Nuôi dưỡng các mục tiêu chiến lược Content Marketing

Cũng giống như Performance Marketing, thương hiệu hoàn toàn có thể sử dụng Content Marketing để thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng hay doanh số bán hàng, tuy nhiên, khác với các hình thức marketing khác, các mục tiêu của Content Marketing cần được xây dựng và đáp ứng từng bước, từ đơn giản đến phức tạp, từ các yếu tố về cảm xúc cơ bản của người tiêu dùng đến các hành động cụ thể như mua hàng.

Bạn có thể bắt đầu với các mục tiêu chiến lược Content Marketing sau đây.

1. Xây dựng niềm tin với khách hàng hay đối tượng mục tiêu

Mặc dù được xem là một trong những mục tiêu cơ bản nhất, xây dựng niềm tin không vì vậy mà kém đi phần quan trọng. Rõ ràng là trước khi thực hiện bất cứ hành động nào, bạn cần phải biết người đối diện là ai và có đáng tin cậy để tương tác hay không.

Để có được lòng tin của khách hàng, các Content Marketer cần xây dựng từng phần nội dung nhỏ khác nhau trong từng giai đoạn khác nhau và phải:

+ Thấu hiểu những gì thương hiệu đang trao đổi với khách hàng.

+ Hiểu nhu cầu và nỗi đau của khách hàng.

+ Là chuyên gia về những gì mà khách hàng đang tìm kiếm.

Với những mục tiêu này, thương hiệu cần chứng minh cho khách hàng của họ thấy rằng họ là những nhà lãnh đạo tư tưởng, là chuyên gia thực sự về những gì mà họ đang bán (cung cấp) hay đơn giản là truyền tải đến khách hàng.

Theo một số nghiên cứu khác nhau, có đến hơn 70% người tiêu dùng có niềm tin với thương hiệu sau một tuần xem các nội dung mang tính giáo dục của thương hiệu (educational content).

Để có thể đo lường mức độ hiệu quả của nhóm mục tiêu chiến lược Content Marketing này, bạn có thể xem xét đánh giá các tín hiệu bên dưới.

+ Chất lượng nội dung.

+ Phản hồi, đánh giá, nhận xét, đề cập, các cuộc trò chuyện của khách hàng, v.v.

+ Khảo sát.

2. “Giáo dục” nhóm khách hàng mục tiêu

Mục tiêu này là về giá trị. Người làm Content Marketing cần cung cấp những nội dung thực sự mang tính giáo dục, giúp khách hàng mục tiêu học hỏi và phát triển chính bản thân họ. Cho đi luôn là con đường khôn ngoan để xây dựng niềm tin.

Xây dựng ma trận content marketing xoay quanh nhóm khách hàng mục tiêu

Xây dựng ma trận content marketing xoay quanh nhóm khách hàng mục tiêu

Để đạt được mục tiêu này, bạn cần tự hỏi mình những câu hỏi dưới đây:

+ Nội dung này có hữu ích không (có giá trị cho khách hàng hay người đọc không) – hay chỉ đơn giản là tập trung vào việc bán hàng?

+ Nếu chủ đề mà bạn đang chia sẻ dựa trên một từ khóa nào đó, thì bạn có đang đáp ứng được mục đích tìm kiếm cho từ khóa đó hay không? Bạn có hiểu ý định tìm kiếm của khách hàng là gì không?

+ Nội dung của bạn có cung cấp đủ thông tin hay ít nhất là đề cập đến những phần quan trọng nhất của chủ đề hay không?

+ Người viết có tiến hành nghiên cứu khách hàng không hay chỉ đơn giản là viết theo cảm nhận chủ quan của cá nhân?

+ Nội dung có gì khác biệt (USP) không?

Ví dụ, khi bạn đọc bài viết này từ Bách Khoa Center, bạn khó có thể tìm thấy nội dung tương tự ở các website khác, đó là dấu hiệu của sự khác biệt.

3. Xây dựng những mối quan hệ bền vững

Mục tiêu cuối cùng trong nhóm các mục tiêu cơ bản cần có của chiến lược Content Marketing đó là xây dựng nên những mối quan hệ có ý nghĩa với khách hàng.

Nếu bạn thường xuyên theo dõi các tin tức marketing từ Bách Khoa Center bạn thấy rằng, xây dựng cộng đồng nơi khách hàng cảm thấy thuộc về là ưu tiên chiến lược hàng đầu của marketing trong 2023 và xa hơn nữa.

Và các mối quan hệ có ý nghĩa chính là sợi dây liên kết khách hàng với thương hiệu. Để đạt được mục tiêu này, bạn cần quan tâm đến:

Tính minh bạch: Đối với bất kỳ mối quan hệ nào, dù là cá nhân với cá nhân hay khách hàng với doanh nghiệp, mọi thứ cần phải rõ ràng, không che đậy.

Tương tác lại: Bất kể bạn đang tương tác với khách hàng ở đâu, là trên website hay các nền tảng mạng xã hội, hãy tương tác với họ thường xuyên.

Thể hiện độ tin cậy của thương hiệu: Giành được lòng tin của khách hàng không thể được thực hiện thông qua lời nói. Bạn cần làm một điều gì đó.

Mục tiêu chiến lược Content Marketing mang tính định hướng hành động

Nếu 3 mục tiêu ở trên chủ yếu tập trung vào yếu tố cảm xúc và kết nối đơn giản ban đầu, các mục tiêu tiếp theo dưới đây hướng đến các hành động cụ thể của khách hàng.

Content Marketing vẫn là chiến lược đánh thẳng vào tâm lý khách hàng tốt nhất

Content Marketing vẫn là chiến lược đánh thẳng vào tâm lý khách hàng tốt nhất

4. Thúc đẩy lượng truy cập (traffic)

Một khi đã bắt đầu xây dựng chiến lược Content Marketing, bạn sẽ cần phải quan tâm đến lượng người dùng truy cập vào các nền tảng từ các nỗ lực của mình, dù là lượng truy cập tự nhiên từ SEO, từ các chia sẻ trên mạng xã hội, hay là từ quảng cáo.

Tuy nhiên, điều bạn cần quan tâm nhiều nhất không phải là có bao nhiêu người dùng truy cập mà là họ truy cập như thế nào (làm gì sau đó).

Để đạt được mục tiêu là traffic này, hãy cân nhắc thực hiện những việc sau:

+ Thấu hiểu những gì khách hàng cần từ nội dung: thông tin gì, giải pháp nào?

+ Nghiên cứu các từ khóa liên quan đến những nỗi đau của khách hàng.

+ Tối ưu hoá nội dung theo hướng giáo dục và xây dựng lòng tin.

5. Gia tăng lượng khách hàng tiềm năng

Dù là người làm Content Marketing hay Digital Marketing, bạn hiển nhiên là quá quen thuộc với khái niệm khách hàng tiềm năng, hay còn được gọi là Lead.

Vì là những mục tiêu gần cuối cùng (và quan trọng nhất) của chiến lược Content Marketing, khi này bạn cần ít nhất là một người dùng hay khách hàng tiềm năng sẵn sàng nhận tư vấn hay thậm chí là mua hàng trực tiếp.

“Làm Marketing thì phải bán được hàng” và câu nói này cũng không ngoại lệ với các hoạt động tiếp thị nội dung, để có ngân sách làm marketing, bạn cần có khách hàng.

Để đạt được mục tiêu này, hãy tiếp tục tạo ra những nội dung có giá trị cao:

6. Thúc đẩy doanh số bán hàng cũng nên là mục tiêu quan trọng của các chiến lược Content Marketing

Tiếp nối với mục tiêu là khách hàng tiềm năng, sự thật là mặc dù tuỳ thuộc vào từng ngành hàng khác nhau, tỷ lệ chuyển đổi bán hàng từ khách hàng tiềm năng đến doanh số bán hàng là khác nhau, trong thực tế con số này rất thấp.

Điều này có nghĩa là ngay cả khi thương hiệu có nhiều khách hàng tiềm năng, nó không đồng nghĩa với việc doanh số bán hàng sẽ được cải thiện hoặc tăng lên (hiệu quả). Đây cũng là lý do doanh số và khách hàng tiềm năng được tách ra thành 2 mục tiêu khác nhau, trong đó, doanh số quan trọng hơn.

Một lần nữa, bạn phải nhớ rằng, bạn không nên thúc đẩy doanh số bán hàng trực tiếp từ các hoạt động Content Marketing hay tiếp thị nội dung, bạn cần từng bước xây dựng và nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng.

7. Xây dựng lòng trung thành với khách hàng

Dựa trên một lý thuyết “cũ rích” trong marketing đó là bạn có thể mất nhiều hơn đến 3-5 lần chi phí để tìm kiếm một khách hàng mới so với việc giữ chân khách hàng cũ, bạn thấy rằng, lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty) quan trọng đến mức nào.

Giữ chân khách hàng, khiến khách hàng không thể rời bỏ thương hiệu là mục tiêu không thể thiếu của các chiến lược Content Marketing.

8. Truyền cảm hứng cho lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu là mục tiêu cuối cùng của Content Marketing

Nếu việc tăng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu là mục tiêu của bạn, thì bạn phải luôn tìm cách tạo ra những khoảnh khắc bất ngờ thông qua nội dung.

Bạn có thể:

+ Tôn vinh khách hàng: Giới thiệu các câu chuyện của khách hàng và tận dụng cơ hội đó để gây ảnh hưởng lên khách hàng khác. Storytelling là thuật ngữ dành cho bạn.

+ Xây dựng những nội dung hài hước thú vị.

+ Chia sẻ các nội dung do người dùng tạo ra (User-generated Content): Đưa hình ảnh của khách hàng vào thương hiệu.

+ Tặng phiếu giảm giá hoặc các chương trình khuyến mãi cho nhóm khách thân thiết hoặc những khách hàng thực hiện một số hành động cụ thể nào đó (ví dụ như gamifications).

+ Khiến khách hàng cảm thấy họ luôn được chú ý và là một phần không thể thiếu của thương hiệu là ưu tiên hàng đầu.

Chọn mục tiêu chiến lược Content Marketing của bạn một cách khôn ngoan

Cuối cùng, đừng chỉ bám víu vào những mục tiêu hay các chỉ số cố định. Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn hay bối cảnh kinh doanh (thị trường) khác nhau, thương hiệu cần biết ưu tiên các mục tiêu khác nhau dù đó là từ quảng cáo hay từ Content Marketing.

Với các mục tiêu đã đặt ra, bạn đã sẵn sàng xây dựng từng phần còn lại của chiến lược nội dung của mình. Đây là lúc bạn cần hành động.

Theo dõi Bách Khoa Center để nhận thêm nhiều kiến thức được cập nhật mới nhất !

Bách Khoa Center với đội ngũ chuyên viên có nhiều kinh nghiệm, cập nhật liên tục kiến thức về thị trường, cam kết giúp doanh nghiệp bạn tạo nên những chiến dịch hiệu quả nhất, với mức chi phí tốt nhất. (Liên hệ ngay)

Bách Khoa Center hỗ trợ định hướng, xây dựng chiến lược, xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp, xây dựng hệ thống AI hỗ trợ quản trị và phân tích dữ liệu doanh nghiệp – Chúng tôi tự hào là đối tác toàn diện đáng tin cậy và chuyên nghiệp!

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ & TRUYỀN THÔNG BÁCH KHOA – BÁCH KHOA CENTER

Hotline: 0901963689 – 0365668650

+ Website: www.bachkhoacenter.com

+ E-mail: bachkhoacenter.official@gmail.com

+ Fanpage: @Bachkhoacenter.official

Nguồn bài viết: Bách Khoa Center