1. Mindset: Quy trình vận hành nhà hàng không có chuẩn vừa khít cho tất cả, chỉ có sự phù hợp đối với từng quy mô nhà hàng, từng loại hình nhà hàng. Vậy nên đừng copy quy trình bên khác về, mỗi quy trình vận hành nhà hàng là duy nhất và phù hợp với từng cơ sở kinh doanh.
2. Cá nhân hóa: Quy trình cá nhân hóa đến dược từng bộ phận, từng con người là tốt nhất. Một quy trình tốt sẽ giúp giảm thời gian, công sức vận hành, tránh thất thoát những chi phí không cần thiết và nâng cao chất lượng dịch vụ. Nên review lại quy trình 3-6 tháng/lần cho phù hợp với thực tế

3. Tiết giảm: Chủ quán hoặc chủ đầu tư nên trực tiếp làm quy trình. Quy trình vận hành tốt giúp loại bỏ những công đoạn thừa, giảm thời gian di chuyển cũng như giao tiếp trong nhà hàng. Khi giảm được thời gian, công sức không cần thiết cho việc vận hành, nhà hàng có thể làm nhiều việc sinh lợi nhuận hơn.
4. Fix lỗi: Quy trình tốt giúp tránh thất thoát những chi phí không cần thiết. Một suất đồ ăn bị làm thừa do lỗi giao tiếp giữa các thành viên trong bếp với phục vụ. Fix lỗi ngay không chi phí sẽ tăng lên không thể kiểm soát được

5. Trước khi phục vụ: Nên có định kỳ đầu ngày kiểm tra thiết bị và nguyên vật liệu trước khi mở cửa Trước khi mở cửa, các thiết bị như máy móc cần được kiểm tra công việc vận hành bình thường, đủ nhiên liệu để chạy cả ngày. Các thiết bị cần thời gian khởi động phải được bật trước. Đồng thời, cần kiểm tra các cơ sở vật chất như bàn ghế, cửa sổ, cửa kính, đèn điện, kiểm kê nguyên vật liệu, nhận nguyên vật liệu tươi đầu ngày… để đảm bảo chuẩn bị trước giờ mở cửa.
6. Họp nhân viên: Quán lớn với lượng khách đều đặn nên có họp nhân viên. Cuộc họp nhân viên chỉ cần ngắn trong khoảng 15-20 phút để điều chỉnh sẵn sàng về thái độ, tư thế, trang phục cũng như phổ biến các yêu cầu mới hoặc yêu cầu đặc biệt của khách trong ngày.


7. Đón khách: Đón khách là bước đầu tiên để tạo dựng ấn tượng tốt đối với khách hàng. Nhân viên thực hiện nhiệm vụ này cần phải chú ý đến giọng nói, cử chỉ, trang phục và nụ cười để tạo sự niềm nở và thoải mái cho khách hàng.
8. Gọi đồ Công việc gọi đồ thuộc nhiệm vụ của các nhân viên phục vụ bàn. Cần lưu ý các chuẩn mực về thái độ, giọng nói, cách đưa menu, ghi chú order và quy trình đưa đồ đến bếp để đảm bảo đồng bộ và chính xác.
9. Phục vụ món ăn Nhân viên phục vụ cần duy trì thái độ niềm nở và luôn sẵn sàng đưa đồ theo đúng nguyên tắc phục vụ. Cần lưu ý các nguyên tắc phục vụ của từng loại món ăn để đảm bảo chất lượng và trải nghiệm tốt cho khách hàng.
10. Thanh toán và tiễn khách Sau khi khách hàng dùng bữa xong, nhân viên cần hỗ trợ khách hàng trong quá trình thanh toán và tiễn khách ra về. Cần sử dụng ngôn ngữ vừa phải và tận tình để tạo cảm giác thoải mái và hài lòng cho khách hàng.
11. Công tác vệ sinh cuối ngày và kiểm tra Trước khi đóng cửa, từng bộ phận cần thực hiện việc dọn dẹp, tắt các thiết bị và kiểm tra để đảm bảo an toàn cho nhà hàng và khách hàng. Quản lý cần ghi chú lại những điều cần lưu tâm để giải quyết trong ngày tiếp theo.
Xây dựng quy trình vận hành nhà hàng chuẩn là công việc quan trọng giúp đảm bảo chất lượng phục vụ và trải nghiệm tốt cho khách hàng. Dĩ nhiên nó sẽ tùy biến phụ thuộc vào quy mô và loại hình của nhà hàng...