào đầu họ từng ngày từng ngày một. Điều đó khiến cho họ luôn cảm thấy bản thân vô dụng trước những người thành công hơn. Và họ ngày càng thiếu tự tin hơn.

Tuy nhiên, người bán hàng xuất sắc chính là người sẵn sàng chấp nhận và vượt qua những rào cản tâm lý này. Họ vượt qua không phải ngày một ngày hai, mà đó là cả một quá trình học tập rèn luyện đầy gian nan và mệt mỏi. Và quả ngọt sẽ đến cho những nỗ lực không biết mệt mỏi này của họ.