Cụ thể, hãng này  đề nghị Bộ GTVT xem xét và đề xuất Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước ban hành cơ chế để các ngân hàng thương mại cho hãng vay dài hạn 5.000 tỷ đồng, với lãi suất 0%, theo hình thức tái cấp vốn tương tự gói vay 4.000 tỷ đồng áp dụng với Vietnam Airlines.

Hãng này cũng đề xuất nâng mức giảm thuế môi trường với nhiên liệu bay từ 30% lên 50%, kéo dài tới hết năm 2021. Đồng thời, giảm một số loại phí, giá dịch vụ khác như dịch vụ sân bay, dịch vụ điều hành bay (có thể giảm 100%) tới hết năm nay.

Ngoài ra, Bamboo Airways đề xuất kéo dài thêm một số chính sách hỗ trợ người lao động, và bổ sung thêm chính sách với chủ sử dụng lao động.

Theo Báo Tiền Phong, trường hợp hãng hàng không tư nhân xin vay gói tái cấp vốn hàng ngàn tỷ  lãi suất 0% xét thực tế chưa hề có tiền lệ. Chưa kể, Bamboo Ariway còn vừa công bố lãi hơn 400 tỷ năm 2020.

vna-bba-1616744848.jpg
Bamboo Airways lập "kỳ tích" của hàng không thế giới

Bamboo Airways lập "kỳ tích" của hàng không thế giới

Trước đó, trong bối cảnh hàng không thế giới thua lỗ nặng nề, các hãng bay khác ở Việt Nam cũng không tránh khỏi tình trạng trên, đặc biệt "anh cả" Vietnam Airlines lỗ hơn 11.000 tỷ đồng trong năm 2020. Tuy nhiên, Bamboo Airways mới hoạt động chưa lâu đã bất ngờ báo lãi 400 tỷ đồng được xem như là "kỳ tích" của hàng không thế giới.

Bamboo Airways mới chính thức cất cánh từ tháng 1/2019, dù mới hoạt động 2 năm, nhưng cả 2 năm đều báo lãi. 

Lợi nhuận Bamboo Airways cũng bất ngờ hơn khi lãi của "tập đoàn mẹ" là FLC chỉ đạt mức  sau thuế hơn 183 tỷ đồng (giảm 74% so với năm 2019).

Báo Tiền Phong cho rằng, hiện chưa có chuyên gia tài chính nào bình luận về con số lợi nhuận của hãng hàng không non trẻ này. Bamboo lại là công ty mới thành lập nên cũng khó tìm được báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hàng không toàn cầu đang phải đối mặt nhiều khó khăn vì dịch COVID-19, thậm chí đã có không ít hãng phá sản thì việc hãng hàng không Bamboo Airways báo lãi 400 tỷ đồng quả thực được xem là... “kỳ tích”.

Trong năm 2020, Bamboo Airways vận chuyển hơn 4 triệu lượt hành khách, tăng 40% về số lượng chuyến bay và sản lượng khách so với năm 2019. 

Bamboo Airways là hãng hàng không trong nước phục hồi hoạt động nhanh nhất sau dịch bệnh, theo thống kê của Cục hàng không Việt Nam. Đặc biệt, hãng vẫn liên tục duy trì ổn định vị thế hãng bay có tỷ lệ đúng giờ cao nhất Việt Nam, với tỷ lệ đúng giờ trung bình lên tới 95,8%.

Tháng 11/2020, Bamboo Airways đón nhận danh hiệu "Hãng hàng không khu vực hàng đầu châu Á" năm 2020, nhờ những dấu ấn nổi bật trong lĩnh vực hàng không năm qua.

Trong lúc các hãng ngưng hoạt động hoặc đóng hầu hết các đường bay thì Bamboo Airways làm điều ngược lại đó là mở các đường bay mới trong năm 2020 vừa qua như mạng bay kết nối Côn Đảo, Rạch Giá – Kiên Giang, Phú Yên, Cần Thơ...

Như vậy, trong năm qua, Bamboo Airways là hãng hàng không gần như duy nhất trên thế giới vẫn tiếp tục tăng trưởng cả về quy mô đội bay, số chuyến bay, số lượt khách, thị phần... đồng thời, Bamboo Airways tiếp tục nằm trong nhóm ít ỏi các hãng hàng không trên thế giới có lợi nhuận năm qua.

Chuyên gia nói gì về việc đòi vay lãi suất 0% của Bamboo Airway?

Trao đổi với Báo Đất Việt, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) tái khẳng định qua điểm, việc Nhà nước xem xét hỗ trợ doanh nghiệp nào, ngành nào, cách hỗ trợ ra sao... phải dựa trên đóng góp của doanh nghiệp đó, ngành đó trong nền kinh tế và quan trọng là tùy thuộc vào năng lực của Nhà nước cũng như phải xem xét theo đúng kinh tế thị trường.

Đối với hãng hàng không quốc gia, Nhà nước hỗ trợ, thậm chí là hỗ trợ nhiệt tình cũng là chuyện bình thường vì đó là thương hiệu quốc gia, là trụ cột của ngành hàng không và có đóng góp tốt cho ngân sách nhà nước. Dĩ nhiên, khi hỗ trợ, VNA cũng phải đáp ứng những yêu cầu mang tính thị trường và minh bạch.

Còn đối với những hãng hàng không dân dụng mang tính tư nhân, yêu cầu đầu tiên là phải đi theo kinh tế thị trường. Với những khó khăn mà các hãng bay gặp phải, trên quan điểm đối xử bình đẳng doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước có thể xem xét hỗ trợ cho phù hợp. Sự phù hợp ở đây là phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực, yêu cầu phát triển của xã hội và phù hợp với đóng góp của bản thân doanh nghiệp đó cho nền kinh tế cũng như cho ngân sách nhà nước trong thời gian qua.

Giả dụ doanh nghiệp đóng góp rất lớn cho ngân sách thì cần có hỗ trợ cho tương xứng khi gặp khó khăn. Ngược lại, doanh nghiệp chưa có đóng góp gì đáng kể thì cũng đừng đòi hỏi gì quá mức.

Một điểm khác, khi đã theo kinh tế thị trường doanh nghiệp phải chấp nhận lời ăn lỗ chịu, còn nếu đòi hỏi hỗ trợ vay với lãi suất 0% thì cần phải xem lại.

Với đề xuất của Bamboo Airways, theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Nhà nước có thể cân đối trong khả năng tài chính cũng như nhu cầu về vốn mà nền kinh tế hiện nay đang cần để xem xét mức hỗ trợ thích hợp nhằm giúp hãng bay này vượt qua khó khăn. "Tuy nhiên, không thể giống như VNA, Bamboo không thể đòi hỏi Nhà nước phải rót tiền cho mình tương tự hay ngang bằng với VNA, mà phải theo kinh tế thị trường", ông Thịnh nhấn mạnh.

trinh-van-quyet-1616745198.jpg
Chủ tịch Trịnh Văn Quyết trong một lần lên máy bay cảm ơn khách hàng đi Bamboo Airways

Bamboo Airways lên sàn gây khó khăn cho quản lý điều hành của hãng hàng không

Mới đây, trả lời phỏng vấn Bloomberg, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Bamboo Airways Trịnh Văn Quyết cho biết, hãng đang lên kế hoạch niêm yết 105 triệu cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM hoặc Hà Nội trong quý 3 năm nay.

Mức giá chào sàn dự kiến đạt 60.000 đồng (2,6 USD)/cổ phiếu, ông cho biết thêm.

Câu hỏi được nhiều người đặt ra là: khi Bamboo Airways lên sàn, nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm giữ bao nhiêu % cổ phần tại hãng bay? Cổ phần khống chế là bao nhiêu? Và việc hỗ trợ có bị sai đối tượng?

Trả lời vấn đề này, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, đối với các doanh nghiệp bình thường khác trên thị trường, nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần, thậm chí đến 100% vốn đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp cũng không có vấn đề gì. Nhưng hàng không lại là lĩnh vực đặc biệt, có tính đặc thù cao, vấn đề an ninh được đặt lên hàng đầu, do đó phải đảm bảo sự kiểm soát của doanh nghiệp trong nước và Nhà nước Việt Nam cũng đã có quy định về vấn đề này.

Theo đó, nghị định 89/20219/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều kiện kinh doanh lĩnh vực hàng không dân dụng và kinh doanh vận chuyển hàng không, điều chỉnh quy định về sở hữu nước ngoài và điều kiện vốn kinh doanh vận chuyển hàng không.

Cụ thể, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng ba điều kiện, gồm: nhà đầu tư nước ngoài chiếm không quá 34% vốn điều lệ, cổ đông trong nước phải giữ phần vốn điều lệ lớn nhất và nếu cổ đông trong nước là pháp nhân có vốn nước ngoài thì phần vốn đó chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân.

Như vậy, so với quy định trước đó, trần sở hữu nước ngoài tại doanh nghiệp hàng không đã được tăng thêm 4% (từ 30% lên 34%) nhưng vẫn chưa đủ để họ có quyền phủ quyết các nghị quyết của Đại hội cổ đông (theo Luật Doanh nghiệp), gây khó khăn cho quản lý điều hành của hãng hàng không Việt Nam.

*Tham khảo:
https://tienphong.vn/bamboo-airways-bat-ngo-xin-vay-5-000-ty-dong-voi-lai-suat-0-post1322001.tpo
https://vneconomy.vn/bamboo-airways-lai-truoc-thue-400-ty-dong-nam-2020-mo-them-nhieu-duong-bay-moi-20210209225902051.htm
https://datviet.trithuccuocsong.vn/kinh-te/doanh-nghiep/bamboo-airways-xin-ho-tro-vay-5000-ty-khac-vna-3429435/