Ngày 15/7/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc gặp trực tiếp với CEO Nvidia – ông Jensen Huang, và sau đó đã đưa ra quyết định gây bất ngờ: gỡ bỏ một phần lệnh cấm xuất khẩu chip AI sang Trung Quốc, cho phép Nvidia bán lại dòng chip H20, một phiên bản bị giới hạn sức mạnh nhưng vẫn phục vụ tốt cho các ứng dụng AI.

Điều đáng chú ý, quyết định này đến chỉ 3 tháng sau khi Mỹ siết mạnh xuất khẩu chip AI dưới thời Tổng thống Biden. Nó lập tức dấy lên nhiều đồn đoán về một “Grand Bargain” (Thỏa thuận thương mại lớn) đang âm thầm được xây dựng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Trump bất ngờ “gỡ rào” cho Nvidia: Tín hiệu cho một thỏa thuận thương mại lớn Mỹ - Trung?. Ngày 15/7/2025,  ...

Khởi đầu của một trục xoay chính sách công nghệ?

Trong những năm qua, Mỹ luôn tìm cách ngăn Trung Quốc tiếp cận công nghệ AI cao cấp, coi đó là vấn đề an ninh quốc gia. Tuy nhiên, quyết định “bật đèn xanh” lại cho Nvidia lần này cho thấy Trump đang chơi một ván cờ dài hơi:

Cho phép Trung Quốc tiếp cận một phần công nghệ, nhưng vẫn giữ lại "át chủ bài" là các dòng chip cao cấp nhất (như H100, H200).

Điều này giúp tạo ra sự lệ thuộc chiến lược, trong khi Mỹ vẫn giữ quyền kiểm soát chuỗi giá trị.

Thị trường hàng hóa: Dầu và kim loại phản ứng tích cực

Việc giảm căng thẳng thương mại thúc đẩy kỳ vọng về nhu cầu sản xuất công nghiệp phục hồi tại Trung Quốc – vốn là nước tiêu thụ lớn nhất thế giới nhiều mặt hàng:

Giá dầu Brent và WTI bật tăng 1,8% ngay sau tin tức do kỳ vọng nhu cầu phục hồi.

Giá đồng và nhôm cũng tăng nhẹ nhờ tín hiệu tích cực từ lĩnh vực sản xuất AI, data-center và các thiết bị liên quan.

Ngô, đậu tương cũng đã phục hồi trợ lại khi tình trạng My-Trung giảm căng thẳng.

Tác động đến đàm phán thương mại Mỹ – Trung

Đây có thể là một nước đi chiến lược trong ván bài đàm phán lớn hơn, nơi Mỹ dùng công nghệ như một “con bài trao đổi” để đàm phán các lợi ích khác như:

Giảm thâm hụt thương mại

Mở rộng nhập khẩu nông sản Mỹ

Kiểm soát chuỗi cung ứng toàn cầu

Nếu Bắc Kinh đáp lại thiện chí này bằng việc mở cửa thị trường, tăng nhập hàng hóa Mỹ, khả năng cao sẽ có một Thỏa thuận Thương mại Mỹ – Trung giai đoạn 2.0 ra đời vào cuối 2025.

Cơ hôi và thách thức với Việt Nam

➤ Cơ hội: Các công ty FDI trong lĩnh vực công nghệ (Samsung, LG, Foxconn tại Việt Nam) có thể đón thêm đơn hàng nếu chuỗi cung ứng mở rộng. Thị trường tài chính Việt Nam có thể được hưởng lợi gián tiếp từ dòng vốn vào châu Á nếu Mỹ – Trung giảm căng thẳng.

➤ Thách thức: Nếu Mỹ tăng tốc chuyển dịch chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, Việt Nam cần chuẩn bị nền tảng hạ tầng và nhân lực chất lượng cao để đón đầu làn sóng.

💎 Cơ hội đầu tư sản phẩm Đậu Tương

Giữa bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu nông sản để phục hồi ngành chăn nuôi và nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào dịp cuối năm, cùng với việc Mỹ – Trung có dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng thương mại khi chính quyền Trump cam kết thúc đẩy xuất khẩu nông sản – đậu tương đang trở thành một tài sản hàng hóa hấp dẫn.

1. Cầu mạnh từ Trung Quốc quay trở lại

Trung Quốc đã ký kết các thỏa thuận thương mại lớn với Mỹ và Indonesia, bao gồm cam kết nhập khẩu hàng triệu tấn đậu tương.

Theo USDA, Trung Quốc vẫn giữ 43,9 triệu tấn tồn kho, chiếm 36% toàn cầu – và đang chủ động tái nhập để bổ sung lượng hàng tồn tại cảng xuống thấp kỷ lục 2 năm.

2. Tồn kho giảm, kỳ vọng giá phục hồi

Tồn kho tại cảng Trung Quốc giảm còn khoảng 6,5 triệu tấn – thấp hơn mức trung bình 5 năm của Reuters, trong khi nhu cầu nghiền vẫn ở mức cao.

Thị trường đang trong quá trình tái thiết lập lại giá khi nguồn cung Mỹ bị điều chỉnh do điều kiện thời tiết.

3. Nguồn cung chịu ảnh hưởng từ biến động khí hậu & logistics

Các yếu tố như thời tiết khô hạn ở Midwest (Mỹ) hay tắc nghẽn vận chuyển tại Brazil đang tạo ra gián đoạn cung ứng tạm thời, hỗ trợ giá đậu tương tăng ngắn hạn.

4. Môi trường vĩ mô ủng hộ hàng hóa cơ bản

Trump bất ngờ “gỡ rào” cho Nvidia: Tín hiệu cho một thỏa thuận thương mại lớn Mỹ - Trung?. Ngày 15/7/2025,  ...

Biểu đồ khung ngày sản phẩm đậu nành

📊 Phân tích kỹ thuật & cơ hội đầu tư

Trên khung tuần, giá đậu tương đang tạo mô hình tích lũy tại vùng đáy dài hạn quanh mốc 1.020 – 1.030 ¢/bushel, tương đương vùng hỗ trợ năm 2006 khi điều chỉnh theo lạm phát.

Nến Marubozu và khối lượng gia tăng tuần qua cho thấy dòng tiền đầu cơ đang bắt đáy rõ ràng.

Vùng giá 10.x USD/bushel là vùng mua an toàn, kỳ vọng phục hồi về vùng 11.x – 12.x USD/bushel trong trung hạn khi yếu tố cung – cầu cân bằng trở lại.

Hiện tại ở Việt Nam, sản phẩm Đậu Tương đang được niêm yết và giao dịch hợp pháp qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), cho phép nhà đầu tư cá nhân:

Giao dịch T0 linh hoạt

Ký quỹ thấp (~70 triệu VNĐ/hợp đồng)

Mua bán hai chiều, chốt lời nhanh

Đây là thời điểm phù hợp để nắm bắt nhịp điều chỉnh của thị trường, đa dạng hóa danh mục đầu tư và đón đầu xu hướng phục hồi giá hàng hóa cuối năm 2025.