VietnamBusinessInsider
No Result
View All Result
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Đăng ký Thành viên
VietnamBusinessInsider
No Result
View All Result
VietnamBusinessInsider
No Result
View All Result
Trang chủ Quản trị

Tư duy độc lập

Lê Xuân Trung Lê Xuân Trung
1 tháng trước
trong Quản trị
137 7
0
Tư duy độc lập
Share on FacebookShare on Twitter

Một trong những kĩ năng là quan trọng ngày nay là tư duy độc lập. Tuy nhiên, giáo dục truyền thống thường buộc học sinh phải tuân theo cách nhìn chuẩn cứng nhắc hay đi theo cách nhìn của thầy cô giáo thay vì khuyến khích họ có cách nhìn riêng của họ. Đó là lí do tại sao nhiều học sinh chỉ nêu cho thầy cô giáo điều họ nghĩ thầy cô muốn nghe thay vì có ý tưởng mới trong thảo luận trên lớp.

Tư duy độc lập là ham muốn của một người để tin rằng thông tin mà người đó diễn đạt là đúng hay hợp lí. Ngày nay, học sinh phải học có cách nhìn riêng của họ dựa trên quan sát và kinh nghiệm cá nhân thay vì chỉ đi theo cách nhìn của người khác. Điều đó giúp cho học sinh chủ động hơn là thụ động trong việc xử lí thông tin của họ. Nó cũng giúp học sinh biết cách phân tích sự kiện và dữ liệu và phát triển cách nhìn riêng của họ thay vì được bảo phải làm gì. Tư duy độc lập là quan trọng vì nó là nền tảng của tính sáng tạo và phát kiến.

Nếu bạn nhìn vào trong những nhà phát kiến thành công, bạn có thể thấy rằng tất cả họ đều có cái nhìn độc lập khác của họ. Steve Jobs đã tạo ra máy tính cá nhân bởi việc KHÔNG đi theo tư duy truyền thống rằng máy tính phải là lớn (Học thuyết của IBM.) Bill Gates bỏ học tại Harvard để bắt đầu Microsoft bằng việc KHÔNG đi theo tư duy truyền thống rằng hoàn thành bằng cấp từ Harvard là cách duy nhất để thành công. Jeff Bezos đã hội tụ vào việc tạo ra nhiều giá trị và thuận tiện hơn cho khách hàng bằng việc KHÔNG đi theo tư duy truyền thống rằng lợi nhuận là quan trọng nhất cho thành công của công ti.

Hệ thống giáo dục khuyến khích tư duy độc lập có thể thúc đẩy nhiều tính sáng tạo và sản phẩm mới hơn các hệ thống khác. Chẳng hạn, có nhiều công ti khởi nghiệp và phát kiến thành công từ hệ thống giáo dục của Mĩ hơn các hệ thống khác. Nó giải thích tại sao hệ thống giáo dục của Trung Quốc không tạo ra phát kiến mà phần lớn là “sao chép, ăn cắp và nhân bản” ý tưởng của người khác. Lí do là giáo dục truyền thống Trung Quốc KHÔNG cho phép học sinh nghĩ độc lập vì họ là rất trẻ nhưng phải tuân theo chỉ dẫn nghiêm ngặt của thầy giáo của họ cho mọi con đường tới đại học. Mặc dầu nhiều học sinh Trung Quốc học hành chăm chỉ và học tốt ở trường, không nhiều người trong số họ là nhà phát kiến và có khả năng tạo ra cái gì đó mới. Nhiều nhà phát kiến Trung Quốc ngày nay đang được giáo dục ở Mĩ hay châu Âu.

Học sinh thường hỏi tôi: “Liệu có thể phát triển tư duy độc lập thậm chí sau đại học không?” Tôi bảo họ: “Tất nhiên, nhưng để làm điều đó, các em cần đọc nhiều hơn, học nhiều hơn, và tư duy phê phán về thông tin các em có để phát triển cách nhìn riêng của các em. Các em cần giữ tâm trí mở với cách nhìn của người khác và phân tích chúng để xem liệu các em đồng ý hay bất đồng với họ. Nếu các em tiếp tục làm điều đó mà không thiên vị thì qua thời gian, các em có thể phát triển cách nhìn độc lập sắc bén.”

Ngày nay, các công ti công nghệ khuyến khích công nhân phát triển tư duy độc lập của họ để tạo ra phát kiến mới. Chẳng hạn, Google cho các kĩ sư phần mềm của nó một ngày trong tuần để làm việc về bất kì cái gì họ muốn. Tại Google, nhiều công nhân làm việc, ăn, thảo luận và chia sẻ ý tưởng mọi lúc. Công ti cung cấp “đồ ăn tự do” trong mọi toà nhà để cho công nhân không phải đi ra ngoài ăn mà có thể ở tại công việc để ăn và liên tục thảo luận ý tưởng của họ. Cấp quản lí của Google hiểu rằng “việc chia sẻ thông tin về ý tưởng mới khi ăn” này là tốt hơn và năng suất hơn bất kì kiểu họp chính thức nào. Họ khuyến khích công nhân hình thành các tổ quanh ý tưởng mới của họ dựa trên mối quan tâm riêng của họ mà không có can thiệp của người quản lí. Họ để các nhân viên đăng ý tưởng riêng của họ lên bảng thông báo toàn công ti nơi mọi người có thể đọc, thêm bình luận, hay quyết định gia nhập nhóm để phát triển thêm nó thành sản phẩm mới. Cùng điều này cũng xảy ra trong nhiều đại học Mĩ nơi học sinh thường đăng ý tưởng của họ lên bảng tin của trường. Chẳng hạn, “Tôi đang làm việc trên một app để tìm thị trường toàn cầu cho giá tốt hơn cho người trồng cà phê ở Ecuador và Costa Rica, nếu bạn muốn tham gia vào tổ của tôi, – xin gọi tới số điện thoại này XXX” Hay “Tôi đang thiết kế một trạm thời tiết khả chuyển cho những nông dân nghèo ở các nước hạ Sahara, cần người phát triển phần mềm để giúp xây dựng sản phẩm. Xin liên hệ với XXX.” Theo nhóm khảo cứu nhà doanh nghiệp, mỗi năm, trên một nghìn phát kiến mới được tạo ra bởi sinh viên đại học ở một mình nước Mĩ.

Tác giả: GS John Vu

Tags: GS John Vutư duy độc lập

Cùng Chủ đề

Kinh doanh F&B: Bài học dành cho những ai muốn đầu tư lớn

Kinh doanh F&B: Bài học dành cho những ai muốn đầu tư lớn

Trần Duy Phong
27/01/2021, 17:21

BÀI HỌC 1: Không phải mô hình nào cũng phát triển thành chuỗi được Năm 2007, tôi có cùng một...

Mở công ty nhưng phá sản chỉ sau 2 năm, tôi đã rút ra được điều gì?

Mở công ty nhưng phá sản chỉ sau 2 năm, tôi đã rút ra được điều gì?

Trần Duy Phong
27/01/2021, 16:56

Thời điểm công ty mới thành lập, quy mô rất lớn, chí hướng rất cao: Chúng tôi phải trở thành...

Review sách No.2: Bố Già

Review sách No.2: Bố Già

Hùng Nguyễn
27/01/2021, 07:01

Tom Hanks nói về Bố Già như sau “Bố Già là sự tổng hòa của mọi hiểu biết. Bố Già...

Có nên khó chịu với những khách hàng ngồi quá lâu tại quán?

Có nên khó chịu với những khách hàng ngồi quá lâu tại quán?

Ricky Hồ
26/01/2021, 21:14

Nếu quán vẫn còn bàn trống thì tại sao chúng ta phải khó chịu khi khách hàng ngồi 4 tiếng,...

Đặt Hòa Phát và Thaco lên bàn cân chiến lược, tư duy, quá trình tăng trưởng và mô hình quản trị

Đặt Hòa Phát và Thaco lên bàn cân chiến lược, tư duy, quá trình tăng trưởng và mô hình quản trị

Minh Dự
26/01/2021, 14:08

Ông Trần Đình Long khác tư duy với Bầu Đức khi sớm rời bỏ Bóng đá để tập trung toàn...

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Facebook Twitter Instagram
VietnamBusinessInsider

Công ty TNHH Truyền thông Quảng cáo Người Đồng Hành
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Đăng Hùng
ĐC: 05 Đường 2A, P.Long Bình, Q.9, TP.HCM
Hotline: 077 9744 666 - Email: vietnambusinessinsider@gmail.com
Giấy phép thiết lập MXH số 477/GP-BTTTT cấp ngày 05/11/2019

Diễn Đàn

  • Insight Vietnam
  • Chuyện thương trường
  • Quản trị
  • Hồ sơ Doanh nhân
  • Công nghệ
  • Phong cách

Dành cho thành viên

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Hợp tác Truyền thông

© 2020 VietnamBusinessInsider

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Đăng ký thành viên
  • Diễn đàn
    • Insight Vietnam
    • Chuyện thương trường
    • Quản trị
    • Hồ sơ Doanh nhân
    • Công nghệ
    • Phong cách
  • Thỏa thuận sử dụng

© 2020 VietnamBusinessInsider

Chào mừng bạn trở lại!

Login to your account below

Quên mật khẩu? Đăng ký

Tạo tài khoản mới

Fill the forms bellow to register

Trường bắt buộc. Đăng nhập

Lấy lại mật khẩu

Please enter your username or email address to reset your password.

Đăng nhập